Phần Mềm Máy Tính Là Gì? Tổng Hợp Toàn Bộ Kiến Thức Cơ Bản

  • Techblog
  • Kiến thức cơ bản
Phần mềm máy tính là gì? Tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản về phần mềm máy tínhBizfly Cloud165326-11-2018
Phần mềm máy tính là gì? Tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản về phần mềm máy tính

Phần mềm máy tính (Software) được viết tắt là SW hoặc S/W, có khả năng kết nối giữa người dùng và phần cứng của máy tính. Người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác và vận hành máy tính hiệu quả hơn. Để hiểu rõ hơn về phần mềm máy tính là gì và những cách đánh giá một phần mềm máy tính chất lượng hãy theo dõi bài viết viết được Bizfly Cloud chia sẻ dưới đây.

Phần mềm máy tính là gì?

Phần mềm máy tính - Software đôi khi còn được viết tắt là SW và S/W. Phần mềm máy tính là một tập hợp các hướng dẫn cho phép người dùng tương tác với máy tính, phần cứng hoặc thực hiện các tác vụ. Không có các chương trình phần mềm, phần lớn hoạt động của máy tính sẽ trở nên vô nghĩa. Ví dụ, không có phần mềm trình duyệt Internet, bạn sẽ không thể lướt web hoặc đọc bài viết này.

Trong khi đó, nếu thiếu đi hệ điều hành, trình duyệt sẽ không thể chạy trên máy tính. Ví dụ chương trình Excel sẽ được cài đặt từ một hộp chương trình phần mềm.

Sự khác nhau giữa phần cứng và phần mềm máy tính

Rất nhiều người vẫn chưa biết cách phân biệt sự khác nhau giữa phần mềm và phần cứng của máy tính. Để có thể ghi nhớ một cách dễ dàng nhất, hãy theo dõi bảng so sánh sau đây.

sự khác nhau giữa phần cứng và phần mềm máy tính

Sự khác nhau giữa phần cứng và phần mềm máy tính

Phần mềm được tạo ra như thế nào và cách thức hoạt động ra sao?

Phần mềm máy tính là gì? Tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản về phần mềm máy tính - Ảnh 2.

Một hay nhiều lập trình viên máy tính sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết hướng dẫn cho phần mềm biết phải hoạt động và thực hiện những nhiệm vụ gì. Sau khi hoàn thành, chương trình sẽ được biên dịch thành một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được.

Khi lưu một tài liệu, tệp đó có được tính là phần mềm không?

Khi bạn tạo hoặc chỉnh sửa một tệp trên phần mềm trong máy tính - ví dụ: tài liệu Microsoft Word hoặc hình ảnh Photoshop - tệp đó sẽ được xác định là "tài nguyên" hoặc "nội dung" được phần mềm sử dụng. Tuy nhiên, bản thân tập tin không được coi là "phần mềm" mặc dù nó là một phần thiết yếu được phần mềm sản xuất.

Phần mềm máy tính gồm những loại nào?

Để phục vụ cho các mục đích khác nhau, phần mềm máy tính được chia làm 3 loại như sau:

Phần mềm ứng dụng

Mỗi phần mềm ứng dụng sẽ sử dụng trực tiếp hệ thống máy tính để vận hành các chức năng phục vụ cho mục đích giải trí, học tập, làm việc.

Phần mềm hệ thống

Giúp quản lý sự hoạt động của các phần cứng máy tính, nhờ đó cung cấp các chức năng cơ bản cho mục đích người dùng hoặc sự ổn định của phần mềm ứng dụng.

Phần mềm hệ thống cũng được thiết kế nền tảng để phù hợp với các phần mềm ứng dụng. Bao gồm:

- Hệ điều hành (operating system)

Cung cấp các dịch vụ và tính năng, điều hành các phần mềm khác chạy "trên đỉnh" của chúng. Những thành phần cốt lõi chủ yếu của hệ điều hành bao gồm: Chương trình giám sát, bộ tải khởi động, vỏ và hệ thống

- Trình điều khiển thiết bị (driver)

Giúp vận hành hoặc điều khiển một loại thiết bị được cài trên máy tính. Mỗi thiết bị cần phải có một trình điều khiển riêng biệt và phải tương thích. Mỗi máy tính thường gồm nhiều thiết bị điều khiển cho sự hoạt động.

