PHÂN LOẠI LÁ CÂY DỰA TRÊN GỐC LÁ, NGỌN LÁ VÀ ... - Dược Liệu

PHÂN LOẠI LÁ CÂY DỰA TRÊN:

  • Sự phân nhánh của cuống lá
  • Hình dạng của phiến lá
  • Hình dạng gốc lá
  • Hình dạng ngọn lá
  • Hình dạng mép phiến lá

1. Hình dạng gốc lá

Phân loại lá cây theo hình dạng của gốc lá, có các loại sau:

  • Gốc lá hình tim với phiến lá giống hình trái tim, gốc lá tròn và lõm, và thuôn dần về phía ngọn lá;
  • Gốc lá hình thận có dạng giống quả thận, bề rộng lớn hơn bề dài và lõm ở gốc lá;
  • Gốc lá hình mũi tên có ngọn lá nhọn, gốc lá lõm sâu và mặt bên của gốc lá (tai) hướng vào phía trong;
  • Gốc lá hình mũi mác có hình mác với tai hướng ra ngoài;
  • Gốc lá hình khiên có hình khiên với cuống lá xuất phát tại chính giữa.

Phân loại lá cây

Trong đó: A. Gốc lá hình tim; B. Gốc lá hình thận; C. Gốc lá hình tên; D. Gốc lá hình mác.

Ngoài ra, còn có các loại lá không cân đối với hai bên lệch nhau; lá men theo thân có phiến lá mọc men theo một bên thân. Lá hợp sinh có phiến lá của hai lá mọc đối diện nối với nhau. Lá xuyên qua thân có thân mọc xuyên qua gốc phiến lá. Lá bọc lấy thân có phần gốc lá mở rộng và bao bọc một phần hoặc toàn bộ thân. Lá ôm lấy thân là lá không có cuống, gốc phiến lá bao bọc một phần thân.

Phân loại lá cây
Gốc lá đặc biệt

Trong đó: A. Gốc lá lệch; B. Gốc lá hợp sinh; C. Gốc lá xuyên qua thân; D. Gốc lá ôm lấy thân.

2. Hình dạng ngọn lá

Phiến lá có thể có các dạng ngọn lá như sau:

Phân loại lá cây
Hình dạng ngọn lá

Trong đó: A. Nhọn hoắt; B. Nhọn; C. Tù; D. Gai nhọn; E. Mũi nhọn; F. Nón cụt; G. Rộng đầu; H. Ngọn khía.

  • Ngọn lá nhọn với ngọn lá bóp nhọn ở đỉnh;
  • Ngọn lá tù với ngọn lá hơi bóp nhọn ở đỉnh;
  • Ngọn lá có gai nhọn to với ngọn lá kết thúc bằng lông hoặc râu cứng;
  • Ngọn lá có mũi nhọn với ngọn lá sắc và cứng;
  • Ngọn lá hình nón cụt với ngọn lá gần như bị cắt thành vuông;
  • Ngọn lá rộng đầu với ngọn lá tròn và hơi khía hình chữ V.
  • Ngọn lá có khía với ngọn lá lõm sâu hình chữ V

3. Hình dạng mép phiến lá

3.1. Mức độ nông sâu của vết khía ở mép lá

Trong tự nhiên, mép của phiến lá đơn và lá chét của lá kép có các hình dạng rất đa dạng. Tùy theo mức độ nông sâu của vết khía ở mép lá mà có các phân loại lá cây như sau:

Phân loại lá cây
Một số dạng mép lá

Trong đó: A. Nguyên; B. Quăn; C. Lượn sóng; D. Răng cưa; E. Răng cưa nhỏ; F. Răng cưa to; G. Khía tai bèo.

  • Lá nguyên với mép lá nhẵn, không bị cắt hay khía răng cưa;
  • Lá quăn với mép lá lượn sóng;
  • Lá lượn sóng với mép lá lượn sóng sâu hơn;
  • Lá khía răng cưa với mép lá khía răng như lưỡi cưa, đặc biệt các răng quay lên phía trên.
  • Lá khía răng cưa nhỏ với các răng cưa nhỏ và đều;
  • Lá răng cưa to với mép lá khía răng to hướng thẳng ra ngoài;
  • Lá khía tai bèo với vết khía răng hình con sò, răng tròn rộng.

3.2. Các dạng đối với các kiểu cắt ở mép lá sâu hơn

  • Lá rạch với mép lá bị cắt sâu bởi các răng không đều.
  • Lá thùy với mép lá cắt sâu không tới 1/4 phiến lá thành đường cong hoặc tam giác;
  • Lá chẻ với các thùy sâu tới 1/4 phiến lá gần vào gân chính;
  • Lá xẻ với mép lá xẻ sâu vào đến gân chính, gần giống lá kép.

3.3. Lá có gân hình lông chim và chân vịt

Đối với các lá có dạng gân hình lông chim; dạng lá chia thùy hay xẻ được mô tả như lá chia, thùy, chẻ và xẻ dạng hình lông chim. Tương tự như vậy đối với dạng lá gân hình chân vịt, thuật ngữ lá chia, thùy, chẻ và xẻ hình chân vịt cũng được sử dụng. Số lượng thùy được chia sẽ được gắn với tên loại lá, ví dụ như lá 3 thuỳ hình lông chim hoặc lá chẻ 3 hình chân vịt. Nếu số lượng thùy nhiều và hẹp, không đều, thì thường được gọi là lá chia thùy nhiều lần hình lông chim hoặc hình chân vịt.

Phân loại lá cây dựa trên hình dạng gốc lá, ngọn lá và mép phiến lá./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Từ khóa » Thuỳ Lá Là Gì