Phân Suất Tống Máu Là Gì? Vì Sao Lại Quan Trọng Trong Suy Tim
Chỉ số phân suất tống máu EF (Ejection Fraction) là một chỉ số rất quan trọng trong điều trị suy tim. Dựa vào chỉ số EF có thể đánh giá chức năng tim của các bệnh nhân suy tim Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về ý nghĩa cũng như giá trị của chỉ số này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ phân suất tống máu EF là gì, cách tính và ý nghĩa của chỉ số phân suất tống máu.
Phân suất tống máu (EF) - chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng tim
Phân suất tống máu EF là gì?
Phân suất tống máu (EF) là một chỉ số được dùng để đánh giá chức năng tim. Chỉ số này thể hiện lượng máu thực tế được bơm ra khỏi tâm thất sau mỗi nhát bóp so với toàn bộ lượng máu chứa trong tâm thất trước đó.
Cách tính phân suất tống máu là: EF = (Thể tích cuối tâm trương - Thể tích cuối tâm thu) / (Thể tích cuối tâm trương) x 100%
Chỉ số EF phân suất tống máu có 2 loại: phân suất tống máu thất trái (LVEF) và phân suất tống máu thất phải (RVEF). Nhưng trên thực tế, khi nói đến EF người ta mặc định là nói về phân suất tống máu thất trái.
Làm thế nào để đo phân suất tống máu?
Có nhiều phương pháp đo phân suất tống máu như siêu âm tim, xạ hình tâm thất đồ hoặc đặt catheter vào tim. Trong đó siêu âm tim là phương pháp đo chỉ số EF thường dùng nhất.
- Siêu âm tim: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại sóng siêu âm, sau đó tái hiện lại hình ảnh của tim bên trong, từ đó xác định được các bệnh lý của tim và các chỉ số cần thiết. Siêu âm tim không chỉ giúp đo được EF mà còn xác định được nhiều chỉ số khác của tim như FS (phân suất co rút), dd (đường kính), dòng chảy qua van 2 lá (sóng e/a)
- Xạ hình tâm thất đồ: Hay còn gọi là MUGA scan. Đây là kỹ thuật sử dụng một loại camera và một chất phóng xạ đánh dấu để có thể tái hiện lại hình ảnh của trái tim.
- Đặt ống catheter vào tim: Kỹ thuật đo này sẽ dùng một ống dài, nhỏ và luồn từ đường mạch máu vào tim. Sau đó, một chất tương phản sẽ được tim vào tim và các kỹ thuật viên sẽ quan sát lượng chất thoát ra và dự đoán các chỉ số liên quan, trong đó có chỉ số EF.
Siêu âm tim giúp xác định chính xác phân suất tống máu EF
Ý nghĩa của chỉ số phân suất tống máu EF
Chỉ số phân suất tống máu EF được sử dụng để:
- Chẩn đoán suy tim: EF giúp bác sĩ sẽ xác định tình trạng rối loạn chức năng tâm thu và đánh giá được mức độ suy giảm chức năng thất trái do suy tim
- Đánh giá hiệu quả điều trị suy tim: Chỉ số EF tăng chứng tỏ các phương pháp điều trị hiện tại đang hiệu quả và ngược lại. Theo dõi sự thay đổi của chỉ số này vừa giúp cho bệnh nhân hiểu rõ tình trạng bệnh của mình, vừa là căn cứ để bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị.
- Sử dụng để phân độ suy tim: Dựa trên EF, suy tim được chia thành 2 loại: suy tim phân suất tống máu giảm (suy tim tâm thu) và suy tim phân suất tống máu bảo tồn (suy tim tâm trương). Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt.
Phân suất tống máu bao nhiêu là bình thường?
Theo hiệp hội tim mạch New York thì chỉ số phân suất tống máu ở người bình thường là trên 50%. Tuy nhiên theo số liệu của Viện tim mạch Việt Nam thì phân suất tống máu bình thường của người Việt Nam là vào khoảng 63 ± 7% - cao hơn chỉ số trung bình trên thế giới một chút.
