Phân Loại, Thu Gom Và Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt - Cộng Đồng Xanh
Có thể bạn quan tâm
Việc thực hành phân loại rác thải đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Phân loại đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải.
Hướng dẫn phân loại và thu gom rác thải y tế
1. Phân loại rác tại nguồn
1.1. Phương pháp phân loại rác tại nguồn
Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình.
Cách nhận biết như sau: – Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây,…. – Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…), các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng)…. Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn
1.2. Vì sao phải phân loại rác tại nguồn
– Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến; – Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm; – Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường; – Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
2. Phương pháp thu gom rác thải
– Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy:
Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost).
– Thu gom rác khó phân hủy + Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.
+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.
Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,….
Thùng rác thu gom và phân loại rác thải tại nguồn.
Thùng phân loại rác tại nơi công cộng
Xem đầy đủ các loại thùng đựng rác
3. Các phương pháp xử lý rác thải
+ Chôn lấp hợp vệ sinh:
Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau:
Sơ đồ phân loại rác
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Đây công nghệ đơn giản và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn.
+ Thiêu đốt:
Quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.100C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển.
Các nước phát triển còn sử dụng nhà máy đốt rác để phát điện, biến rác thành nhiên liệu có ích. Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại.
+ Chế biến rác thải thành phân compost:
Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost dùng trong nông nghiệp.
• Quy mô chế biến tập trung: Rác được phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo phân vi sinh. Thành lập nhà máy chế biến phân compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành tương đối cao.
• Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ dễ phân hủy được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân vườn. Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất.
Nguồn: Tổng hợp
Từ khóa » Tái Chế Chất Thải Sinh Hoạt
-
Cách Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Gia Đình Hiệu Quả Nhất
-
[PDF] QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT - Hepza..vn
-
TP.Yên Bái: Tỷ Lệ Chất Thải Rắn Sinh Hoạt được Tái Chế đạt Trên 60%
-
[PDF] CÔNG TÁC PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN
-
Biến Rác Thải Sinh Hoạt Thành Những Sản Phẩm Hữu ích
-
Phát Triển Thị Trường Tái Chế Chất Thải Rắn Sinh Hoạt - Bộ Xây Dựng
-
Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Tại Sao Lại Phải Phân Loại Rác Tại Nguồn?
-
Nhiều Giải Pháp Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt
-
Đồng Bộ Giải Pháp Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt
-
Hướng Dẫn Về Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Nguồn
-
Nâng Cao Trách Nhiệm Phân Loại Rác Thải Sinh Hoạt Của Hộ Gia đình ...
-
Hội Thi “Tái Chế Rác Thải Sinh Hoạt Thành Những Vật Dụng Có ích” Và ...
-
Khuyến Khích Tái Chế, Tái Sử Dụng Chất Thải Rắn Sinh Hoạt