Phân Loại Một Số Nhóm Bò Sát Thuộc Họ Thằn Lằn Bóng (Scincidae ...
Có thể bạn quan tâm
Thằn lằn bóng (Scincdidae) và Nhông (Agamidae) là hai họ lớn trong lớp Bò sát (Reptilia) lần lượt với 1727 và 548 loài được ghi nhận trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, hiện nay Thằn lằn bóng có 65 loài và Nhông có 37 loài, phân bố khắp cả nước. Việc áp dụng trình tự DNA vào trong phân loại các loài thuộc hai họ này được thực hiện khá nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên, còn nhiều nhóm loài ở Việt Nam nói chung và ở phía Nam nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do đó, việc tiếp tục kết hợp đặc điểm hình thái và trình tự DNA để phân loại các loài trong hai họ này là rất cần thiết. Đề tài “Phân loại một số nhóm bò sát thuộc họ Thằn lằn bóng (Scincidae) và họ Nhông (Agamidae) ở phía Nam Việt Nam dựa trên dữ liệu trình tự DNA kết hợp với hình thái bên ngoài” được thực hiện với mục tiêu kết hợp dữ liệu hình thái và trình tự DNA để phân loại một số nhóm bò sát thuộc họ Thằn lằn bóng và họ Nhông có hình thái tương tự ở khu vực phía Nam.
Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 15 địa điểm khác nhau ở khu vực phía Nam để thu thập dữ liệu. Kết quả phân tích đặc điểm hình thái và trình tự DNA từ gen COI của các nhóm loài có hình thái tương tự nhau đã phát hiện được hai loài thằn lằn bóng mới cho khoa học. Đó là Thằn lằn phê-nô yersin (Sphenomorphus yersini) và Thằn lằn cổ bà rá (Scincella baraensis).
Thằn lằn phê-nô yersin được phát hiện và mô tả ở Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa. Chiều dài tổng thể từ đầu đến mút đuôi khoảng 15 cm, có màu nâu, sống ở tầng thảm mục trong rừng thường xanh. Đây là loài có hình dạng bên ngoài khá giống với thằn lằn buôn lưới (Sphenomorphus buenloicus). Tuy nhiên, kết quả phân tích trình tự DNA trong gene COI cho thấy hai loài này khác nhau đến gần 17%. Phân tích các đặc điểm hình thái, đặc biệt hình dạng ngọc hành, cũng cho thấy chúng là hai loài khác biệt.
Thằn lằn cổ bà rá được phát hiện và mô tả ở núi Bà Rá, tỉnh Bình Phước. Kích thước nhỏ, chiều dài từ mõm đến mút đuôi khoảng 10 cm, có màu nâu, sống ở tầng thảm mục trong rừng hoặc dưới lớp lá trụng trong rẫy đều. Loài này khá giống với các loài đã được biết đến. Tuy nhiên, kết quả phân tích trình tự DNA từ gene COI cho thấy quần thể ở núi Bà Rá khác với các loài cùng giống tối thiểu 16%. Chúng cũng tiến hóa theo một nhánh độc lập trên cây phát sinh chủng loại. Hình dạng ngọc hành và các đặc điểm hình thái khác của loài nãy cũng khác biệt với các loài đã biết.
Thằn lằn phê-nô yersin (Sphenomorphus yersini)
Thằn lằn cổ bà rá (Scincella baraensis)
Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp, sưu tầm và phân tích tất cả các loài thằn lằn phê-nô có ở phía Nam. Qua đó bổ sung dữ liệu phân bố và hình thái cho các loài hiếm gặp trong giống Sphenomorphus.
Từ những kết quả chính trên, đề tài đã công bố được 02 bài báo SCI-E và 01 bài báo trên tạp chí khoa học quốc gia. Thông tin chi tiết về các bài báo này như sau: - Nguyen, S.N., Nguyen, L.T., Nguyen, V.D.H., Orlov, N.L. & Murphy, R.W. (2018) A new skink of the genus Sphenomorphus Fitzinger, 1843 (Squamata: Scincidae) from Hon Ba Nature Reserve, southern Vietnam. Zootaxa, 4438, 313–326. - Nguyen, S.N., Nguyen, V.D.H., Nguyen, L.T. & Murphy, R.W. (2020) A new skink of the genus Scincella Mittleman, 1950 (Squamata: Scincidae) from southern Vietnam. Zootaxa, 4868, 423–434. - Le, M.V., Nguyen, L.T., Vo, B.D., Murphy, R.W., Nguyen, V.D.H. & Nguyen, S.N. (2020) A review of the genus Sphenomorphus Fitzinger, 1843 (Squamata: Scincidae) in southern Vietnam, with additional data on S. sheai and S. tridigitus. Science & Technology Development Journal, 23, 470–478.
Về đào tạo, đề tài đã góp phần đào tạo 01 thạc sĩ ở trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
Đề tài “Phân loại một số nhóm bò sát thuộc họ Thằn lằn bóng (Scincidae) và họ Nhông (Agamidae) ở phía Nam Việt Nam dựa trên dữ liệu trình tự DNA kết hợp với hình thái bên ngoài”, mã số: ĐLTE00.09/18-19 thuộc chương trình Hỗ trợ cán bộ khoa học trẻ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, viện Sinh học Nhiệt đới là cơ quan chủ trì và TS. Nguyễn Ngọc Sang làm chủ nhiệm. Với những đóng góp có ý nghĩa về mặt học thuật nêu trên, ngày 13/4/2021 Hội đồng nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã họp nghiệm thu và đánh giá đề tài đạt loại Xuất sắc.
Nguồn tin: TS. Nguyễn Ngọc Sang, viện Sinh học Nhiệt đới Xử lý tin: Phương Hà
Từ khóa » Các Loài Thằn Lằn
-
Thế Giới động Vật: Những Loài Thằn Lằn Kỳ Dị Nhất Trần đời
-
Thằn Lằn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Loại Thằn Lằn - Động Bò Sát
-
Top 5 Loài Thằn Lằn Cảnh Dễ Nuôi Cho Người Mới Chơi
-
Top 5 Loài Thằn Lằn Cảnh Dễ Nuôi Cho Người Mới Chơi - Dog Cat Family
-
Khám Phá Cực Bất Ngờ Về Các Loài Thằn Lằn Bóng
-
Loài Thằn Lằn Nào Phun Máu Từ Mắt Tử Chiến Với Kẻ Thù? - Tiền Phong
-
Phân Loại Thằn Lằn Là Gì?
-
Thằn Lằn Armadillo, Loài Rồng Bên Ngoài đời Thực - Genk
-
Loài Thằn Lằn Có Thể đổi Giới Tính Trong Bụng Mẹ - VnExpress
-
Thằn Lằn - Tam Hiệp PestMaster - Diệt Côn Trùng
-
Khám Phá Bốn Loài Thằn Lằn Mới ở Việt Nam - Báo Người Lao động
-
[ẢNH] Kỳ Lạ Loài Thằn Lằn Có Thể Bay Như Rồng