Khi chỉ số EF ở mức độ bình thường thì tim vẫn đang thực hiện tốt chức năng bơm máu để đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp suy tim khi đo chỉ số EF vẫn bình thường. Những trường hợp này gọi là suy tim bảo tồn hay suy tim tâm trương.
TPCN Ích Tâm Khang đã được Viện 108 chứng minh có hiệu quả giúp tăng phân suất tống máu EF, giảm khó thở, ho, phù, mệt mỏi, đau ngực, giảm tần suất nhập viện do suy tim. Hãy gọi tới số 0983 103 844 để được tư vấn thêm về giải pháp này
Khi nào chỉ số EF được đánh giá là bất thường?
Phân suất tống máu bất thường khi thấp hơn hoặc cao hơn so với chỉ số EF ổn định. Cụ thể như sau:
Chỉ số EF ≤ 40%
Trường hợp này là một dấu hiệu của bệnh lý cơ tim hoặc của suy tim. Chỉ số này xuất hiện khi tim không còn đủ khả năng để cung cấp máu từ tim đến những bộ phận khác khắp cơ thể. Khi chỉ số EF ≤ 40% sẽ có một số triệu chứng đi kèm như bị khó thở, mệt mỏi, phù chân. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý thêm:
- Khi chỉ số EF trong khoảng 41 - 49% được đánh giá là cận thấp, đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tim bị tổn thương do một cơn đau tim nào đó. Những người suy tim nhưng có EF rơi vào khoảng này sẽ được gọi là suy tim với EF bảo tồn giới hạn.
- Khi EF còn ≤ 40%: Được chẩn đoán là suy tim với EF giảm (suy tim tâm thu)
- Khi EF < 35%: Có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tim có thể ngừng đột ngột bất cứ lúc nào và đe dọa tới tính mạng.
Chỉ số EF < 40% là dấu hiệu trái tim đang suy yếu
Chỉ số EF >75%
Đây là trường hợp phân suất tống máu cao và là dấu hiệu của bệnh lý ở tim ví dụ như trong bệnh cơ tim phì đại, máu ở tim sẽ bị tăng đột biến.
Chỉ số EF bất thường thường sẽ là một trong những dấu hiệu báo động rằng người bệnh đang gặp những bệnh lý về tim mạch. Khi đó, cần theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm như:
- Sưng hoặc phù tại chân, đặc biệt khu vực bàn chân, cẳng chân: Khi xuất hiện dấu hiệu này, có khả năng tim đang bị ứ dịch tại ngoại biên.
- Khó thở thường xuyên kể cả khi làm các công việc nhẹ nhàng.
- Mệt mỏi đi kèm.
- Nhịp tim nhanh bất thường.
Phải làm gì khi phân suất tống máu giảm?
Phân suất tống máu giảm có thể dẫn đến nhiều biến chứng suy tim nguy hiểm. Tuy nhiên, tùy theo mức độ giảm EF mà bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Sử dụng thuốc điều trị suy tim
Tùy thuộc vào tình trạng chỉ số phân suất tống máu giảm ở mức độ như thế nào, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc điều trị suy tim phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả cải thiện chỉ số EF tốt nhất.
Bổ sung sản phẩm hỗ trợ
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim có kiểm chứng như Ích Tâm Khang cũng là một giải pháp để cải thiện chỉ số phân suất tống máu. Thực tế, đã có nhiều người bệnh suy tim có chỉ số EF giảm nhờ sử dụng giải pháp này cùng thuốc điều trị đã phục hồi sức khỏe của mình. Dưới đây là chia sẻ của một trong nhiều người bệnh như thế.
Ông Nịnh (Thái Bình) chia sẻ cách phục hồi sức khỏe khi EF chỉ còn 20%
Hiệu quả cải thiện chỉ số EF của Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng tại bệnh viện 108 và đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada. Sản phẩm cũng được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành nên người bệnh có thể an tâm sử dụng.
