Phân Loại Nội Soi Tiêu Hóa Bằng ống Soi Mềm Và Lưu ý | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm là giải pháp giúp bạn kiểm soát được tình trạng sức khỏe bên trong dạ dày đại tràng. Có mấy cách nội soi với ống soi mềm? Cần lưu ý gì trước khi tiến hành nội soi tiêu hóa? Theo dõi phần giải đáp ngay trong bài viết dưới đây:
Menu xem nhanh:
- 1. Nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm là gì?
- 2. Phân loại nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm
- 2.1. Nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm truyền thống
- 2.2. Nội soi dạ dày đường mũi
- 2.3. Nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm không đau
- 3. Lưu ý trước khi nội soi tiêu hóa cần nhớ
1. Nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm là gì?
Nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm là thủ thuật kiểm tra niêm mạc bên trong và đánh giá chức năng dạ dày đại tràng. Ống soi mềm có kích thước nhỏ dưới 1cm có gắn camera và đèn chiếu sáng trên đầu. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống soi này vào và thăm dò ống tiêu hóa của bệnh nhân. Camera sẽ thu hình ảnh bên trong và trình chiếu đồng thời lên màn hình. Bác sĩ sẽ quan sát các hình ảnh hiển thị trên đó và đưa ra những chẩn đoán về bệnh tật, tổn thương tiêu hóa nếu có.
Hiện nay nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Người bệnh có thể kiểm tra sức khỏe định kỳ, giải mã các triệu chứng bất thường và sàng lọc ung thư tiêu hóa sớm với phương pháp này.
2. Phân loại nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm
Có 3 cách nội soi dạ dày đại tràng với ống soi mềm khác nhau. Mỗi cách đều có những ưu nhược điểm riêng, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
2.1. Nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm truyền thống
Với phương pháp này, người bệnh sẽ tiến hành nội soi trong trạng thái tỉnh táo. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được từng chuyển động của ống soi mềm trong ống tiêu hóa cũng như theo dõi được quá trình nội soi. Người bệnh cũng có thể trò chuyện, lắng nghe bác sĩ tư vấn trong khi nội soi. Chi phí cho cách nội soi này cũng rất tiết kiệm.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ dành cho người có ngưỡng chịu đau tốt vì quá trình nội soi sẽ gây nhiều đau đớn khó chịu. Với nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào từ đường miệng, đi qua hầu họng vòm khẩu cái. Người bệnh sẽ thấy buồn nôn và có thể đau họng vài ngày sau khi nội soi xong. Với nội soi đại tràng, bệnh nhân sẽ thấy đau khó chịu nhất là khi ống soi đi qua những đoạn đại tràng gập góc.
2.2. Nội soi dạ dày đường mũi
Nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm đường mũi chỉ giúp kiểm tra sức khỏe bên trong dạ dày. Thay vì đưa ống nội soi vào bằng đường miệng, bác sĩ sẽ đưa qua đường mũi.
Điều này giúp giảm tối đa cảm giác buồn nôn, khó chịu vì ống soi không đi qua đáy lưỡi, vòm khẩu cái. Sau khi nội soi, bệnh nhân cũng không sợ bị đau họng, nhai nuốt khó khăn.
2.3. Nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm không đau
Đây là giải pháp “cứu cánh” cho người sợ đau, ngưỡng chịu đau ở mức thấp. Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê đường tĩnh mạch. Người bệnh đi vào giấc ngủ êm ái suốt quá trình soi và tỉnh dậy khi khâu nội soi hoàn tất, không hề cảm thấy đau hay khó chịu. Khi nội soi, bệnh nhân nằm im không cựa quậy nên tránh được việc xây xát tổn thương niêm mạc tiêu hóa. Trải nghiệm nội soi nhẹ nhàng, các bệnh lý tiêu hóa được phát hiện nhanh chóng sau 1 giấc ngủ ngon.
Phương pháp này ngày càng được nhiều người lựa chọn. Nhược điểm của nội soi tiêu hóa không đau đó là chi phí cao hơn. Ngoài ra có một số đối tượng như sau không nên nội soi tiêu hóa không đau:
– Người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, thiếu máu não.
– Bệnh nhân trĩ giai đoạn nặng.
– Người vừa trải qua phẫu thuật đường ruột hoặc vừ sử dụng phóng xạ vùng ổ bụng, vùng khoang chậu.
– Người có tiền sử bệnh động kinh, thần kinh…
3. Lưu ý trước khi nội soi tiêu hóa cần nhớ
Để quá trình nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm diễn ra thuận lợi, bạn cần đặc biệt chú ý những điều dưới đây:
– Vào ngày hôm trước khi nội soi: Người bệnh cần ăn thức ăn lỏng như cháo, súp, canh hầm,… Không ăn các món có màu đỏ như thịt bò, thanh long, dưa hấu, tiết canh…hay uống đồ uống có gas, nước có màu. Điều này giúp bác sĩ tránh được việc nhầm lẫn các tổn thương bên trong hệ tiêu hóa.
– Người bệnh nhịn ăn hoàn toàn ít nhất 6 tiếng trước khi tiến hành nội soi. Không uống nước trong khoảng 2 tiếng trước nội soi để tránh sặc nước lên phổi.
– Tiến hành làm sạch đại tràng bằng thuốc hoặc tháo thụt theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Uống thuốc tan bọt dạ dày và tan bọt đại tràng để bác sĩ có thể dễ dàng trong việc quan sát niêm mạc cơ quan tiêu hóa.
– Khi vừa nội soi xong, phòng trường hợp thuốc mê chưa tan hết, người bệnh không tham gia điều khiển phương tiện giao thông hoặc vận hành máy móc.
Trên đây là những thông tin về nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp nội soi phù hợp và luôn có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động bền bỉ.
Từ khóa » Nội Soi Có Mấy Loại
-
Nội Soi Là Gì? Có Mấy Loại Nội Soi Và Những Vấn đề Thường Gặp
-
Nội Soi Là Gì Và Những Câu Hỏi Liên Quan
-
3 Phương Pháp Nội Soi Dạ Dày Thường Gặp Là Những Loại Nào?
-
Nội Soi Dạ Dày Có Mấy Cách, được Thực Hiện Như Thế Nào? | Vinmec
-
Nội Soi đại Tràng: Quy Trình, Chi Phí, Nội Soi Có đau Không?
-
Nội Soi Dạ Dày: Gây Mê, Có đau Không, Quy Trình Nội Soi Bao Tử
-
[CHI TIẾT] Công Nghệ Nội Soi Dạ Dày Hiện đại Nhất Hiện Nay
-
Có Mấy Loại Nội Soi Dạ Dày Và Giá Cụ Thể Là Bao Nhiêu? | LILY
-
Thế Nào Là Nội Soi Dạ Dày
-
Nội Soi Là Gì? Có Mấy Loại Nội Soi Và Những Vấn đề Thường Gặp
-
Những điều Cần Biết Về “Nội Soi Tiêu Hóa Không Đau”
-
Máy Nội Soi - Thiết Bị Y Tế Thiên Phúc
-
Nội Soi Dạ Dày Phát Hiện 8 Bệnh Lý Cực Kỳ Nguy Hiểm
-
Nội Soi Dạ Dày Bao Nhiêu Tiền? Giá Nội Soi Tại Một Số Bệnh Viện Lớn