Phân Loại Sỏi Tiết Niệu

Phân loại sỏi tiết niệu có nhiều cách dựa vào: nguyên nhân hình thành sỏi; đặc điểm sỏi; thành phần hóa học sỏi. Mỗi cách phân loại chỉ đi về một khía cạnh; có ưu và nhược điểm riêng của nó.

Cách phân chia theo đặc điềm sỏi hay được áp dụng trong lâm sàng vì dựa vào đó có các chỉ định điều trị.

Tóm tắt nội dung chính

Bài viết “Phân loại sỏi tiết niệu” trình bày nhiều phương pháp phân loại sỏi tiết niệu dựa vào nguyên nhân hình thành, thành phần hóa học và đặc điểm của sỏi. Hai loại phân loại chính được đề cập bao gồm sỏi theo nguyên nhân hình thành (sỏi cơ quan và sỏi cơ thể) và sỏi theo thành phần hóa học (sỏi vô cơ và hữu cơ). Việc phân loại sỏi theo đặc điểm lâm sàng, vị trí và kích thước là rất quan trọng để đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp.

Điểm chính

  • Sỏi tiết niệu có thể được phân loại theo nguyên nhân hình thành gồm sỏi cơ quan và sỏi cơ thể.
  • Sỏi cơ quan hình thành do bệnh lý của hệ tiết niệu, trong khi sỏi cơ thể do rối loạn chuyển hóa.
  • Phân loại theo thành phần hóa học chia thành hai nhóm lớn: sỏi vô cơ và sỏi hữu cơ.
  • Sỏi vô cơ phổ biến hơn và bao gồm các loại như oxalat canxi, photphat canxi, và cacbonat canxi.
  • Sỏi hữu cơ gồm các loại sỏi urat, systin, và sỏi struvite liên quan đến nhiễm khuẩn.
  • Phân loại theo vị trí giúp nhận diện các loại sỏi thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
  • Kích thước sỏi có thể thay đổi đáng kể, từ vài mm đến hàng chục mm tùy vào vị trí.

I. PHÂN LOẠI SỎI THEO NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH

Theo nguyên nhân hình thành sỏi, một số tác giả như Guyon, Hamburger, Couvelawe chia sỏi tiết niệu làm hai loại:

1. Sỏi cơ quan (thứ phát)

Sỏi hình thành do các bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải của hệ tiết niệu. Các bệnh của hệ tiết niệu gây ứ đọng nước tiểu từ đó gây nhiễm khuẩn, gây sỏi tiết niệu, hay nói cách khác sỏi là thứ phát do các bệnh của hệ tiết niệu. Các bệnh đó thường là:

  • Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản.
  • Bệnh thận móng ngựa.
  • Hẹp khúc nốì niệu quản – bàng quang.
  • Bệnh phình to niệu quản.
  • Các túi thừa trên đường niệu.

2. Sỏi cơ thể (nguyên phát)

Hình thành do rối loạn chuyển hoá hoặc do điều kiện ăn ở hay khí hậu gây ra, trong đó tảng calci niệu hay gặp nhất là kết quả của tảng calci máu. Các bệnh đó thường là:

  • Bệnh gout, rối loạn chuyển hóa acid uric gây tảng nồng độ acid uric trong máu và nước tiểu.
  • Tăng calci niệu.

Một số tác già khác như Blandy không tán thành cách chia này, bởi vì theo ông các dị tạt đường niệu hay rối loạn chuyển hoá chỉ là những điều kiện thuận lợi để hình thành sỏi, do vậy sỏi cơ quan và sỏi cơ thể chỉ là một.

II. PHÂN LOẠI SỎI THEO THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

Có 2 nhóm sỏi chính: sỏi vô cơ và sỏi hữu cơ.

