Phân Tích 4 Câu đầu Của Bài Thơ "Tự Tình" Của Hồ Xuân Hương

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • tranthanhnhi357logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      0

    • Điểm

      5

    • Cảm ơn

      0

    • Ngữ văn
    • Lớp 11
    • 20 điểm
    • tranthanhnhi357 - 12:20:08 13/11/2020
    Phân tích 4 câu đầu của bài thơ "Tự Tình" của Hồ Xuân Hương
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • ngothikieuloan
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      3168

    • Điểm

      61505

    • Cảm ơn

      4391

    • ngothikieuloan
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • Câu trả lời hay nhất!
    • 28/12/2020

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    I, MB: HXH là một trong những nhà thơ nổi tiếng của VH trung đại VN. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khát khao sống mãnh liệt. Tự tình (bài II) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của HXH. Tác phẩ còn cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình

    II, TB

    1, Khái quát chung

    * HCST: Nằm trong chùm Tự tình (3 bài. Nếu bài thơ “Mời trầu” được HXH sáng tác ở giai đoạn đầu khi nữ sĩ mới bước vào con đường tình duyên thì “Tự tình” có lẽ ra đời trong giai đoạn bà đã trải qua quá nhiều sóng gió trong đời sống hôn nhân.

    2, Phân tích

    1. Hai câu đề: Cảnh cô đơn trong đêm khuya vắng:

    - Hai câu đề mở ra thời gian, không gian và hoàn cảnh mang tính bi kịch của nhân vật. Thời gian đêm khuya, thanh vắng, thời điểm thích hợp để con người đối diện với chính mình, để thương xót, để tự vấn, để nhìn ngắm lại bản thân mình. Khôgn gian vắng lặng, mênh mông, chỉ có tiếng trống canh báo hiệu thời gian đã trôi qua.

    + văng vẳng: từ láy (mô típ quen thuộc) cảm nhận sự trôi đi của thời gian bằng thính giác.

    + trống canh dồn: bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.

    Bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc trong thơ cổđã làm nổi bật Cảm nhận rất Á Đông của 1 người thiếu phụ đối điện với nước non nghìn trùng trong đêm vắng đang lắng nghe từng giọt buồn.

    - Con người:

    + Trơ được đảo ngữ nhấn mạnh sự rơ trọi, cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng đồng thời còn là Thách thức bản lĩnh (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt – “Thăng Long thành hoài cổ”.BHTQ)

    + cái hồng nhan: rẻ rúng, mỉa mai, thân phận nhỏ bé.

    + nước non: KG rộng lớn, con người xuất hiện trong tư thế đối lập với KG mênh mông, cái cá thể trơ trọi trước cái vô cùng, cái rộng lớn.

    ->Các yếu tố nghệ thuật hô ứng nhau nhằm nhấn mạnh nỗi niềm trơ trọi, cô đơn đến tận cùng của người phụ nữ - ý thức nỗi đau thân phận. Nhịp 1/3/3 và NT đối bên ngoài là bản lĩnh, bên trong là nỗi đau. tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về duyên phận. Trong đêm khuya vắng, người phụ nữ cô đơn cảm thấy thương cho thân phận mình.

    2. Hai câu thực: Nỗi niềm cay đáng, chán chường:

    - Chén rượu hương đưa: nhân vật mượn rượu giải sầu cho quên sự đời, say lại tỉnh, lúc tỉnh ra, người phụ nữ cô đơn, trơ trọi ấy chẳng thể vơi bớt nỗi sầu. Người phụ nữ cô đơn tìm men rượu che giấu nỗi buồn nhưng nỗi buồn không thể nhạt phai. Cái vòng lẩn quẩn, tình duyên thành trò đùa của con tạo càng cảm nhận nỗi đau thân phận.

    + Uống rượu để giải sầu, để sẻ chia nhưng say lại tỉnh, nỗi đau khổ nhân lên vạn lần

    - Vầng trăng: tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc nhưng lại bóng xế khuyết chưa tròn, hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn vẫn chưa tròn – tình duyên chưa vẹn.

