Phần Mềm ERP Cho Ngành Sản Xuất Là Gì? - TRG Blog

Quản lý nguồn lực của một tổ chức không hề dễ dàng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn. Làm thế nào để bạn có thể quản lý hết tất cả 10 nhà máy, 40 cơ sở phân phối, 1.500 mẫu sản phẩm, 8.000 nhân viên của mình; chưa kể các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp ở các nơi khác và toàn bộ kho hàng của doanh nghiệp.

Không những vậy, bạn còn đối mặt với vô vàn những câu hỏi khác trong quá trình vận hành doanh nghiệp của mình như:

  • Làm sao để nắm được thông tin chi tiết và khả năng kiểm soát, vận hành trên toàn doanh nghiệp?
  • Làm thế nào để cải thiện dịch vụ nhưng vẫn cắt giảm được chi phí?
  • Làm thế nào để tăng năng suất của nguồn nhân lực và máy móc?
  • Làm thế nào để đưa sản phẩm mới ra thị trường nhanh hơn?
  • Làm thế nào để tiến hành các cải tiến, thay đổi nhanh hơn đối thủ cạnh tranh của mình?
  • Liệu rằng hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp có đáp ứng và theo kịp các yêu cầu trên hay không?

Phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất là công cụ trợ giúp đắc lực, giúp bạn giải quyết tất cả các vấn đề trên.

Xem thêm: CIO của Ferrari chia sẻ về quá trình triển khai ERP

ERP cho ngành sản xuất

Phần mềm ERP là công cụ trợ giúp đắc lực cho doanh nghiệp sản xuất

Phần mềm ERP cho ngành sản xuất là gì?

ERP là từ viết tắt của Enterprise Resource Planning hay còn gọi là hệ thống hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp. Chỉ cần dựa vào tên gọi, chúng ta cũng có thể nắm được phần nào chức năng của phần mềm ERP.

Phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất là phần mềm ERP được thiết kế riêng, đáp ứng những yêu cầu riêng biệt dành cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Vậy, sự khác nhau giữa phần mềm ERP phổ thông và phần mềm ERP dành cho sản xuất là gì?

Phần mềm ERP phổ thông được thiết kế nhằm xử lý các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực phi sản xuất như dịch vụ, tài chính, bán lẻ, y tế... nhưng hệ thống này thiếu một số chức năng cần thiết để xử lý cho quy trình sản xuất cụ thể. Bạn có thể điều chỉnh tính năng của phần mềm ERP phổ thông nhưng sẽ tốn khá nhiều chi phí và thời gian để thực hiện và duy trì.

Demo: Giải pháp Infor ERP giúp Quản Trị Sản Xuất hiệu quả hơn như thế nào?

Trong khi đó, phần mềm ERP sản xuất được phát triển dành riêng cho lĩnh vực sản xuất nên được trang bị các tính năng thiết thực hơn, phù hợp đặc thù sản xuất hơn và giảm yêu cầu tùy chỉnh. Điều này đồng nghĩa rằng phần mềm sẽ xử lý nhanh hơn, quá trình hoạt động và duy trì tiết kiệm chi phí hơn.

Một ví dụ tiêu biểu về tính năng đặc thù của ERP cho ngành sản xuất là APS (Advanced Planning and Scheduling: Lập kế hoạch và điều độ nâng cao). APS có thể mô phỏng một cách chính xác sản lượng của doanh nghiệp bao gồm cả những ‘nút thắt cổ chai’ trong quy trình cung ứng và sản xuất. Kết quả đạt được là một kế hoạch sản xuất khả thihơn.

Infographic: Top 3 xu hướng công nghệ của phần mềm ERP thế hệ mới

Giải pháp ERP cho ngành sản xuất giúp giải quyết những vấn đề gì?

