Thứ ba, 03/12/2024, 05:22 Phân thích đoạn thơ: Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du 2020-08-29T21:44:29+07:002020-08-29T21:44:29+07:00Kiệt tác “Truyện Kiều” của nhà thơ Nguyễn Du ra đời vào thế kỉ XIX và nhân vật trung tâm xuyên suốt của tác phẩm chính là Thúy Kiều, người con gái tài sắc, đức hạnh nhưng bị xã hội phong kiến vùi dập đau thương. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” chứa đựng một giá trị riêng trong toàn bộ giá trị của truyện.https://baikiemtra.com/uploads/news/2020_08/chi-em-thuy-kieu.jpgBài Kiểm Trahttps://baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.pngThứ bảy - 29/08/2020 21:37
In ra
Kiệt tác “Truyện Kiều” của nhà thơ Nguyễn Du ra đời vào thế kỉ XIX và nhân vật trung tâm xuyên suốt của tác phẩm chính là Thúy Kiều, người con gái tài sắc, đức hạnh nhưng bị xã hội phong kiến vùi dập đau thương. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” chứa đựng một giá trị riêng trong toàn bộ giá trị của truyện. Mười bốn câu thơ đầu của “Truyện Kiều” giới thiệu gia thế nhằm khắc họa vẻ đẹp, tài năng, đức hạnh đồng thời hé mở cho ngươi đọc cảm nhận được con đường đi của số phận chị em Kiều sau này trong xã hội phong kiến tàn bạo kia. Đoạn trích là một đoạn thơ miêu tả nhân vật và nhà thơ đã xây dựng trình tự miêu tả theo một kết cấu chặt chẽ: Bước đầu giới thiệu chân dung về hai chị em và sau đó lần lượt miêu tả Thúy Vân, rồi Thúy Kiều, cuối cùng nhấn mạnh thêm về đức hạnh của chị em nàng Kiều. Đó là một kết cấu hoàn chỉnh và cân đối của những bức tranh miêu tả. Trước hết bốn câu thơ mở đầu, Nguyễn Du đã giới thiệu: “Đầu lòng hai ả tố ngaThúy Kiều là chị, em là Thúy VânMai cốt cách, tuyết tinh thầnMỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”. Hình ảnh ước lệ tượng trưng Mai cốt cách, tuyết tinh thần, nhịp thơ cân đối (4/4, 3/3,4/4) cùng ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh trong ba dòng thơ sau của bốn câu trên đã vừa gợi ra được vẻ đẹp thanh tú bên ngoài lẫn vẻ đẹp thanh cao bên trong của chị em Kiều. Cấu trúc cân xứng của nhịp điệu câu thơ càng tăng thêm nét trang trọng bước đầu cho vẻ đẹp đó. Tiếp đó, Nguyễn Du đã phác thảo hình ảnh Thúy Vân: “Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy, dặn nét ngài nở nangHoa cười, ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Với một loạt các hình ảnh so sánh ước lệ tượng trưng quen dùng trong thơ cổ, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp của Thúy Vân: Mặt như trăng tròn, mày như bướm tằm, nụ cười như hoa, tiếng nói như ngọc, mái tóc như mây trời, nước da trắng đẹp hơn màu tuyết... Nhịp thơ vẫn có những cấu trúc cân đối cùng ý nghĩa của các hình ảnh ước lệ như đem đến cho chúng ta một ấn tượng rõ nét về vẻ đẹp kiều diễm, đoan trang, đôn hậu của Thúy Vân. Và mươi hai câu thơ sau đây, Nguyễn Du đã khắc họa chân dung nàng Kiều: “Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơn:Làn thu thủy, nét xuân sơnHoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanhMột hai nghiêng nước, nghiêng thànhSắc đành đòi một, tài đành họa haiThông minh vốn sẵn tính trờiPha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâmCung thương, lầu bậc ngũ âmNghề liêng ăn đứt Hồ cầm một trươngKhúc nhà tay lựa nên chươngMột thiên “hạc mệnh” lại càng não nhân”. Nếu như ở đoạn trên, hình ảnh Thúy Vân đã hiện ra với vẻ diễm lệ tuyệt vời thì ở đoạn này, ngay hai câu đầu: “Kiều càng sắc sào mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơn”. Nguyễn Du đã tạo ra một ấn tượng mới nơi ngươi