- Tiện ích (utility)

Đây là một tiện ích giúp hỗ trợ người dùng trong việc hỗ trợ bảo trì và chăm sóc máy tính giúp hoạt động ổn định và bền bỉ nhất.

Phần mềm độc hại

Đây là một dạng phần mềm đen khiến gây hại và phá hỏng máy tính. Phần mềm độc hại thường được các tội phạm công nghệ sử dụng, đôi khi những phần mềm độc hại lại chỉ giống như những trò đùa tới người dùng.

Bạn sử dụng phần mềm máy tính như thế nào?

Khi phần mềm được cài đặt trên ổ cứng máy tính, chương trình có thể sử dụng được vào bất cứ lúc nào khi bạn tìm chương trình trên máy tính. Trên máy tính cài đặt Windows, biểu tượng chương trình đcó trên Start Menu hoặc Start Screen, tùy thuộc vào phiên bản Windows đang sử dụng.

Bảo trì phần mềm máy tính

Sau khi phần mềm được cài đặt trên máy tính, bạn có thể sẽ cần phải update phần mềm để tìm ra các lỗi trong quá trình sử dụng. Sử dụng các bản vá lỗi phần mềm là cách phổ biến nhất để update một chương trình phần mềm. Sau khi update xong, bất kỳ sự cố nào có thể gặp phải trong chương trình sẽ không còn xảy ra nữa.

Một vài yếu tố đánh giá phần mềm máy tính chất lượng

Một phần mềm máy tính chất lượng cần có những yếu tố sau đây:

- Khả năng tiếp cận của phần mềm: Nếu phần mềm có thể tiếp cận được một số lượng lớn người dùng và khiến cho họ cảm thấy thoải mái trong quá trình sử dụng thì đây chính là một trong những tiêu chí để đánh giá tốt cho phần mềm đó.

- Mức độ phù hợp: Hệ điều hành, thiết bị, trình duyệt,... là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phù hợp hay còn gọi là khả năng tương thích của phần mềm đó.

- Sự hiệu quả: Một phần mềm máy tính chất lượng là không làm lãng phí tài nguyên, năng lượng, giúp người dùng tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc.

- Chức năng: Chức năng của phần mềm cần được cài đặt một cách linh hoạt giúp người dùng dễ dàng thực hiện những thao tác.

- Cài đặt: Có thể dễ dàng thực hiện các cài đặt trong nhiều môi trường khác nhau.

- Bảo trì: Khả năng sửa đổi phần mềm dễ dàng, các chức năng cũng như tính năng có thể cải thiện nhanh chóng.

- Tốc độ: Tốc độ nhanh là điều mà một phần mềm máy tính không thể thiếu.

- Di động: Có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác linh hoạt mà không cần mất nhiều thời gian.

- Khả năng bảo vệ: Phần mềm được bảo vệ an toàn trước những mối nguy hại từ bên ngoài môi trường.

- Dễ dàng sử dụng

Các ví dụ và một số loại phần mềm

Dưới đây là danh sách các phần mềm máy tính hay sử dụng có thể dùng cho văn phòng, đã được cài đặt trong máy tính với các ví dụ về các chương trình liên quan.

Cần lưu ý rằng mặc dù phần mềm được coi là một chương trình, nhưng phần mềm có thể là bất cứ "thứ gì" chạy trên một máy tính. Theo dõi bảng dưới đây để phân biệt phần mềm nào là một chương trình và phần mềm nào thì không.

Software

Ví dụ

Program?

Antivirus

AVG, Housecall, McAfee, và Norton.

C

Audio / Music

iTunes và WinAmp

C

Database

Access, MySQL và SQL

C

Các thiết bị Driver

Các driver máy tính

K

E-mail

Outlook và Thunderbird.

