Phần Mềm Vẽ Mạch Điện Và Các Mạch Điện Công Nghiệp Cơ Bản

Sơ đồ mạch điện thường khá phức tạp, từ đó mà người ta đã dần có những phần mền để hỗ trợ vẽ mạch điện công nghiệp. Qua bài viết này, Điện Châu Á sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách đọc và một số mạch điện cơ bản hiện nay.

>>>> Xem thêm: Bảng Giá Điện Dân Dụng Mới Nhất

Mục lục bài viết

Toggle
  • Mạch điện công nghiệp là gì?
  • Phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp
  • Giới thiệu một số phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp
    • Phần mềm Autocad và Autocad Electrical vẽ mạch điện công nghiệp chuyên nghiệp
    • Phần mềm vẽ mạch điện Eplan
  • Giới thiệu sơ đồ mạch điện công nghiệp cơ bản hiện nay
    • Mạch khởi động động cơ KĐB 3 pha dùng khởi động từ đơn
    • Mạch điện mở máy động cơ điện ba pha có thử nháp
    • Mạch điện mở máy động cơ điện hai vị trí
    • Hãm động năng
    • Mạch mở máy động cơ lồng sóc qua cuộn kháng
    • Mạch khởi động sao – tam giác
  • Cách đọc sơ đồ mạch điện công nghiệp
    • Khái niệm sơ đồ mạch điện
    • Cách đọc sơ đồ mạch điện

Mạch điện công nghiệp là gì?

Mạch điện công nghiệp là một loại mạch được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện cơ, nhà máy, xưởng sản xuất,… và có chức năng truyền tải năng lượng đến các thiết bị công tác như động cơ, đèn chiếu sáng,…

Do nhu cầu sử dụng điện cao nên hệ thống mạch điện công nghiệp cần được xây dựng với cấu trúc kỹ thuật chặt chẽ, khắt khe để đảm bảo hiệu suất truyền tải và sử dụng điện cũng như đảm bảo an toàn. Mạch năng lượng có thể được sử dụng để tạo ra mạch tín hiệu để giúp điều khiển việc đóng cắt cũng như cung cấp năng lượng.

Mạch điện công nghiệp

Mạch điện công nghiệp

Phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp

Phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp là những phần mềm được dùng để hỗ trợ thiết kế các chi tiết ở trong mạch điện, phục vụ cho lên bản thảo, tu sửa hay bảo trì hệ thống mạch điện. Phần mềm này chứa nhiều chức năng có thể mô phỏng được hoạt động của sơ đồ mạch điện.

Giới thiệu một số phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp

Công nghệ ngày càng phát triển để đáp ứng được những nhu cầu của nhiều lĩnh vực. Trong ngành điện cũng vậy, có rất nhiều phần mềm được ra đời để hỗ trợ vẽ mạch điện một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

Phần mềm Autocad và Autocad Electrical vẽ mạch điện công nghiệp chuyên nghiệp

Đứng đầu trong những phần mềm thiết kế mạch điện, tủ điện thì không thể thiếu Autocad/ Autocad Electrical.

  • Autocad: Mạnh về khả năng sắp xếp bố cục của các thiết bị một cách thuận lợi từ đó mà tạo nên được những sơ đồ tủ điện chuyên nghiệp.
  • AutoCAD Electrical: Có khả năng vẽ sơ đồ mạch điện nhanh chóng, thêm vào các thiết bị đầu cuối và giúp chỉnh sửa những chi tiết thuận lợi
  • Chứa cả kho biểu tượng liên quan đến mạch điện đạt tiêu chuẩn, tự động gắn số dây và tái sử dụng bản thiết kế mạch đã có.

Phần mềm vẽ mạch điện Eplan

Đây là công cụ giúp vẽ các mạch điện đi dây ở các tủ điện cực mạnh. Phần mềm giúp cho việc đi dây trở nên dễ dàng, đánh số thứ tự các bản vẽ và lưu trữ, kiểm soát thuận tiện.

Phần mềm này hướng tới đối tượng sử dụng là những người mới bắt đầu, giúp thiết lập báo cáo và in ấn nhanh chóng. So với Autocad/ Autocad Electrical, phần mềm này yếu ở phần thiết kế Layuot.

Giới thiệu sơ đồ mạch điện công nghiệp cơ bản hiện nay

Dưới đây là tổng hợp những mạch điện công nghiệp cơ bản, tuy đây là những mạch không quá phức tập nhưng vẫn đem lại lợi ích về kinh tế và kỹ thuật.

>>>> Tham khảo: Thiết Bị Điện Là Gì? Thiết Bị Điện Gồm Những Gì?

