PHÂN LOẠI VÀ ỨNG DỤNG KÍNH
Có thể bạn quan tâm
Người dùng có thể lựa chọn theo mục đích sử dụng của mình. Nhưng trước hết là phân loại kính:
* Phân loại kính theo mức độ truyền ánh sáng: kính trong suốt, kính trong mờ, kính mờ đục, kính phản quang, gương .
* Phân loại kính theo cấu tạo: kính thường, kính dán an toàn (2 hoặc 3 lớp kính dán với nhau), kính cường lực (kính tempered hay còn gọi là kính tôi để gia cường chịu lực cho kính).
* Phân loại theo mục đích sử dụng: kính lấy ánh sáng, kính vừa lấy ánh sáng vừa cách âm và cách nhiệt (kính hộp có 2-3 lớp kính, giữa các lớp kính là khí trơ cách âm và cách nhiệt), kính trang trí (kính màu, kính có hoa văn), kính làm vật dụng trong nhà...
Cách dùng
* Dùng kính làm cửa đi, cửa sổ, vách ngăn giữa trong và ngoài nhà: Chọn hướng nhà có tầm nhìn đẹp (vườn, núi, hồ, danh lam...) và nên mở rộng tối đa để đưa ánh sáng vào nhà và tạo điểm nhìn đẹp từ trong cho căn nhà. Khi đó, cửa hay vách ngăn kính đóng vai trò như một bức tranh thiên nhiên hấp dẫn và sống động.
Nếu điều kiện an ninh tốt, nên dùng kính khổ lớn và loại bỏ bớt hoa sắt bảo vệ, có thể dùng kính dán an toàn hoặc kính cường lực. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu VN, nếu mặt nhà hướng tây hoặc đông thì không nên mở rộng cửa, vách kính quá lớn để giảm ánh nắng nóng chiếu vào nhà, hoặc phải có biện pháp che nắng thích hợp.
* Dùng trên mái nhà: Áp dụng cho những trường hợp nhà có ít mặt thoáng, hoặc mặt thoáng đứng không đáp ứng đủ nhu cầu chiếu sáng tự nhiên. Mái kính sẽ lấy thêm được ánh sáng cho căn nhà, ví dụ như mái kính trên khu vực thang, trên khu vực thông tầng, trên giếng trời, trên tiểu cảnh trang trí... Mái nhà ở VN là mặt chịu nhiều ánh sáng và nung nóng nhất trong tất cả mặt của khối nhà, do đó khi sử dụng kính trên mái để lấy sáng cần lưu ý tính toán kích thước của mái kính cho phù hợp, tránh bị chói sáng hoặc bị hấp thụ nhiều nhiệt quá.
* Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: dùng làm bàn kính, giá kính... với ưu điểm là dễ lau chùi, cho ánh sáng truyền qua, không cản tầm nhìn, tạo cảm giác rộng rãi cho nhà. Nên sử dụng những đồ dùng kính này trong những căn nhà hoặc phòng có diện tích nhỏ
* Dùng làm sàn nhà: Một phần của sàn nhà như tầng lửng, hành lang, chiếu nghỉ, bậc thang... có thể dùng kính cường lực làm sàn nhà. Trường hợp này nên áp dụng đối với nhà mặt thoáng lấy sáng tự nhiên ít, không có giếng trời. Khi đó ánh sáng sẽ xuyên suốt từ mái nhà, qua các sàn tầng dưới để chiếu sáng cho nhà. Hoặc trường hợp này áp dụng với những căn nhà chật hoặc chiều cao tầng thấp, hoặc chủ nhà muốn có cảm giác khác lạ khi “chơi” sàn kính. Sàn kính có thể đặt trên bể cá ngầm dưới nền nhà, đặt trên một nền trang trí (tranh cát, sỏi...). Kính sử dụng làm sàn phải là kính cường lực, có thể dùng kính trong suốt hoặc kính mờ, tùy vào từng vị trí sử dụng.
* Dùng làm vách ngăn: là kết cấu ngăn chia nhẹ và linh hoạt, dùng để ngăn chia các phòng không có tính riêng tư để tạo cảm giác thoáng đãng, thân thiện hơn, hoặc để lấy sáng từ cửa sổ phòng này qua vách kính sang phòng khác thiếu ánh sáng. Kính còn được dùng rất nhiều làm vách cabin tắm đứng để ngăn nước giữa khu khô và khu ướt của phòng tắm, làm lan can cầu thang trong nhà chật hoặc làm lan can cho những bancông có hướng nhìn đẹp (lan can kính sẽ không làm cản tầm nhìn đẹp)
Những đặc tính vượt trội của kính dán an toàn:
Độ an toàn: Tăng tối đa độ an toàn, khi vỡ các mảnh kính vẫn bám chặt vào lớp film PVB và thường đứng nguyên trong khung, không gây nguy hại đến con người và tài sản, giảm hiện tượng đâm xuyên, tránh được việc con người và đồ vật bị rơi qua cửa sổ các toà nhà cao tầng.
Độ an ninh: Kính dán toàn có xu hướng chịu được tác động lớn. Trong các kết cấu nhiều lớp, kính dán an toàn có khả năng chống được đạn (Kính dán chống đạn), vật nặng hay những vụ nổ nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp, kính dán an toàn chịu được nhiều cú va đập mạnh trên cùng một điểm, nhằm chống đột nhập vào bên trong (Kính dán chống đột nhập).
Độ bền cao: Kính dán an toàn đặc biệt bền về màu sắc và chất lượng. Sẵn sàng đối chọi với điều kiện thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt và bền bỉ với các công trình hiện đại có giá trị sử dụng lâu dài.