C

Game

C

Trình duyệt Internet

Firefox, Google Chrome và Internet Explorer.

C

Trình chiếu phim

VLC và Windows Media Player.

C

Hệ điều hành

Android, iOS, Linux, macOS và Windows.

K

Chương trình ảnh/ đồ họa

Adobe Photoshop và CorelDRAW.

C

Trình chiếu

PowerPoint

C

Ngôn ngữ lập trình

C , HTML, Java, Perl, PHP, Python và Visual Basic.

C

Simulation

Flight simulator và SimCity

C

Bảng tính

Excel

C

Tiện ích

Nén, dọn dẹp ổ đĩa, mã hóa, registry cleaner và trình bảo vệ màn hình.

K

Trình soạn thảo

Microsoft Word

C

>> Có thể bạn quan tâm: Top 7 phần mềm chống rootkit cho Windows

Tải phần mềm như thế nào?

Phần mềm có thể được mua tại các cửa hàng máy tính hoặc mua trực tuyến và được đóng gói trong hộp chứa bao gồm các đĩa (đĩa mềm, CD, DVD hoặc Blu-ray), hướng dẫn sử dụng, bảo hành và các tài liệu liên quan.

Các phần mềm miễn phí

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều chương trình phần mềm miễn phí có sẵn trên thị trường được chia thành các hạng mục khác nhau.

Phần mềm máy tính là gì? Tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản về phần mềm máy tính - Ảnh 1.

Các shareware hay phần mềm dùng thử là phần mềm cho phép người dùng một số ngày nhất định để thử phần mềm trước khi bắt buộc mua bản chính thức. Sau khi hết thời gian dùng thử, bạn sẽ được yêu cầu nhập mã hoặc phải đăng ký sản phẩm để có thể tiếp tục sử dụng.

Freeware hay phần mềm miễn phí là phần mềm bạn được sử dụng hoàn toàn miễn phí và không bao giờ yêu cầu bạn phải thanh toán, miễn là phần mềm đó không có các sửa đổi hay cải tiến gì.

Open source software hay phần mềm mã nguồn mở cũng tương tự như các phần mềm miễn phí. Tuy nhiên, không chỉ có phần mềm là miễn phí, mà các mã nguồn hay source code được sử dụng cũng được cung cấp miễn phí, cho phép mọi người đều có thể sửa đổi chương trình hoặc xem cách chương trình được xây dựng ra sao.

>> Tìm hiểu thêm: Phần mềm nguồn mở (Open-source Software) là gì?

Theo Bizfly Cloud tổng hơp

Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A7n_m%E1%BB%81m

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: phần mềm máy tínhSHAREFacebookTwitter
Bizfly Cloud

