Phân Tích Bài À ơi Tay Mẹ - Văn 6 (2 Mẫu)
Có thể bạn quan tâm
Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên, hướng dẫn cách phân tích bài thơ À ơi tay mẹ.
Nội dung của tài liệu bao gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu lớp 6. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay dưới đây.
Phân tích bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên
- Dàn ý phân tích bài À ơi tay mẹ
- Phân tích bài À ơi tay mẹ - Mẫu 1
- Phân tích bài À ơi tay mẹ - Mẫu 2
- Phân tích bài À ơi tay mẹ - Mẫu 3
- Phân tích bài À ơi tay mẹ - Mẫu 4
- Phân tích bài À ơi tay mẹ - Mẫu 5
Dàn ý phân tích bài À ơi tay mẹ
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên.
II. Thân bài
1. Hình ảnh đôi bàn tay của mẹ
- Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời: “chắn mưa sa”, “chặn bão qua mùa màng”.
- Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con: “bàn tay mẹ dịu dàng”, con giống như “cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con”.
- Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con: “thức một đời”, “mai sau bể cạn non mòn vẫn còn hát ru”, “chắt chiu từ những dãi dầu”.
=> Người mẹ vất vả nuôi lớn, chăm sóc và hy sinh cho con suốt cả một đời.
2. Lời ru của người mẹ
- Từ “À ơi” là từ mở đầu quen thuộc trong các bài hát ru. Tác giả mở đầu bằng từ “À ơi” khiến cho bài thơ mang giai điệu của lời hát ru.
- Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống: mềm ngọn gió thu, tan đám sương mù lá cây, cái khuyết tròn đầy, Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau, sóng lặng bãi bồi, đời nín cái đau
=> Tình yêu thương, sự hy sinh cao cả của người mẹ.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ À ơi tay mẹ.
Phân tích bài À ơi tay mẹ - Mẫu 1
Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng thiêng liêng. Có rất nhiều bài thơ viết về tình mẫu tử, trong đó có À ơi tay mẹ của Bình Nguyên.
Hình ảnh trung tâm trong bài thơ là “đôi bàn tay” để nhắc về người mẹ. Ở đây, Bình Nguyên đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Đôi bàn tay nhỏ bé của mẹ nhưng có sức mạnh lớn lao, tạo ra những phép màu kì diệu:
Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Những hiện tượng tự nhiên như mưa, bão có sức mạnh rất lớn. Tuy vậy, đôi bàn tay của mẹ vẫn có khả năng “chắn, “chặn” - những động từ được sử dụng nhằm nhấn mạnh vào sức mạnh của đôi bàn tay. Sức mạnh đó xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con.
Tác giả sử dụng điệp ngữ “À ơi” giúp bài thơ giống như lời hát ru mà ngày xưa vẫn thường được nghe bà, nghe mẹ hát:
"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
Bàn tay mẹ thức một đời À ơi này cái Mặt Trời bé con Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru."
Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Hình ảnh này mang tính biểu tượng cao, cho thấy vai trò to lớn của con với mẹ. Rõ ràng, đứa con là nguồn sống, là sức mạnh để mẹ vượt qua mọi khó nhọc trong cuộc đời. Đôi bàn tay mẹ luôn ôm chặt lấy con, yêu thương và bảo vệ.
Lời ru ngọt ngào của mẹ cho con giấc ngủ êm đềm, không chỉ vậy còn có sức lay động mạnh mẽ đến vạn vật trong cuộc sống:
“Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây”
“Ngọn gió thu” hay “đám sương mù lá cây” đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử. Lời ru ngọt ngào biết bao, chan chứa tình yêu sâu nặng:
“Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Đôi bàn tay mẹ đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời.
“Bàn tay mang phép nhiệm mầu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Đ ôi bàn tay của người mẹ đã làm lụng vất vả, chăm sóc cho đứa con suốt cả một cuộc đời. Bởi vậy với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó.
“À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đã đem đến những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử, gửi gắm thông điệp nhân văn, sâu sắc.
Phân tích bài À ơi tay mẹ - Mẫu 2
Những bài thơ viết về tình mẫu tử thật cảm động. Và một trong số đó có thể kể đến À ơi tay mẹ của Bình Nguyên.
