Phân Loại Theo Nhóm Thực Phẩm Chức Năng - Pharmacity

Theo GS – TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam thì thực phẩm chức năng hiện đang được giới chuyên môn đánh giá là xu thế dinh dưỡng của thế kỷ bởi nó đáp ứng phần nào sự quan trọng về nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của con người trong cuộc sống hiện đại. Ngày nay, giới chuyên môn phân loại thực phẩm chức năng tùy theo bản chất, tác dụng hoặc nguồn gốc của chúng…

Phân loại các nhóm thực phẩm chức năng
Phân loại các nhóm thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm được dùng nhằm để hỗ trợ chức năng của các/nhiều bộ phận trong cơ thể người; có tác dụng dinh dưỡng; tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng cũng như giảm  nguy cơ gây bệnh.

TPCN thường được phân loại theo bản chất cấu tạo và tác dụng của chúng như sau:

Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất

Loại này rất phát triển ở các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật… như việc bổ sung iode vào muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào đường hạt, vitamin vào sữa, nước giải khát,… việc bổ sung này ở nhiều nước trở thành bắt buộc, được pháp luật hóa để giải quyết thực tế “nạn đói tiềm ẩn” vì thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu iode, vitamin A, sắt).

Ví dụ: Nước trái cây; Sữa bột bổ sung acid Folic, vitamin, khoáng chất. Bổ sung DHA, EPA,… vào sữa, thức ăn cho trẻ…

Nhóm thực phẩm chức năng dạng viên

Là nhóm phong phú đa dạng nhất. Nó có nhiều dạng bào chế như: dạng viên nang, viên nén, viên sủi, chứa các hoạt chất sinh học, vitamin và khoáng chất. Ví dụ: C sủi; Viên tăng lực.

Các loại thực phẩm chức năng chống ôxy hóa do các viên có chứa hoạt chất sinh học từ thảo dược; Thực phẩm chức năng chống ung thư, lão hóa…

Nhóm thực phẩm chức năng :“không béo”, “không đường”, “giảm năng lượng”

Thường gặp là: Nhóm trà thảo dược, nhóm này được sản xuất/ chế biến nhằm hỗ trợ giảm cân, phòng chống rối loạn một số chức năng: sinh lý, thần kinh, tiêu hóa,… để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng…

Nhóm thực phẩm chức năng các loại nước  tăng lực, giải khát

Được nhà sản xuất bào chế, chế biến nhằm bổ sung năng lượng, các vitamin và khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể dục thể thao, lao động nặng nhọc…

Nhóm thực phẩm chức năng giàu chất xơ

Là các polysaccharide không phải là tinh bột, nó là bộ khung; giá đỡ của các mô/ tế bào thực vật và có sức chống đỡ với các men tiêu hóa. Chất xơ có tác dụng: nhuận tràng, chống được táo bón, ngừa được ung thư đại tràng. Bên cạnh đó chất xơ còn có vai trò đối với chuyển hóa cholesterol cũng như phòng ngừa nguy cơ suy vành, sỏi mật, làm tăng cảm giác no và giảm bớt cảm giác đói do đó góp phần trong việc giảm cân, giảm béo, giảm đái đường.

Nhóm thực phẩm chức năng:

Các chất tăng cường chức năng đường ruột bao gồm xơ tiêu hóa sinh học (Probiotics) và tiền sinh học (Prebiotics) đối với hệ vi khuẩn cộng sinh ruột già:

  • Các vi khuẩn cộng sinh (hay còn gọi là Probiotics) sống trong cơ thể, có lợi cho vật chủ nhờ cải thiện hệ vi khuẩn nội sinh. Các vi khuẩn này kích thích chức phận miễn dịch bảo vệ của cơ thể. Nhóm thực phẩm chức năng loại này thường được chế biến từ chế phẩm sữa, tạo sự cân bằng vi sinh trong đường ruột.
  • Các Prebiotics – các chất như Oligosaccharide ảnh hưởng tốt đến vi khuẩn ruột làm cân bằng môi trường vi sinh và cải thiện sức khoẻ. Các thực phẩm chức năng loại này tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển, giúp cải thiện sức khoẻ.

Synbiotics: Là do sự kết hợp Probiotics và Prebiotics. Synbiotics kết hợp tác dụng của vi khuẩn mới và kích thích vi khuẩn của chính cơ thể.

Nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt:

Nhóm này dành cho các “đối tượng đặc biệt”, các nhóm đặc biệt này phải kể đến như: Thức ăn cho phụ nữ có thai; Thức ăn cho người cao tuổi; Thức ăn cho trẻ ăn dặm; Thức ăn cho vận động viên, phi hành gia; Thức ăn qua ống thông dạ dày; Thức ăn cho người cao huyết áp; Thức ăn cho người có rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: người bị Phenylketonuri, Galactosemie…; Thức ăn cho người đái đường; Thức ăn thiên nhiên: tỏi, trà xanh, các chất sinh học thực vật…

Ngoài cách phân loại như trên, ở một số nước còn có các cách phân loại khác nhau. IMC mong muốn được giới thiệu đến quý độc giả ở những bài viết tiếp theo.

Từ khóa » Các Loại Tpcn