Phân Loại Sóng điện Từ - Bkaii
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay hàng ngày hàng giờ chúng ta đều tiếp xúc với các loại sóng được sử dụng cho các thiết bị như điện thoại, vô tuyến, máy móc,… Mỗi loại sóng lại có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn phân loại các loại sóng điện từ nhé.
Sóng điện từ hay còn được gọi với cái tên bức xạ điện từ chính là sự kết hợp của dao động hiện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian. Khi lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng, thông tin và động lượng. Khi sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng 400 nm và 700nm và có thể nhìn thấy bằng mắt người ta gọi đó chính là ánh sáng. Sóng điện từ có thể được truyền với vận tốc ánh sáng và cũng bởi thế mà nhà toán học người Scotland có tên Fames Clerk Maxwell cho rằng chính ánh sáng là một loại sóng điện từ.
Việc phân loại sóng điện từ được căn cứ vào bước sóng. Hiện nay sóng điện từ được chia làm một số loại cơ bản như:
Sóng vô tuyến
Sóng vô tuyến chính là những bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng có bước sóng lớn hơn so với bước sóng của tia hồng ngoại. Bước sóng của sóng vô tuyến khoảng 10-3 m trở lên. Sóng vô tuyến được phát từ các máy phát sóng vô tuyến. Hiện nay sóng vô tuyến được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật thông tin liên lạc.
Tia hồng ngoại
Đây là những bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường và có bước sóng từ 7,5.10-7 m tới 10-3 m. Những vật liệu có nhiệt độ đều phát ra tia hồng ngoại, nhiệt độ càng cao thì tia hồng ngoại phát ra càng mạnh, mạnh nhất là các tia hồng ngoại có bước sóng 3,7 μm. Những vật nóng dưới 500oC thường được dùng để phát tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại bị hơi nước hấp thụ mạnh. Người ta thường sử dụng tia hồng ngoại với tác dụng nhiệt để sấy, sưởi,… Đôi khi tia hồng ngoại với việc tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại sẽ được dùng để chụp hình. Tia hồng ngoại có tần số 430 THz – 300 GHz với năng lượng photon trong khoảng 1,24 meV – 1,7 eV.
Ánh sáng
Ánh sáng chính là những bứa xạ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Áng sáng với mỗi màu sắc khác nhau sẽ tồn tại ở những bước sóng khác nhau. Ánh sáng đỏ: 0,76 – 0,64 μm, ánh sáng cam-vàng: 0,64 – 0,58 μm, ánh sáng lục: 0,58 – 0,495 μm, ánh sáng lam-chàm: 0,495 – 0,44 μm, ánh sáng tím: 0,44 – 0,4 μm. Nói chung lại sóng ánh sáng có bước sóng khoảng 4.10-7 tới 7,5.10-7 m. Ánh sáng được tạo ra bởi các vật phát ra ánh sáng nhìn thấy, các nguồn sáng. Ứng dụng của ánh sáng chủ yếu để chiếu sáng, trang trí, thí nghiệm,… Ánh sáng nằm trong tần số 790 THz - 430 THz, với năng lượng photon ở mức 1.7 eV - 3.3 eV.
Tia tử ngoại
Tia tử ngoại chính là những bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường có bước sóng nhỏ hơn 0,4 μm. Chúng có bước sóng nằm trong khoảng 10-9 – 4.10-7 m. Những vật có nhiệt độ rất cao đều phát ra tia tử ngoại. Thường những vật nóng trên 3000oC sẽ được dùng để tạo ra tia tử ngoại. Tần số của tia tử ngoại khoảng 30 PHz - 790 THz và mức năng lượng photon 3.3 eV - 124 eV. Tia tử ngoại bị thủy tinh, nước hấp thụ mạnh. Hiện nay tia tử ngoại được sử dụng với những ứng dụng mang đầy tính thực tiễn, chúng được sử dụng trong y học để chữa bệnh còi xương, được dùng trong công nghiệp để phát hiện khuyết điểm trên bề mặt sản phẩm.
Tia Roentgen (tia X)
Tia Roentgen là những bức xạ có bước sóng rất ngắn và không nhìn thấy bằng mắt thường. bước sóng nằm trong khoảng 10-12 – 10-9 m. Ở trong ống phát tia Roentgen: chùm tia cathode mang năng lượng cao đập vào đối âm cực, tương tác với hạt nhân nguyên tử và electron trong đối âm cực sinh ra tia Roentgen. Tia này có khả năng đâm xuyên đi qua kim loại khó khăn hơn là so với đi qua gỗ, giấy. Tia Roentgen có tác dụng lên kinh sảnh phát quang một số chất, ion hóa khí,… Tia Roentgen có tác dụng lớn trong chụp X quang trong y học, chúng cũng được dùng cho việc phát hiện khuyết tật bên trong các vật đúc. Tia Roentgen có tần số 30 EHz - 30 PHz với năng lượng photon 124 eV - 124 keV.
Tia gamma
Đây chính là những bức xạ có bước sóng rất rất ngắn chỉ khoảng < 10-12 m. Tia gamma là năng lượng được giải phóng từ sự phá hủy các liên kết giữa những nucleon trong hạt nhân. Tia gamma có khả năng đâm xuyên, đi qua kim loại dễ hơn tia X, có tác dụng lên kính ảnh, phát quang một số chất, ion hóa khí,… Tia gamma được sử dụng trong chiếu xạ khử trùng thực phẩm.
Xem thêm:
- Các mô hình của mạng không dây
- Ứng dụng của sóng điện từ: sóng radio
- Những hiểu biết cơ bản về sóng điện thoại di động
- Khái niệm, tính chất và ứng dụng của vi sóng
Trên đây là một số đặc điểm của các loại sóng điện từ. Hi vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các loại sóng với những bước sóng khác nhau. Có thắc mắc gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Từ khóa » Tia Hồng Ngoại Có Bước Sóng Lớn Hơn So Với Sóng Vô Tuyến
-
Chọn Câu đúng. Tia Hồng Ngoại Có: A. Bước Sóng Lớn ... - Khóa Học
-
Tia Hồng Ngoại Có: Bước Sóng Lớn Hơn So Với ánh Sáng Nhìn Thấy
-
Chọn Câu đúng.Tia Hồng Ngoại Có:A. Bước Sóng Lớn Hơn So Với ánh ...
-
Chọn Câu đúng. Tia Hồng Ngoại Có: A. Bước Sóng ...
-
Tia Hồng Ngoại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chọn Câu đúng. Tia Hồng Ngoại Có A. Bước Sóng Lớn Hơn So Với ánh ...
-
Thang Sóng điện Từ. Các Loại Bức Xạ - Vật Lý Lớp 12 - Baitap123
-
Tia Hồng Ngoại Là Gì? Ứng Dụng Của Tia Hồng Ngoại Trong Cuộc Sống
-
Tia Rơnghen Cócùng Bản Chất Với Sóng âm. Bước Sóng Lớn Hơn ...
-
7 Đề Thi Trắc Nghiệm Chuyên đề Tia Hồng Ngoại, Tia Tử Ngoại Và Tia X ...
-
Bài 28: Tia X - VOH
-
Tia Rơnghen Có Bước Sóng Lớn Hơn Bước Sóng Tia Hồng Ngo
-
Câu 42. Khi Nói Về Tia X, Phát Biểu Nào Sau đây Là Sai? A. Tia X Là ...
-
Tia X Và Thang Sóng điện Từ