    =>Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh thể hiện tâm trạng sầu muộn, xót xa khi tuổi thanh xuân đã trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn – nỗi đau về tuổi lỡ thời.

    3. Tổng kết:

    a, Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của HXH: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và phê phán gay gắt chế độ đa thê phong kiến, đồng thời cũng thể hiện thái độ chống đối lại số phận nhưng bất lực.

    b, Nghệ thuật: Tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh; sử dụng những từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi

    *Bài viết tham khảo

    HXH là một trong những nhà thơ nổi tiếng của VH trung đại VN. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khát khao sống mãnh liệt. Tự tình (bài II) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của HXH. Tác phẩ còn cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình.

    Hai trong ba bài thơ, nữ sĩ đều nói về đêm khuya, canh khuya. "Tự tình" bà vi "Tiếng gà vãng vẳng gáy trên bom - Oán hận trông ra khắp mọi chòm". Ở bài thơ này cũng vậy, bà tỉnh dậy lúc canh khuya, hay thao thức suốt đêm khuya, tâm trạng ngổn gang phiền muộn. Âm thanh "văng vẳng" của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại như thúc giục thời gian trôi nhanh, tuổi đời người đàn bà trôi nhanh: "Canh khuya văng vẳng trống canh dồn". "Hồng nhan" là sắc mặt hồng, chỉ người phụ nữ. "Trơ" nghĩa là lì ra, trơ ra, chai đi, mất hết cảm giác. "Nước non": chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội.

    Câu thơ: "Trơ cái hồng nhan với nước non" nói lên một tâm trạng: con người đau buồn nhiều nỗi, nay nét mặt thành ra trơ đi trước cảnh vật, trước cuộc đời, tựa như gỗ đá, mất hết cảm giác. Nỗi đau buồn đã đến cực độ. Từ "cái" gắn liền với chữ "hồng nhan" làm cho giọng thơ trĩu xuống, làm nổi bật cái thân phận, cái duyên phận, cái duyên số đã quá hẩm hiu rồi. Ta có cảm giác tiếng trống dồn canh khuya, thời gian như cơn gió lướt qua cuộc đời, lướt qua số phận và thân xác nhà thơ. Con người đang than thân trách phận ấy đã có một thời son trẻ tự hào: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn", có phẩm hạnh một "tấm lòng son" trọn vẹn, lại tài năng, thế mà nay đang trải qua những đêm dài cay đắng. Qua đó, ta thấy cái xã hội phong kiến buổi ấy chính là tác nhân đã làm xơ xác, khô héo phận hồng nhan.Đằng sau hai câu đề là những tiếng thở dài ngao ngán. Cố vẫy vùng để thoát ra, bươn ra khỏi cái nghịch cảnh nhưng đâu dễ! Tiếp theo là hai câu thực:

    "Chén rượu hương đưa say lợi tỉnh,Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".

    Nghệ thuật đối rất thần tình: "Chén rượu" với "vầng trăng", trên thì "hương đưa", dưới lại có "bóng xế", đặc biệt ba chữ "say lại tỉnh" vời "khuyết chưa tròn" đăng đối, hô ứng nhau làm nổi bật bi kịch về thân phận người đàn bà dang dở, cô đơn. Muốn mượn chén rượu để khuây khoả lòng mình, nhưng vừa nâng chén rượu lên môi mùi hương phả vào mặt, đưa vào mũi. Tưởng uống rượu cho say để quên đi bao nỗi buồn, nhưng càng uống càng tỉnh. "Say lại tỉnh" để rồi tỉnh lại say, cái vòng luẩn quẩn ấy về duyên phận của nhiều phụ nữ đương thời, trong đó có Hồ Xuân Hương như một oan trái. Buồn tủi cho thân phận, bao đêm dài thao thức đợi chờ, nhưng tuổi đời ngày một "bóng xể". Bao hi vọng đợi chờ. Đến bao giờ vầng trăng mới "tròn"? Đến bao giờ hạnh phúc đến trong tám tay, được trọn vẹn, đầy đủ? Sự chờ mong gắn liển với nỗi niềm khao khát. Càng cô đơn càng chờ mong, càng chờ mong càng đau buồn, đó là bi kịch của những người đàn bà quá lứa lỡ thì, tình duyên ngang trái, trong đó có Hồ Xuân Hương.