Bài viết liên quan

Ứng Dụng LMS Trong Đào Tạo Nhân Sự Ngành Làm Đẹp Và Thẩm Mỹ: Thách Thức Và Giải Pháp
Ứng Dụng LMS Trong Đào Tạo Nhân Sự Ngành Làm Đẹp Và Thẩm Mỹ:...
ArgoCD là gì? Thông tin chi tiết về ArgoCD
ArgoCD là gì? Thông tin chi tiết về ArgoCD
Vmmem là gì? Vai trò và cách sử dụng để tối ưu hóa hệ thống
Vmmem là gì? Vai trò và cách sử dụng để tối ưu hóa hệ...
Kibana là gì? Khái niệm, lợi ích và cách sử dụng hiệu quả
Kibana là gì? Khái niệm, lợi ích và cách sử dụng hiệu quả
DDL là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các câu lệnh trong SQL
DDL là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các câu lệnh trong SQL
Node mạng là gì? Khái niệm, phân loại và kiến trúc
Node mạng là gì? Khái niệm, phân loại và kiến trúc
CAA Record là gì? Tác dụng và cách cấu hình chi tiết
CAA Record là gì? Tác dụng và cách cấu hình chi tiết
LogRotate là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình hiệu quả nhất
LogRotate là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình hiệu quả nhất
Markdown là gì? Tại sao nên dùng cũng như cách sử dụng hiệu quả
Markdown là gì? Tại sao nên dùng cũng như cách sử dụng hiệu quả
SPF Record là gì? Khái niệm và cách hoạt động
SPF Record là gì? Khái niệm và cách hoạt động
OpenTelemetry là gì? Cách hoạt động và sử dụng
OpenTelemetry là gì? Cách hoạt động và sử dụng
DSS là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
DSS là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
IXP là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
IXP là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
Global Server Load Balancing (GSLB) là gì? Khái niệm và cách hoạt động
Global Server Load Balancing (GSLB) là gì? Khái niệm và cách hoạt động
C&C Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ngăn chặn tấn công
C&C Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ngăn chặn tấn công
Jump Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ưu nhược điểm
Jump Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ưu nhược điểm
Vuex là gì? Mục đích sử dụng và tại sao chúng ta lại cần đến nó
Vuex là gì? Mục đích sử dụng và tại sao chúng ta lại cần...
WebGL là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về WebGL
WebGL là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về WebGL
Multi-Tenant là gì? Cách hoạt động và ưu nhược điểm cần nắm rõ
Multi-Tenant là gì? Cách hoạt động và ưu nhược điểm cần nắm rõ
SQLite là gì? Những tính năng nổi bật và cách sử dụng
SQLite là gì? Những tính năng nổi bật và cách sử dụng
File .BAT là gì? Hướng dẫn tạo và sử dụng file batch đúng cách
File .BAT là gì? Hướng dẫn tạo và sử dụng file batch đúng cách
Sprint backlog là gì? Vai trò và cách sử dụng hiệu quả
Sprint backlog là gì? Vai trò và cách sử dụng hiệu quả
CIDR là gì? Khái niệm và cách hoạt động của CIDR?
CIDR là gì? Khái niệm và cách hoạt động của CIDR?
Categorical data là gì? Khái niệm, tính năng và ví dụ minh họa
Categorical data là gì? Khái niệm, tính năng và ví dụ minh họa
Makefile là gì? Hướng dẫn sử dụng Makefile một cách hiệu quả
Makefile là gì? Hướng dẫn sử dụng Makefile một cách hiệu quả
RTMP là gì? RTMP server là gì? Cách thiết lập máy chủ phát Video
RTMP là gì? RTMP server là gì? Cách thiết lập máy chủ phát Video
15 Lỗi thường gặp ở Server và cách khắc phục chúng
15 Lỗi thường gặp ở Server và cách khắc phục chúng
GPO là gì? Tìm hiểu chi tiết về Group Policy Object
GPO là gì? Tìm hiểu chi tiết về Group Policy Object
Nmap là gì? Các tính năng và cách sử dụng hiệu quả
Nmap là gì? Các tính năng và cách sử dụng hiệu quả
Redux Toolkit là gì? Tất tần tật kiến thức cho người mới bắt đầu
Redux Toolkit là gì? Tất tần tật kiến thức cho người mới bắt đầu Danh mục
  • Kiến thức cơ bản
  • Tin công nghệ
  • Dịch vụ Cloud Computing
    • Cloud Server
    • CDN
    • Load Balancer
    • Auto Scaling
    • Container Registry
    • Kubernetes
    • Call Center
    • Business Email
    • Simple Storage
    • VOD
    • VPN
    • Traffic Manager
    • Cloud VPS
    • Videos
  • Tin Tức
  • Security
  • Development
  • Q&A cùng Bizfly Cloud
    • Q&A về Bizfly Cloud Server
      • Thao tác kết nối tới server
      • Videos
    • Q&A về Bizfly Business Email
    • Videos
  • Case Study
  • Sys-Ops
  • Infographic
  • Thủ thuật
  • Tool support
  • Giải pháp doanh nghiệp
  • Chuyển đổi số
  • Software Engineering
  • Tính năng và sản phẩm mới 0
  • Videos
Hotline(024) 7302 8888-(028) 7302 8888Hỗ trợ kỹ thuậtsupport@bizflycloud.vnKinh doanh, CSKHsales@bizflycloud.vn

Từ khóa » Phần Mềm In Máy Tính