“Đôi bàn tay” của mẹ là hình ảnh trung tâm trong bài, tạo ra những phép màu quý giá:
"Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng"
Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng lại làm được những việc thật phi thường. Có lẽ, cũng bởi người mẹ dành cho đứa con tình cảm yêu thương sâu sắc. Những “mưa sa”, “bão qua mùa màng” tượng trưng cho những khổ cực trong cuộc đời. Mẹ đã luôn bảo vệ, che chở con trong mọi hoàn cảnh.
Những câu thơ tiếp theo đọc lên nghe như lời ru ngọt ngào của mẹ. Cụm từ “à ơi” quen thuộc được lặp lại nhiều lần:
"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
Bàn tay mẹ thức một đời À ơi này cái Mặt Trời bé con Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru."
Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đầy thân thương, tình cảm. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Và dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên.
Lời ru của mẹ ngọt ngào, êm đềm làm sao, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống:
“Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây”
Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử.
“Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Tác giả một lần nữa khẳng định sức mạnh của đôi bàn tay mẹ, đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời:
“Bàn tay mang phép nhiệm mầu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Hai câu thơ cuối đã một lần nữa khẳng định lại vẻ đẹp của đôi bàn tay mẹ. Những vất vả, nhọc nhằn nào có thể ngăn được tình yêu của người mẹ dành cho đứa con. Những từ láy “chắt chiu”, “dãi dầu” càng thể hiện được nỗi nhọc nhằn, vất vả của người mẹ.
Bài thơ “À ơi tay mẹ” đem đến những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Đó là thứ tình cảm đáng trân quý nhất trong cuộc sống của mỗi người.
Phân tích bài À ơi tay mẹ - Mẫu 3
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Một trong những bài thơ hay viết về tình cảm đó là “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên.
Bài thơ được mở đầu với những phép nhiệm màu từ đôi bàn tay của mẹ. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ - hình ảnh “bàn tay mẹ” để chỉ người mẹ. Người mẹ đã che chắn những “bão giông” cho đứa con nhỏ:
"Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng"
Đó là sức mạnh phi thường của người mẹ. Những câu thơ tiếp theo giống như lời ru của người mẹ:
"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
Bàn tay mẹ thức một đời À ơi này cái Mặt Trời bé con Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"
Những lời hát ru yêu thương nhẹ nhàng đã đi vào giấc ngủ của đứa con nhỏ. Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Những hình ảnh so sánh cho thấy vai trò quan trọng của đứa con với người mẹ. Con đem đến hy vọng, sự sống cho mẹ. Ta có thể cảm nhận được tình cảm của người mẹ, nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ. Và tình yêu thương đó của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”. Nhưng những lời hát ru của mẹ vẫn theo con trên từng bước chân cuộc đời.
Lời ru của mẹ dường như có một sức mạnh thần kì nào đó, tác động đến vạn vật:
“Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây”
Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử.
“Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Theo thời gian, bàn tay của mẹ trở nên chai sần, nhăn nheo. Nhưng chính bàn tay ấy đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:
“Bàn tay mang phép nhiệm mầu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên.
Bài thơ “À ơi tay mẹ” đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ dành cho “mặt trời bé con”. Đồng thời, nỗi khổ cực vất vả của người mẹ cũng được nhà thơ khắc họa thật cảm động.
Phân tích bài À ơi tay mẹ - Mẫu 4
Tình mẹ - tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Đã có biết bao lời thơ, câu hát nói về tình cảm đó. Một trong những bài thơ đó là “À ơi tay mẹ” của nhà thơ Bình Nguyên.
Tác giả đã sử dụng hình ảnh “đôi bàn tay” để nhắc về người mẹ. Đôi bàn tay đã tạo ra những phép màu:
"Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng"
Đôi bàn tay của người mẹ thật bình thường, nhưng lại ẩn chứa những điều phi thường. Điều đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng”.
Tiếp đến, tác giả đã đem lời ru của người mẹ vào những câu thơ trong bài:
"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
Bàn tay mẹ thức một đời À ơi này cái Mặt Trời bé con Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"
Đôi bàn tay của mẹ bế bồng con trong giấc ngủ yên bình.Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Và dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Tình yêu của mẹ là không có gì thay đổi.
Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống:
“Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây”
Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử. Lời ru ngọt ngào biết bao, chan chứa tình yêu sâu nặng:
“Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Đôi bàn tay mẹ đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:
“Bàn tay mang phép nhiệm mầu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Đ ôi bàn tay của người mẹ đã làm lụng vất vả, chăm sóc cho đứa con suốt cả một cuộc đời. Bởi vậy với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó. Hai câu thơ rất ngắn gọn, nhưng đã khẳng định được tình mẫu tử cao cả có sức mạnh to lớn, tạo nên những điều kì diệu. Cũng như chúng ta phần nào thấu hiểu hơn được sự khó nhọc của người mẹ.
Bài thơ “À ơi tay mẹ” đem đến những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Đó là thứ tình cảm đáng trân quý nhất trong cuộc sống của mỗi người.
Phân tích bài À ơi tay mẹ - Mẫu 5
Một trong những đề tài quen thuộc của thơ ca là tình mẫu tử. “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là một trong bài thơ hay viết về đề tài này.
Bài thơ được viết theo thể thơ truyền lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc. Bình Nguyên đã khắc họa hình ảnh người mẹ qua “đôi bàn tay”:
“Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng”
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Có lẽ nhắc đến hình ảnh người mẹ, đôi bàn tay sẽ đem đến nhiều ấn tượng sâu sắc hơn cả. Bởi đôi bàn tay nhỏ bé đó đã bế bồng khi chúng ta còn nhỏ, chăm sóc và lao động vất vả để nuôi lớn chúng ta trưởng thành. Đôi bàn tay chai sần, nhưng lại vô cùng đẹp đẽ, vì nó lưu giữ lại những nhọc nhằn của cuộc đời và gửi gắm tình yêu thương của người mẹ, bảo vệ mỗi người khỏi những giông bão.
“Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi… Bàn tay mẹ thức một đời À ơi này cái Mặt Trời bé con Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”
Những câu thơ bắt đầu bằng từ “à ơi” mang đậm âm hưởng của lời ru ngọt ngào của mẹ. Những hình ảnh được sử dụng rất gần gũi. Đối với người mẹ, con chính là “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Có thể hiểu rằng, đứa con là nguồn sống của người mẹ, đem đến niềm tin và hy vọng cho người mẹ. Và dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên.
Lời ru của mẹ tuy nhẹ nhàng, êm đềm nhưng lại chứa đựng một sức mạnh phi thường đối với con:
“Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây”
Những sự vật tưởng chừng như trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử. Lời ru ngọt ngào biết bao, chan chứa tình yêu sâu nặng:
“Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Đôi bàn tay của người mẹ đã làm lụng vất vả, chăm sóc cho đứa con suốt cả một cuộc đời. Bởi vậy với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó. Bài thơ đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo, hình ảnh giàu tính biểu tượng và giọng thơ nhẹ nhàng mang đậm âm hưởng của lời ru ngọt ngào.
Qua phân tích trên, có thể thấy, “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đem đến những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử đẹp đẽ.
Từ khóa » Bài Thơ Tay Mẹ
-
Thơ: Tay Mẹ
-
Thơ: Tay Mẹ | Mầm Non Thủy Tiên
-
Bài Thơ: Bàn Tay Mẹ (Tạ Hữu Yên) - Thi Viện
-
Bài Thơ: Đôi Tay Mẹ (Võ Quảng) - Thi Viện
-
Bài Thơ Bàn Tay Mẹ đi Cùng Năm Tháng Của Nhà Thơ Tạ Hữu Yên
-
Bài Thơ: BÀN TAY MẸ - YouTube
-
Bài Thơ: BÀN TAY MẸ (Tác Giả: Bách Tùng Vũ) - THI HỮU
-
Đến Với Bài Thơ Hay: Bàn Tay Mẹ | Báo Giáo Dục Và Thời đại Online
-
Cảm Nghĩ Bài À ơi Tay Mẹ - Văn 6 (4 Mẫu)
-
Hình ảnh Bàn Tay Mẹ Trong Bài Thơ À ơi Tay Mẹ Tượng Trưng Cho điều ...
-
Bài Thơ "Bàn Tay Mẹ" Của Nhà Thơ Tạ Hữu Yên
-
Bài Thơ À ơi Tay Mẹ được Viết Theo Thể Thơ Nào?
-
Trả Lời Câu Hỏi Cuối Bài À ơi Tay Mẹ Trang 39 SGK Văn 6 Cánh Diều