1. Sỏi vô cơ

  • Sỏi oxalat canxi: hay gặp mầu đen, gai góc cản quang rõ.
  • Sỏi photphat canxi: có mầu vàng nhạt hoặc trắng bẩn, dễ vỡ.
  • Sỏi cacbonat canxi: có mầu trắng như  mầu phấn, mềm dễ vỡ.

2. Sỏi hữu cơ

  • Sỏi urat: mầu trắng gạch cua, có thể không cản quang mềm và hay tái phát.
  • Sỏi systin: nhẵn, mầu vàng nhạt, mền hay tái phát.
  • Sỏi struvic: (amonium magnéium-phosphat) mầu vàng trắng, thường do nhiễm khuẩn đường niệu loại vi khuẩn Proteus.

Người Việt Nam gặp chủ yếu là sỏi vô cơ trong đó sỏi oxalat canxi chiếm > 80%, sỏi thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp đan xen giữa các thành phần hoá học.

III. PHÂN LOẠI SỎI THEO ĐẶC ĐIỂM

Đây là cách phân loại quan trọng nhất, hay được ứng dụng trong lâm sàng, vì dựa vào cách phân loại này có thể đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.

1. Vị trí của sỏi

Có thể gặp sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, với tỷ lệ:

  • Sỏi thận chiếm 40%.
  • Sỏi niệu quản chiếm 28%.
  • Sỏi bàng quang chiếm 26%.
  • Sỏi niệu đạo chiếm 4%.
  • Sỏi thận gồm: sỏi bể thận, sỏi đài thận, sỏi đài bể thận, sỏi san hô, sỏi bán san hô.

Trong sỏi niệu quản có thể chia nhỏ: sỏi NQ 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.

2. Số lượng

  • Không hạn định có thể từ một viên đến hàng trăm viên.
  • Sỏi niệu quản thường 1 viên, sau tán sỏi ngoài cơ thể có thể vài chục viên.

3. Kích thước sỏi

– Thay đổi tuỳ theo vị trí của sỏi trên đường tiết niệu. Kích thước có thể thay đổi từ vài mm đến vài chục mm.

– Sỏi NQ thường có kích thước nhỏ hơn sỏi bể thận.

4. Hình dạng sỏi

Rất đa dạng có một số hình dạng đặc biệt như:

– Sỏi thận hình sỏi san hô, hình mỏ vẹt.

– Sỏi NQ hình thuôn.

Thực tế trên lâm sàng, chúng ta thường phân loại sỏi tiết niệu theo thành phần hoá học của sỏi, khi đó sỏi tiết niệu được phân thành các loại thường gặp như sau:

  • Sỏi Canxi: Đây là loại sỏi phổ biến nhất, chiếm khoảng 70-80% các trường hợp sỏi tiết niệu. Sỏi canxi thường được tạo thành từ canxi oxalat hoặc canxi photphat.
  • Sỏi Axit Uric: Loại sỏi này chiếm khoảng 5-10% các trường hợp sỏi và thường gặp ở những người có chế độ ăn nhiều purin hoặc có tiền sử bệnh gút.
  • Sỏi Struvite: Sỏi struvite còn được gọi là sỏi nhiễm trùng, được tạo thành do sự kết hợp của amoniac, magie, và photphat, thường liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn.
  • Sỏi Cystine: Đây là loại sỏi hiếm gặp, chiếm khoảng 1% các trường hợp sỏi, thường gặp ở những người mắc bệnh cystin niệu – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ cystine của cơ thể.

Việc xác định thành phần hóa học của sỏi rất quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị và phòng ngừa phù hợp.

CÂU HỎI LIÊN QUAN

  • Sỏi tiết niệu có thể gây ra những biến chứng gì?
  • Làm thế nào để phòng ngừa sỏi tiết niệu hiệu quả?
  • Có những phương pháp điều trị nào cho sỏi tiết niệu?
Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:   0984 260 391 -   0886 999 115

Từ khóa » Các Loại Sỏi đường Tiết Niệu