Phân Tích 3 Sơ đồ Mạch On Off 2 Nút Nhấn Và Mạch Dùng Công Tắc 2 ...

Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 sơ đồ mạch on off dùng 2 nút nhấn hoặc công 2 vị trí. Ưu điểm và nhược điểm của mạch dùng nút nhấn so với công tắc là gì?

So sánh mạch điều khiển khởi động từ bằng công tắc và nút nhấn

Sơ đồ mạch dùng 2 nút nhấn và công tắc điều khiển đóng, mở một contactor được vẽ như hình bên dưới.

so sánh mạch on off 2 nút nhấn và công tắc

So sánh mạch on off 2 nút nhấn và công tắc

– Mạch dùng công tắc 2 vị trí

+ Ưu điểm là mạch cơ bản và đơn giản nhất để điều khiển khởi động từ. Sơ đồ mạch và nguyên lý mạch đơn giản: công tắc đóng thì mạch kín, công tắc mở thì mạch hở.

+ Nhược điểm của mạch này là khi đóng công tắc, động cơ hoạt động. Giả sử nguồn điện bị mất đột ngột thì động cơ sẽ dừng. Nếu không gạt công tắc về thường mở thì mạch sẽ ở chế độ chờ. Khi có điện trở lại thì động cơ tiếp tục quay. Điều này là nguy hiểm cho người sử dụng và tải, nếu quên gạt công tắc sau về vị trí mở khi mất điện.

– Mạch dùng 2 nút nhấn on, off

+ Ưu điểm của mạch 2 nút nhấn là khi mạch đang chạy nếu xảy ra sự cố mất điện thì mạch sẽ ngay lập tức quay về trạng thái ban đầu. Khi có điện trở lại thì động cơ không hoạt động. Chính vì ưu điểm này mà mạch 2 nút nhấn được sử dụng nhiều trong các tủ điện công nghiệp.

+ Nhược điểm của mạch này là tốn kém hơn, mạch phứt tạp hơn so với mạch dùng công tắc. Và yêu cầu contactor phải có tiếp điểm phụ hoặc ta có thể dùng thêm rơ le 220V để thay cho tiếp điểm phụ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem: 4 sơ đồ mạch khởi động sao tam giác, ưu và nhược điểm

3 sơ đồ mạch on off dùng 2 nút nhấn hoặc công tắc

1. Sơ đồ đấu dây bằng công tắc gạc 2 vị trí

* Sơ đồ đấu dây mạch điều khiển khởi động từ bằng công tắc 2 vị trí.

– Mạch động lực

Mạch động lực điều khiển đóng cắt động cơ 3 pha bao gồm: CB, contactor, rơ le nhiệt. Trong đó CB là thiết bị để bật, tắt nguồn điện bằng tay và để bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực. Contactor dùng 3 tiếp điểm chính để kết nối và ngắt động cơ 3 pha khỏi nguồn điện.

+ Khởi động từ đơn gồm contactor nối tiếp với rơ le nhiệt.

+ Ba dây của động cơ sẽ kết nối với đầu còn lại của rơ le nhiệt.

+ Tiếp điểm phía trên của contactor sẽ kết nối với CB 3 pha và nối với nguồn điện 3 pha 380V.

– Mạch điều khiển:

+ Mạch điều khiển sử dụng công tắc 2 vị trí nối tiếp với cuộn dây contactor, và nối tiếp với tiếp điểm thường đóng của rơ le nhiệt. Cầu chì nối tiếp với toàn mạch để bảo vệ ngắn mạch và quá tải cho mạch điều khiển.

+ Đèn báo chạy mắc song song với cuộn dây contactor. Khi contactor được cấp điện thì đèn sáng, contactor bị ngắt điện thì đèn tắt.

+ Đèn báo lỗi mắc nối tiếp với tiếp điểm thường hở (97 98) của rơ le nhiệt. Đèn sáng khi rơ le nhiệt bị tác động, báo sự cố quá tải ở động cơ.

mạch sử dụng công tắc điều khiển khởi động từ

Mạch điều khiển khởi động từ đơn bằng công tắc 2 vị trí

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem: TOP 4 loại công tắc wifi 4 kênh khuyên dùng - Hướng dẫn cài đặt

* Nguyên lý hoạt động của mạch điện

+ Đóng MCCB 3 pha. Ở chế độ bình thường, công tắc CT ở trạng thái mở, mạch điều khiển hở mạch.

+ Khi dùng tay để gạt công tắc sang trạng thái đóng thì mạch điều khiển đóng kín. Lúc này sẽ có dòng điện chạy qua cuộn dây contactor K. Cuộn dây contactor trở thành một nam châm điện hút các tiếp điểm di động, làm thay đổi trạng thái tiếp điểm K từ mở thành đóng.

Khi K đóng thì mạch động lực đóng kín, nên động cơ được cấp điện 3 pha, động cơ bắt đầu hoạt động.

+ Khi ta tác động công tắc về vị trí thường mở thì cuộn dây contactor bị mất điện. Nhờ lực của lò xo bên trong nên tiếp điểm được trả về vị trí ban đầu. Tiếp điểm contactor K từ trạng thái đóng trở thành mở nên động cơ bị ngắt điện, động cơ ngừng quay.

Tham khảo chi tiết cách đấu dây dùng công tắc 2 vị trí – Hiểu để làm đúng

Từ khóa » Nguyên Lý Mạch Tự Giữ