Khả năng cách âm: Tính năng giảm âm của lớp film PVB đã khiến kính dán an toàn có khả năng cách âm, ngăn chặn tiếng ồn ngoài ý muốn từ các loại phương tiện giao thông và các loại tiếng ồn không mong muốn khác.
Điều khiển năng lượng mặt trời: Với việc lựa chọn các loại film PVB và kính có các gam màu khác nhau, kính dán an toàn có thể làm giảm cường độ ánh sáng, giảm việc truyền tải năng lượng Mặt trời, nhằm giảm việc dùng máy điều hòa nhiệt độ và luôn đảm bảo điều kiện sống tốt nhất.
Ngăn tia cực tím: Kính dán an toàn có khả năng ngăn chặn được tới 99% tia cực tím của ánh nắng Mặt trời, bảo vệ con người, vật dụng, vật trưng bày và hàng hoá.
Bảo vệ chống thiên tai: Kính dán an toàn có thể đóng vai trò ngăn ngừa thương vong hay thiệt hại cho con người và tài sản khi xảy ra bão, động đất hay các vụ nổ. Kính có xu hướng giữ nguyên trong khung khi chịu tác động.
Phẳng lý tưởng: Khi kết hợp dán ghép kính nổi phẳng với lớp màng film PVB tạo ra những sản phẩm kính dán với độ phẳng lý tưởng, mang đến cho người sử dụng hình ảnh trung thực khi nhìn thấu qua.
Sự thay thế hoàn hảo: Với nhiều đặc tính vượt trội và có tính thẩm mỹ cao, sử dụng kính dán an toàn là một xu hướng tất yếu trong cuộc sống hiện đại, dần thay thế hoàn toàn các ô cửa còn sử dụng các loại song sắt kém thẩm mỹ. Hơn nữa với không gian mở rộng hơn, đã hạn chế tối đa việc bám bụi, vì thế, công việc vệ sinh cửa cũng đơn giản hơn.
Đa dạng trong thiết kế kiến trúc: Kính dán an toàn có thể được ghép từ các loại kính có độ dày khác nhau, kích cỡ khác nhau, màu sắc khác nhau, đặc tính khác nhau (kính cường lực, kính phản quang, kính cản nhiệt...) và các loại film có độ dày, màu sắc đa dạng, thỏa mãn mọi yêu cầu khắt khe trong sử dụng kính kiến trúc.
Thông số kỹ thuật của sản phẩm kính dán an toàn
Độ dày tấm kính tiêu chuẩn : 3 mm - 19 mm
Độ dày lớp film PVB tiêu chuẩn: 0,38 mm;0,76 mm;1,52 mm;3,04 mm
Độ dày kính dán tối đa sau khi dán :80 mm
Màu sắc của lớp film PVB tiêu chuẩn
Không màu, xanh dương, xanh lục, màu đồng, màu xám, trắng mờ và trắng sữa ( có sẵn các màu và các kiểu đặc biệt theo các loại lớp lót VANCEVA)
Màu sắc của tấm kính nổi tiêu chuẩn
Không màu, xanh dương, xanh dương nhạt, xanh lục, màu đồng, màu xám, màu xanh đen.
Kích thước tối đa
2.500 mm(rộng) x 6.000 mm(dài)
Kích thước tối thiểu
100 mm(rộng) x 300 mm(dài)
Ghi chú:
Ngoài việc ghép các loại kính nổi thông thường. Kính dán dán an toàn còn có các kiểu kết hợp sau:
* Kính nổi không màu (Kính tôi cường lực/kính gia cường nhiệt).
* Kính nổi màu (Kính tôi cường lực/kính gia cường nhiệt).
* Kính nổi hấp thụ nhiệt (Kính tôi cường lực/kính gia cường nhiệt).
* Kính nổi phản quang (Kính tôi cường lực/kính gia cường nhiệt).
* Kính nổi phát xạ thấp Low - E (Kính tôi cường lực/kính gia cường nhiệt).
* Kính nổi hoa văn men sứ (Kính tôi cường lực/kính gia cường nhiệt).
Các kiểu kết hợp khác cũng được đáp ứng theo yêu cầu.
Từ khóa » Các Loại Kính Mờ
-
Kính Phun Cát Mờ Là Gì? Nên Lắp Kính Mờ Ở Những Vị Trí Nào?
-
[Báo Giá] Kính Cường Lực Mờ (Phun Cát) 1 Mặt Và 2 Mặt
-
So Sánh 2 Loại Kính Cường Lực Mờ - Vật Liệu Xây Dựng
-
Báo Giá Kính Cường Lực Mờ ( Phun Cát ) Đầy Đủ Các Loại
-
Kính Mờ Nhà Tắm: Các Mẫu Vách Ngăn Kính Mờ Phòng Tắm đẹp Nhất
-
Kính Mờ Mang Lại Không Gian Nội Thất Riêng Tư
-
Vách Ngăn Kính Cường Lực Mờ - Xây Dựng Việt Hưng
-
Mẫu Cửa Kính Cường Lực Phun Cát Mờ, Hoa Văn đẹp, Giá Cực Rẻ
-
Top 27+ Mẫu Và Báo Giá Cửa Nhôm Kính Mờ Đẹp, Chất Lượng
-
Kính Phun Cát Là Gì? Những Vị Trí Nên Lắp Kính Mờ Phu Cát
-
Báo Giá Kính Cường Lực Mờ 2022 & So Sánh Các Loại Kính Mờ Hiện Nay
-
Bảng Giá Kính Hoa Văn Các Loại - Phúc Đạt Door
-
Báo Giá Và Thi Công Kính Cường Lực Mờ Phun Cát Chuyên Nghiệp Giá Rẻ