Phần Lỏng Của đất Trồng Có Vai Trò Gì? - Toploigiai

Mục lục nội dung Vai trò giữ chất dinh dưỡng của đất trồngPhần lỏng của đất trồng có vai trò gì?Quá trình biến hóa xác hữu cơ trong đấtVai trò của chất hữu cơ và mùn trong đất

Vai trò giữ chất dinh dưỡng của đất trồng

a. Hấp phụ cơ học

- Hấp phụ cơ học là khả năng của đất có thể giữ lại vật chất trong tầng đất khi các vật chất này di chuyển tại những khe hở của đất. Tuy nhiên, hình thức hấp phụ cơ học cũng thể hiện ý nghĩa tiêu cực ở chỗ là các khe hở trong đất bị lấp dần do vô số hạt mịn bị rơi từ tầng trên xuống, khiến cho đất bị bí chặt.

b. Hấp phụ hoá học

- Hấp thụ hóa học là khả năng hấp phụ của đất gắn liền với việc làm cho một số chất trong đất từ dạng tan trở thành dạng kết tủa nằm lẫn trong phần rắn của đất. Quá trình này có tác dụng làm giảm nồng độ của một số chất độc dưới dạng ion trong đất nhưng nó cũng khiến một số chất dinh dưỡng bị đất giữ chặt, làm cây không hút được các chất dinh dưỡng đó.

c. Hấp phụ trao đổi

- Hấp thụ trao đổi là khả năng hấp phụ của đất được thực hiện thông qua quá trình trao đổi ion giữa keo đất với dung dịch đất. Nhờ đó, khi bạn bón phân cho cây thì một phần phân bón sẽ được đất giữ lại. Khi lượng dinh dưỡng trong dung dịch đất giảm dần thì phần dinh dưỡng được đất giữ sẽ từ từ chuyển vào dung dịch đất, để cung cấp cho cây trồng.

Phần lỏng của đất trồng có vai trò gì?

- Phần lỏng của đất trồng là nước trong đất. Phần nước này có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng. Cụ thể, rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây. Bất cứ một loại cây trồng nào cũng cần được cấp đủ nước mới sinh trưởng tốt. Chỉ cần thiếu nước trong một khoảng thời gian ngắn thì cây cũng có thể bị héo, chết khô.

Phần lỏng của đất trồng có vai trò gì?

Quá trình biến hóa xác hữu cơ trong đất

- Sự biến hóa xác hữu cơ trong đất là một quá trình sinh hóa học phức tạp, xảy ra với sự tham gia trực tiếp của vi sinh vật, động vật, oxy không khí và nước.

- Xác thực vật tồn tại trên mặt đất hoặc trong các tầng đất, trong quá trình phân giải chúng mất cấu tạo, hình dạng ban đầu và biến thành những hợp chất hoạt tính hơn, dễ hòa tan hơn.

- Một phần những hợp chất này được khoáng hóa hoàn toàn, sản phẩm của quá trình này là nước, một số khí và những hợp chất khoáng đơn giản, trong số đó có nhiều chất dinh dưỡng cho thực vật.

- Một phần được vi sinh vật dùng để tổng hợp protit, lipit, gluxit và một số hợp chất mới, xây dựng cơ thể chúng và khi chúng chết đi lại được phân hủy. 

- Phần thứ ba biến thành những hợp chất hữu cơ cao phân tử có cấu tạo phức tạp – đó là những hợp chất mùn. Những hợp chất mùn này lại có thể bị khoáng hóa.

- Như vậy xác hữu cơ trong đất chịu sự tác động của 2 quá trình song song tồn tại, tùy theo điều kiện đất, khí hậu, thành phần xác sinh vật mà một trong hai quá trình ấy chiếm ưu thế. Hai quá trình này là: quá trình khoáng hóa xác hữu cơ và quá trình mùn hóa xác hữu cơ.

Vai trò của chất hữu cơ và mùn trong đất

-  Với lý tính của đất: Chất hữu cơ và mùn có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết nối, bền vững từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ lý tính đất như chế độ nước (tính thấm và giữ ẩm tốt hơn), chế độ khí, chế độ nhiệt ( sự hấp thu nhiệt và giữu nhiệt tốt hơn) , chất hữu cơ và mùn giúp làm đất dễ dàng hơn và người ta có thể trồng trọt tốt cả nơi đất có thành phần cơ giới đất quá nặng hoặc quá nhẹ 

- Cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật và cây trồng

+ Chất hữu cơ chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng như N, P, K, S, Ca, Mg và các nguyên tố đa, vi lượng, đặc biệt là N. Vì vậy chất hữu cơ vừa cung cấp dưỡng chất thường xuyên, vừa là nơi dự trữ dinh dưỡng lâu dài cho cây trồng cũng như vi sinh vật trong đất.

+ Là nguồn cung CO2 lớn cho thực vật quang hợp.

+ Chứa một vài chất có hoạt tính sinh học như chất sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin,… kích thích sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ, nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào trễ rễ, tổng hợp dinh dưỡng…

- Duy trì và bảo vệ đất

+ Chất hữu cơ cung cấp một loạt hợp chất kháng sinh cho cây trồng chống lại sâu bệnh hại. Đất giàu mùn và chất hữu cơ là môi trường rất tốt để các vi sinh vật đất hoạt động.

+ Tăng cường hoạt động phân giải của vi sinh vật, là chất xúc tác cho sự phân giải thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

+ Cố định và hạn chế các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm khả năng ảnh hưởng của chất độc đối với thực vật.

Từ khóa » đất Trồng Có Vai Trò Gì Lớp 7