đọc: Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân về sắc, thêm nữa Kiều lại có tài và hình ảnh “càng sắc sảo mặn mà” như mơ ra một sức cuốn hút đắm say về cả làm hồn da cảm lẫn sắc đẹp hấp dẫn nơi chân dung nàng Kiều. Kết cấu trình tự miêu tả thứ tự hai nhân vật cùng cách chuyển đoạn so sánh đã đưa cảm xúc người đọc đọng lại nơi hình ảnh Kiều. Từ đây, sắc dẹp của nàng Kiều hiện ra tới mức lí tưởng hóa qua những hình ảnh ước lệ tượng trưng được chắt lọc từ những nét đẹp muôn đời trong thiên nhiên non nước, cỏ hoa: “Làn thu thủy, nét xuân sơn” Ánh mắt Kiều đẹp trong như nước mùa thu và lông mày Kiều đẹp xinh như dáng núi mùa xuân. Câu thơ mở ra một dung nhan đằm thắm, kiều diễm đến độ hoa cũng phải “ghen”, liễu cũng phải “hờn”. Nghệ thuật nhân hóa đó cùng nghệ thuật thậm xưng nơi câu chuyện xưa về một sắc đẹp có thể làm nghiêng thành, mất nước trong điển tích của câu thơ “một hai nghiêng nước, nghiêng thành” cũng đã tôn lên cái ấn tượng sâu đậm, riêng biệt khó mờ phai nơi người đọc về vẻ đẹp của nàng Kiều. Và tiếp nối sắc nước, Kiều còn cớ cả “hương trời”, đó là phẩm chất thông minh và tài năng đa dạng của nàng: “Thông minh vốn sẵn tính trời:Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm...” Câu trúc đối của các nhịp thơ trong các câu “sắc đành đòi một, tài đành họa hai”,“pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm” cùng các chi tiết “vốn sẵn tính trời” “pha nghề”, “đủ mùi”, “lầu bậc”, “ăn đứt...” như khẳng định và biểu hiện trân trọng cho cái tài hoa của nàng Kiều. Nhưng lớn hơn thế, đỉnh cao của tài đó chính là khúc đàn “bạc mệnh” do chính nàng sáng tạo ra và lại làm nao cả lòng người. Khúc đàn “bạc mệnh” đó gợi ra một cuộc đời mỏng manh đa sầu, đa cảm làm sầu não người nghe cùng sắc đẹp tuyệt thế của Kiều khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”. Phải chăng tất cả như một dự báo về cuộc đời đầy gian truân, sóng gió của chính nàng Kiều sau này mà Nguyễn Du đã hé mở cho người đọc được biết? Trong khi đó, chân dung đôn hậu đoan trang của Thúy Vân như chúng ta được biết chẳng làm cho trời đất hờn ghen thì phải chăng Nguyễn Du muốn tỏ rằng cuộc đời Thúy Vân sau này sẽ bằng phẳng ấm êm?... Bốn câu thơ cuối cùng của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” như để gợi nên cuộc sống êm ả bình yên ban đầu và nếp sống đạo đức gia giáo của chị em Kiều, khi mà biến động tai ương nơi xã hội quan lại phong kiến chưa ập tơi gieo rắc đau thương. “Phong lưu rất mực hồng quầnXuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kêÊm đềm trướng rủ màn cheTường đông ong bướm đi về mặc ai” Tóm lại, Nguyễn Du đã phối hợp những nét bút đẹp nhất để khắc họa làm nổi bật chân dung chị em Thúy Kiều từ nội tâm đến ngoại hình, từ tài năng đến đức hạnh... Và từ những nghệ thuật đó cùng giọng thơ trang trọng toát lên nơi mỗi dòng thơ, chúng ta hiểu rằng nhà thơ đã dành cho nàng Kiều một tấm lòng ưu ái biết bao ngay từ những trang đầu của một tuyệt tác văn chương... * Ghi chú: - Đây là đoạn thơ tả người điển hình trong thơ ca. - Nét đẹp bên ngoài phản ánh tâm tư, tính tình, tương lai của nhân vật. - Chú ý nghệ thuật so sánh, lối văn ước lệ. Tags: Phân thích đoạn thơ, Chị em Thúy Kiều, truyện kiều
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích
Theo dòng sự kiện
Giải Tiếng Anh 9 Kết nối tri thức, Unit 6: Getting Started
Giải Tiếng Anh 9 Kết nối tri thức, Unit 5: Project
Xem tiếp...
Những tin cũ hơn
Tóm tắt nội dung truyện Kiều - Nguyễn Du
Phân tích tác phẩm: “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” (hồi thứ 14) Ngô Gia Văn Phái