Mạch khởi động động cơ KĐB 3 pha dùng khởi động từ đơn

Mạch khởi động động cơ KĐB 3 pha dùng khởi động từ đơn

Mạch khởi động động cơ KĐB 3 pha dùng khởi động từ đơn

Kí hiệu Tên gọi
L1, L2, L3, N  Kí hiệu các pha của dòng điện
CB Cầu giao
K11 Khởi động từ
OLD Rơ le nhiệt
Fuse Cầu chì

K11 có chức năng dùng hút các tiếp điểm cơ khí của khởi động từ cấp điện cho động cơ

OLD sẽ tự động ngắt khi mạch điện bị quá tải OLD

Mạch điện này sử dụng nguồn điện 1 pha 220VAC, hoặc sử dụng thiết bị nguồn 24VDC để đảm bảo an toàn (K11 được nối qua rơ le trung gian hoặc phải mua loại 24VDC).

Ưu điểm: có thể điều khiển được từ xa, an toàn và giúp an toàn trước những sự cố.

Nhược: Sơ đồ mạch khá phức tạp, chi phí cao.

Mạch điện mở máy động cơ điện ba pha có thử nháp

Mạch điện này khá giống với mạch điện khởi động động cơ 3 pha như ở trên. Một điểm khác đó là, trong mạch này chúng ta có sử dụng thêm bộ nút nhất liên động JOG (gồm 2 tiếp điểm thường mở và thường đóng nối liên động với nhau).

Vai trò của bộ nút bấm này là khi chúng ta tạo lực ấn liên tục thì động cơ khởi động và chạy, và ngược lại nếu khi không ấn thì động cơ dừng hoạt động.

Mạch điện mở máy động cơ điện ba pha có thử nháp

Mạch điện mở máy động cơ điện ba pha có thử nháp

Mạch điện mở máy động cơ điện hai vị trí

Mạch điện mở máy động cơ điện hai vị trí

Mạch điện mở máy động cơ điện hai vị trí

Hãm động năng

Hãm động năng

Trong đó:

Kí hiệu Tên gọi
CD Cầu dao đóng cắt mạch điện
MT/ MN Nút mở máy thuận/ mở máy ngược
D Nút ấn dừng hãm
T và N Công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược
BA/ CL Máy biến áp/ Bộ chỉnh lưu
H và RTZ Công tắc tơ và rơ le thời gian
RN Rơle nhiệt bảo vệ quá tải

Mạch mở máy động cơ lồng sóc qua cuộn kháng

Mạch mở máy động cơ lồng sóc qua cuộn kháng

Mạch mở máy động cơ lồng sóc qua cuộn kháng

Trong đó:

  • CD là cầu dao đóng cắt mạch điện
  • CC2, CC1 là cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển và mạch động lực
  • T, N là công tắc tơ khống chế chiều quay thuận và ngược
  • RTZ là rơ le thời gian khống chế quá trình khởi động
  • K1 là công tắc tơ nối cuộn dây stato hình sao
  • K2 là công tắc tơ nối cuộn dây stato hình tam giác
  • RN là rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ

Nguyên lý hoạt động:

  • Đầu tiên, cung cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển.
  • Để động cơ quay theo chiều thuận, nhấn công tắc tơ T để kích hoạt, tiếp điểm T(3-4) duy trì đóng và mở tiếp điểm T(7-8) để tránh tác động của công tắc tơ N.
  • Đồng thời, tiếp điểm T(2-9) được đóng để cung cấp điện cho rơ le RTZ.
  • Các tiếp điểm T khác trong mạch động lực cũng được đóng lại, cho phép động cơ khởi động theo chiều thuận thông qua cuộn kháng (với Umm < Uđm).
  • Sau khoảng thời gian chỉ định trước của RTZ, tiếp điểm thường mở của RTZ được đóng chậm và cấp nguồn cho công tắc tơ K.
  • Khi công tắc tơ K được kích hoạt, các tiếp điểm K trong mạch động lực bị đóng, cung cấp nguồn điện ba pha trực tiếp vào động cơ. Động cơ tiếp tục tăng tốc và hoạt động với Uđm.
  • Để đảo chiều quay của động cơ, nhấn công tắc tơ N để kích hoạt. Động cơ sẽ được kết nối vào lưới với thứ tự ngược lại của hai pha. Quá trình khởi động tương tự như khi quay theo chiều thuận.
  • Để dừng động cơ, nhấn nút D. Công tắc tơ T (hoặc N) và K mất điện, động cơ sẽ được ngắt khỏi nguồn điện và dừng tự do.

Mạch khởi động sao – tam giác

Khởi động sao – tam giác là một phương pháp thường được sử dụng để khởi động động cơ không đồng bộ có công suất trung bình.