    Qua bài thơ này, ta càng thấy rõ Hồ Xuân Hương đã đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào lời ca, bình dị hoá và Việt hoá thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bà xứng đáng là "Bà chúa thơ Nôm" của nền thi ca dân tộc.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 2
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • quynhanh28012007logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      22

    • Điểm

      1826

    • Cảm ơn

      13

    • quynhanh28012007
    • 13/11/2020

    “Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    (Ca dao)

    Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ:

    “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

    Trơ cái hồng nhan với nước non

    Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

    Tâm trạng của tác giả đã được gợi lên trong đêm khuya, và cảm thức về thời gian đã được tô đậm, nhấn mạnh để làm nền cho cảm thức tâm trạng:

    “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

    Trơ cái hồng nhan với nước non”

    Âm hưởng của tiếng trống canh được đặt trong sự dồn dập, gấp gáp “trống canh dồn” cho thấy nữ sĩ cảm nhận sâu sắc bước đi không ngừng và vội vã của thời gian. Ở bài thơ “Tự tình I”, chúng ta cũng đã bắt gặp cảm thức về thời gian: “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”. Từ “văng vẳng” được sử dụng để diễn tả rõ sự não nề, lo lắng trong tâm trạng. Đối với Hồ Xuân Hương, cảm nhận về bước đi của thời gian chính là sự rối bời trong tâm trạng.

    Xem thêm: Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

    Trong thời gian nghệ thuật đó, nữ sĩ cảm nhận rõ ràng sự bẽ bàng của phận mình: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, từ “trơ” được đưa lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. Xét về sắc thái ngữ nghĩa, “trơ” có nghĩa là tủi hổ, là bẽ bàng, cho thấy “bà Chúa thơ Nôm” đã ý thức sâu sắc bi kịch tình duyên của bản thân. Chúng ta cũng đã từng bắt gặp từ “trơ” với sắc thái tương tự khi Nguyễn Du viết về nàng Kiều: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ” (“Truyện Kiều”- Nguyễn Du). Nhưng với Hồ Xuân Hương, bà không chỉ ý thức về duyên phận mà còn trực diện mỉa mai một cách thâm thúy và cay đắng. Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” gợi lên sự bạc bẽo, bất hạnh của kiếp phụ nữ.

    Bức tranh tâm trạng đã được phóng chiếu rõ ràng hơn thông qua hai câu thơ tiếp theo:

    “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

    Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên sự tuần hoàn, luẩn quẩn, bế tắc đầy éo le của kiếp người đầy chua chát: càng cuốn mình trong men say càng tỉnh táo nhận ra bi kịch của bản thân. Hình tượng “vầng trăng” xuất hiện chính là ý niệm ẩn dụ cho cuộc đời của nữ sĩ. Người xưa từng nói về mối quan hệ biện chứng giữa bức tranh ngoại cảnh và bức tranh tâm trạng: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Còn với nữ sĩ, lúc này đây, ngoại cảnh và tâm cảnh đã hòa làm một. Hình ảnh “vầng trăng” ở trạng thái “bóng xế”, sắp tàn nhưng vẫn “khuyết chưa tròn” nhấn mạnh bi kịch của cảm thức về thân phận: tuổi xuân đã trôi qua nhưng nhân duyên mãi mãi là sự dang dở, lỡ dở không trọn vẹn. Điều này xuất phát từ bi kịch tình duyên của nữ sĩ: tình yêu tuổi thanh xuân không có kết quả, phải chấp nhận hai lần làm lẽ và cả hai lần đều góa bụa.

    Như vậy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình II” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Chính những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 3
    • reportBáo vi phạm
    • avataravatar
      • tranthanhnhi357logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        0

      • Điểm

        5

      • Cảm ơn

        0

      Bài tự tình 1 á

    • avataravatar
      • tungbatluclogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        0

      • Điểm

        5

      • Cảm ơn

        0

      ê bạn ơi

    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 4 Câu đầu