Giải pháp ERP cho sản xuất mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết gần như tất cả các thách thức kinh doanh đang tồn tại hiện nay. Cụ thể đó là:

  • Quản lý được chuỗi cung ứng phức tạp, yếu tố cấu thành phần lớn chi phí của sản phẩm. Qua đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí và thời gian giao hàng.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm tinh vi, những sản phẩm bao hàm nhiều thành phần độc nhất, không thay thế được. Không những vậy, doanh nghiệp có thể quản lý sản phẩm có cấu hình phức tạp trong suốt vòng đời.
  • Hỗ trợ nâng cao năng suất thông qua việc quản lý quy trình sản xuất, quản lý nguồn nhân lực, quản lý vật lực bao gồm nguyên vật liệu và tài sản của doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động của nhà máy để tăng sản lượng.
  • Giảm thiểu chi phí cho mảng công nghệ thông tin, loại bỏ các hệ thống rời rạc, quy trình phức tạp nên doanh nghiệp có thể cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết, đồng thời tăng hiệu quả của hệ thống CNTT.
Tải Case Study | Câu chuyện triển khai ERP thành công của Ferrari

Tại sao doanh nghiệp sản xuất cần chọn giải pháp ERP chuyên biệt

Hệ thống ERP cho doanh nghiệp sản xuất là chìa khóa để giải quyết rất nhiều vấn đề và mang lại những lợi ích vô giá. Có vô vàn lý do để giải thích vì sao một doanh nghiệp cần dùng đến phần mềm ERP cho sản xuất và sau đây là một vài lý do nổi bật:

  • Khi sản xuất phát triển, các hoạt động trở nên phức tạp hơn. Phần mềm ERP dành cho sản xuất sẽ tự động hóa tất cả các hoạt động kinh doanh, cung cấp kịp thời thông tin. Từ đó, nhà sản xuất có thể dễ dàng điều hướng các quy trình phức tạp, ngăn chặn tình trạng quá tải dữ liệu.
  • Bằng nguồn thông tin chính xác và kịp thời, phần mềm ERP sẽ giảm thiểu các chi phí hoạt động và chi phí hành chính. Nó cho phép nhà sản xuất chủ động hơn trong các hoạt động quản lý, ngăn chặn được sự gián đoạn và chậm trễ, hỗ trợ nhà sản xuất ra quyết định nhanh hơn.
  • Các hệ thống phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất hiện đại rất mạnh mẽ và linh hoạt, có thể điều chỉnh theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp. Không những vậy, hệ thống ERP còn thích ứng được với những thay đổi không ngừng của một doanh nghiệp đang trên đà phát triển.
  • Đầu tư cho hệ thống ERP là một khoản đầu tư mang tính lâu dài, giúp củng cố lợi thế cạnh tranh riêng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được thành công bền vững.
Đọc thêm: Infor CloudSuite Industrial - Cloud ERP cho ngành sản xuất

ERP cho doanh nghiệp sản xuấtPhần mềm ERP dành cho sản xuất là hệ thống chuyên dụng với những tính năng chuyên sâu

Những tính năng đặc thù của phần mềm ERP cho sản xuất

Bạn có thể sử dụng những tính năng sau đây của phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và sản xuất như:

  • Quản lý chuỗi cung ứng: đồng bộ hóa chuỗi cung ứng, quản lý vật tư và xuất nhập vật tư theo trình tự.
  • Quản lý khách hàng: xử lý mọi đơn hàng, cung cấp cái nhìn về toàn bộ vòng đời của đơn hàng, cải thiện các mối quan hệ và giảm thiểu chi phí phục vụ khách hàng.
  • Lập kế hoạch và tự động hóa quy trình sản xuất: lên kế hoạch từ sản xuất theo dự đoán, theo đơn hàng; tự động hóa một phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất; quản lý đầu ra đầu vào và nhiều khâu khác.
  • Tăng trưởng vô hạn: khả năng mở rộng rất lớn, thời gian triển khai nhanh, linh hoạt cho mọi quy mô doanh nghiệp…
  • Đưa ra các cảnh báo nếu truy vấn chi tiết sản phẩm bị gián đoạn.

Gửi yêu cầu demo ngay hôm nay để xác định giải pháp ERP phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Tải Demo Giải pháp ERP cho ngành sản xuất

Bạn có thể tải miễn phí e-book sau để tìm hiểu thêm về những xu hướng công nghệ ERP mới nhất hiện nay.

Xu hướng công nghệ của phần mềm ERP thế hệ mới

Từ khóa » Erp Sản Xuất Là Gì