Phương pháp này chỉ áp dụng được cho các động cơ với sơ đồ kết nối tam giác và mạch khởi động sao – tam giác chỉ hoạt động khi điện áp làm việc của động cơ phù hợp với mạng điện.

Mạch khởi động sao – tam giác

Mạch khởi động sao – tam giác

Trong đó:

  • CD là cầu dao đóng cắt của mạch điện.
  • CC1,CC2 lần lượt là cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển
  • D là các nút ấn dừng
  • MT, MN là mở thuận và mở ngựơc
  • T và N là công tắc tơ khống chế quá trình quay thuận và quay ngược.
  • RTZ là rơ le thời gian khống chế quá trình khởi động
  • K1 là công tắc tơ dùng để nối cuộn dây stato hình sao
  • K2 là CTT nối với cuộn dây stato hình tam giác
  • Đ là động cơ KĐB ba pha rôto lồng sóc
  • RN là rơle nhiệt giúp bảo vệ quá tải cho động cơ.

Nguyên lý hoạt động

  • Đầu tiên, đóng công tắc CD để cấp nguồn cho mạch. Để động cơ quay theo chiều thuận MT, nhấn công tắc tơ T để kích hoạt, các tiếp điểm T (3-4) và T(2-9) đóng để duy trì và cung cấp nguồn cho rơ le RTZ và công tắc tơ K1.
  • Các tiếp điểm T và K1 trong mạch động lực được đóng lại, cho phép động cơ khởi động theo chiều thuận với cuộn dây stator được kết nối theo hình dạng sao.
  • Sau thời gian được điều chỉnh của RTZ, tiếp điểm thường kín mở chậm RTZ (9-11) sẽ mở ra, khiến K1 mất điện và mở các tiếp điểm K1 trong mạch động lực.
  • Cùng lúc đó, tiếp điểm thường mở đóng chậm RTZ (9-13) sẽ đóng lại để cung cấp nguồn cho công tắc tơ K2.
  • Khi K2 được kích hoạt (có điện) tiếp điểm K2 (9-13) sẽ bị đóng lại để tự duy trì, mở tiếp điểm K2 (9-10) để ngắt nguồn cho RTZ và tiếp điểm K2 (11-12) sẽ mở ra để tránh tác động của công tắc tơ K1 khi RTZ mất điện.
  • Đồng thời, các tiếp điểm K2 trong mạch động lực được đóng lại, cho phép động cơ tiếp tục khởi động và hoạt động với cuộn dây stator được đấu theo hình dạng tam giác.
  • Để đảo chiều quay của động cơ, nhấn công tắc tơ N để kích hoạt. Động cơ sẽ được kết nối vào lưới với thứ tự đảo ngược của hai pha.
  • Quá trình khởi động tương tự như khi để quay theo chiều thuận.
  • Để dừng động cơ, nhấn nút D. Các công tắc tơ T (hoặc N) và K2 mất điện, động cơ sẽ bị ngắt kết nối với lưới điện và dừng tự do.

Cách đọc sơ đồ mạch điện công nghiệp

Khái niệm sơ đồ mạch điện

Đây là một trong những bản vẽ thiết kế hệ thống điện, những người thực hiện như kỹ sư hay thợ điện sẽ nhìn vào đó để biết các thông tin chức năng. Cũng từ sơ đồ mà có thể lắp ráp và thi công một cách hiệu quả và an toàn.

Cách đọc sơ đồ mạch điện

Để đọc được sơ đồ mạch điện công nghiệp trước hết ta phải hiểu được các kí hiệu có trên mạch điện mang ý nghĩa như thế nào. Từ đó, mới bắt đầu hiểu được sơ đồ mạch điện để tiến hành thi công.

Dưới đây là bảng các kí hiệu thường gặp trong sơ đồ mạch điện.

Bảng kí hiệu điện phổ biến

Bảng kí hiệu điện phổ biến

Cách đọc sơ đồ:

  • Đầu tiên, bạn cần đọc và rà soát các thông số về điện áp định mức để hiểu được mối quan hệ của nhiều bộ phận và thiết bị điện khác nhau có trong sơ đồ.
  • Tiếp theo, tìm hiểu về thông tin của từng bộ phận và thiết bị đó. Để hiểu được ý nghĩa, từ đó mới lắp đặt vào bản vẽ sơ đồ mạch điện.
  • Cuối cùng, xác định tính năng và vị trí đứng có hiệu quả của từng hệ mạch có trong toàn bộ sơ đồ căn cứ vào mạch điện đã vẽ.

Trên đây là những thông tin về mạch điện công nghiệp mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho việc thiết kế và đọc sơ đồ mạch điện để giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

>>>> Xem thêm: Thiết Bị Điện Dân Dụng Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Điện Dân Dụng Trong Đời Sống

Từ khóa » Phần Mềm Vẽ Mạch điện Eplan