Phân Loại Công Ty Chứng Khoán - Luận án

Phân loại công ty chứng khoán

1. Theo tính chất sở hữu

Để tiến hành kinh doanh, công ty chứng khoán được thành lập dưới các hình thái doanh nghiệp khác nhau. Với mỗi loại hình thái của công ty chứng khoán có những ưu, nhược điểm nhất định. Loại hình công ty chứng khoán được thành lập phổ biến trên thế giới gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Bài viết khác:

  • Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thuế
  • Các nghiên cứu về ý định nghỉ việc của người lao động trong ngành…
  • Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu
  • Tự chủ tài chính ở các bệnh viện công lập
  • Điều kiện thực hiện phân cấp quản lý đầu tư công của chính quyền…
  • Đầu tư công là gì? Khái niệm đầu tư công
  • Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu công bố thông tin bắt buộc, tự…
  • Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu ngân hàng
  • Ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
  • Các thước đo tăng trưởng kinh tế

a*. Công ty hợp danh: gồm hai hoặc ba người trở lên cùng góp vốn để tiến hành kinh doanh, trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh ngoài ra còn có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp.

Với hình thái doanh nghiệp này, công ty chứng khoán sẽ có được bộ máy tổ chức gọn nhẹ do số lượng thành viên ít, mức độ phân quyền có tính ổn định và công ty có độ tin cậy cao vì thành viên hợp danh là những người có trình độ, uy tín.

Tuy nhiên, công ty sẽ bị hạn chế về khả năng huy động vốn vì với hình thái này, công ty không được phép phát hành bất cứ chứng khoán nào và thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty.

Với đặc điểm pháp lý như trên, loại hình công ty hợp danh thường phù hợp với loại hình kinh doanh tư vấn đầu tư vì hoạt động này đòi hỏi nhân viên hành nghề phải có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cao. Hơn nữa, do đặc thù của hoạt động tư vấn là tính trách nhiệm cao nên bên cạnh việc đảm bảo trách nhiệm về chất lượng tư vấn còn ràng buộc trách nhiệm vật chất một cách vô hạn.

b*. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Là một doanh nghiệp trong đó gồm từ hai thành viên trở lên cùng tham gia góp vốn, thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Hình thái này có ưu điểm hơn hình thái hợp danh ở chỗ (1) Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trên cơ sở số vốn góp; (2) huy động vốn đơn giản và linh hoạt hơn; và (3) đội ngũ quản lý năng động hơn không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.

Bên cạnh đó, hình thái công ty TNHH cũng có một số hạn chế trong vấn đề chuyển nhượng vốn góp hay việc tăng giảm số lượng thành viên cũng như công cụ được phép sử dụng để tăng thêm vốn, cụ thể:

+ Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện ưu tiên theo thứ tự ưu tiên cho các thành viên hiện hữu của công ty trước sau đó mới đến các cá nhân, tổ chức ngoài công ty.

+ Việc tăng hay giảm số lượng thành viên cũng bị hạn chế bởi các qui định pháp luật và sự chấp thuận của các thành viên hiện hữu trong công ty.

+ Công ty không được phép phát hành cổ phiếu để tăng thêm vốn

Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của công ty chứng khoán

Với ưu điểm trên, loại hình công ty này được thành lập phổ biến hơn loại hình công ty hợp danh.

c*. Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông của công ty. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tối thiểu là ba người và không hạn chế tối đa. Đây là loại hình doanh nghiệp có ưu điểm nổi trội hơn hẳn hai hình thái doanh nghiệp nêu trên, cụ thể: (1) là loại hình doanh nghiệp duy nhất được phép huy động vốn bằng cổ phiếu, do đó khả năng tăng thêm vốn cho quá trình kinh doanh dễ dàng hơn; (2) sự tồn tại của công ty là liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông; (3) rủi ro mà cổ đông gánh chịu được hạn chế ở mức nhất định trên cơ sở số vốn góp; (4) việc chuyển đổi quyền sở hữu được thực hiện dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu theo pháp luật qui định; (5) hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơn hai loại hình công ty trên.

Tuy nhiên, đối với hình thái doanh nghiệp này thì tính ổn định về mặt tổ chức của công ty không cao bằng công ty TNHH.

Với các loại hình công ty khác nhau sẽ phù hợp với loại hình kinh doanh mà công ty chứng khoán tiến hành đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, với một công ty chứng khoán thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ thì loại hình công ty cổ phần là thích hợp hơn cả.

2. Theo nghiệp vụ kinh doanh

Một công ty chứng khoán tham gia trên thị trường có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động nghiệp vụ của một CTCK. Tuỳ theo loại hoạt động nghiệp vụ công ty chứng khoán tiến hành thực hiện mà CTCK có thể được xếp vào loại CTCK tổng hợp hay CTCK chuyên môn hoá.

a*. Công ty chứng khoán tổng hợp

Là công ty thực hiện tất cả các hoạt động nghiệp vụ của một công ty chứng khoán. Với hình thức CTCK tổng hợp, các hoạt động của công ty có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, để có thể trở thành CTCK tổng hợp đòi hỏi các CTCK phải có tiềm lực về tài chính, đội ngũ nhân viên giỏi và hệ thống cơ sở vật chất đủ mạnh để tiến hành một cách tốt nhất các hoạt động nghiệp vụ.

b*. Công ty chứng khoán chuyên môn hóa

Là công ty chứng khoán chỉ thực hiện một hoặc hai hoạt động nghiệp vụ. Với loại hình CTCK này thì các hoạt động mà CTCK tiến hành thực hiện phải là những hoạt động mà không dẫn tới xung đột về lợi ích giữa quyền lợi của khách hàng và quyền lợi của CTCK, ví dụ như hoạt động môi giới với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán hay hoạt động bảo lãnh phát hành với hoạt động tự doanh. CTCK chuyên môn hóa sẽ có bộ máy tổ chức gọn nhẹ hơn, qui mô vốn cũng thấp hơn CTCK tổng hợp và công ty có thể tập trung mọi nguồn lực để phát triển hoạt động của mình.

Phân loại công ty chứng khoán

Bài viết liên quan

Sự hình thành và phát triển công ty chứng khoán tín dụngTổng quan về hệ thống thanh toán Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty Chứng khoán Khái niệm về kiểm soát Giải pháp xây dựng quy trình tín dụng chuẩn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ khóa » Các Loại Hình Công Ty Chứng Khoán ở Việt Nam