Xem thêm: Ích Tâm Khang - sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch, suy tim
Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng, stress thường xuyên là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến chỉ số EF và làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch. Để có thể hạn chế, quản lý căng thẳng hiệu quả, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như:
- Tránh sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá hoặc những chất dễ gây kích thích thần kinh.
- Tập hít thở sâu và đều.
- Massage nhẹ nhàng bàn tay khoảng 60s.
- Ngủ đủ giấc (7 - 8 tiếng/ngày).
Tập thể dục vừa sức đều đặn
Để cải thiện được chỉ số phân suất tống máu, người bệnh nên tập thể dụng khoảng 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Những môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội, những môn thể thao nhẹ nhàng khác như yoga, thiền...
Trong quá trình tập luyện nên lưu ý:
- Không nên tập ngay với cường độ cao mà nên bắt đầu chậm và tăng dẫn.
- Tạo thói quen tập vào 1 thời điểm nhất định trong ngày.
- Nên uống 1 cốc nước trước, trong và sau khi tập.
- Dành 5 phút để khởi động trước khi tập luyện và thư giãn sau giờ tập. Tuyệt đối không đột ngột ngồi, đứng yên hoặc nằm.
Đặc biệt, khi bạn thấy các dấu hiệu của việc luyện tập quá sức như khó thở không nói được hết câu, bị chóng mặt, váng đầu, đau ngực, nhịp tim không đều, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi lạnh... bạn cần phải tạm dừng vận động. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
Đi bộ là bài tập tốt cho bệnh nhân có phân suất tống máu giảm
Ăn uống khoa học, lành mạnh
Điều quan trọng để có thể cải thiện khi chỉ số phân suất tống máu EF bị giảm chính thà thực hiện chế độ ăn hạn chế muối. Người bệnh không nên dùng quá 2g muối/ngày.
Ngoài ra, cần hạn chế những loại thực phẩm có thể làm cholesterol tăng trong máu như các sản phẩm từ sữa, các loại thịt màu đỏ, trứng gà… Thay vào đó nên ăn thêm cá, thịt nạc và chế biến bằng các cách luộc, hấp và bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều kali, magnesium như chuối, bơ, bông cải xanh, trái cây,...
Xem thêm: Bệnh suy tim nên ăn gì? Chế độ ăn cho từng giai đoạn
Sự thay đổi của chỉ số phân suất tống máu EF có thể khiến bạn lo lắng. Thế nhưng, hãy giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng các lời khuyên kể trên. Tin rằng, bạn sẽ sớm cải thiện được phân suất tống máu và có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Tham khảo: Hội tim mạch Việt Nam
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Từ khóa » Công Thức Ef
-
Phân Suất Tống Máu (EF) – Chỉ Số Quan Trọng Trong Chẩn đoán Suy Tim
-
Ef Là Gì? Công Thức, Phương Pháp đo Và Ý Nghĩa ... - DINHNGHIA.VN
-
[PDF] KHUYẾN CÁO VỀ LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG TIM BẰNG SIÊU ÂM ...
-
Ef Là Gì? Công Thức, Phương Pháp đo Và Ý Nghĩa Của Chỉ ... - VietAds
-
Ef Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Top 15 Công Thức Tính Ef - Interconex
-
Ef Là Gì? Công Thức, Phương Pháp đo Và Ý Nghĩa Của Chỉ Số Ef
-
Phân Suất Tống Máu (EF) – Chỉ Số Quan Trọng Trong Chẩn ...
-
Ý Nghĩa Của Chỉ Số Ef Là Gì ? Công Thức, Phương Pháp Đo Và Ý ...
-
Chỉ Số EF Trong Siêu âm Tim Nói Lên điều Gì? - Bệnh Viện Vinmec
-
Chỉ Số Phân Suất Tống Máu EF Trong Siêu âm Tim Là Gì? | Medlatec