Phân Tích Bài Ca Dao Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau Lớp 7 Hay Nhẩt
Có thể bạn quan tâm
Skip to contentTrang chủ » Phân tích bài ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau lớp 7 hay nhẩt
DÀN Ý
Mở bài:
- Đây là câu ca dao nói về tâm trạng nhớ nhung, buồn bã của người con gái lấy chồng xa xứ, chiều chiểu ngóng về quê mẹ mà gạt thầm nước mắt.
- Là lời ru quen thuộc từ lâu đời ở nông thôn Việt Nam.
Thân bài:
- Không gian và thời gian gợi nhổ:
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau: Khung cảnh tĩnh lặng của thôn quê vào lúc chiều tàn với khói sương bàng bạc, mông lung, với bóng tối dần buông và tiếng ếch nhái, côn trùng rỉ rả… là tác nhân khơi dậy nỗi nhớ, niềm thương trong lòng người thiếu phụ trẻ lấy chồng xa xứ.
- Ngõ sau: lối đi sau nhà dẫn ra cánh đồng, vào lúc chiều tối thường vắng người qua lại.
- Cả thời gian và không gian đểu phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Tâm trạng thiếu phụ trẻ lấy chổng xa xứ:
- Xa xứ ở đây chưa hẳn là tỉnh này với tỉnh khác mà có khi chỉ là làng Đông, làng Đoài như ca dao hay đề cập đến. Với người nông dân xưa thường sống khép kín trong luỹ tre làng, như vậy đã là xa.
- Thuở trước, trai làng thường cưới gái làng. Con gái lấy chồng xa là chuyên bất đắc dĩ, phải chấp nhận cuộc sống biệt li nhiều nỗi đắng cay.
- Tâm trạng nhớ nhung, đau xót, tủi thân, tủi phận khiến người con gái ruột đau chín chiều. Cách nói cường điệu đậm chất dân dã nhấn mạnh cảm xúc buồn thương đang xoáy cuộn trong lòng, không thể nào san sẻ.
- Nhân vật đắm mình trong hoài niệm về quê mẹ, về những người thân yêu, ruột thịt. Càng nhớ cảnh gia đình sum họp, càng tủi thân phận cô đơn nơi đất khách. Không dám khóc thành tiếng cho vơi đau khổ, chỉ lặng lẽ gạt thầm nước mắt. Tình cảnh rất đáng thương.
Kết bài:
- Chỉ qua hai câu lục bát mà người xưa đã khắc hoạ tài tình tâm trạng của nhân vật.
- Âm hưởng ngậm ngùi, thổn thức; khả năng gợi tả, gợi cảm của câu ca dao trên làm xúc động trái tim chúng ta.
Phân tích bài ca dao chiều chiều ra đứng ngõ sau – Bài Mẫu 1
Tuổi thơ của con người luôn gắn liền với mẹ thân thương. Mẹ chăm bẵm ru hời con khi con còn bé, mẹ dạy bảo khi con lớn khôn… Con mang tình mẹ sâu nặng lắm. Rồi một ngày kia con, con bé nhỏ của mẹ phải đi xa… và nỗi nhớ mẹ giày vò, tức tưởi trong tâm con. Có một bài ca dao đã viết hộ tâm trạng ấy của một cô gái, tâm trạng mà bất cứ người con xa que nào cùng luôn nghĩ: “Chiều chiều ra đứng ngõ sauTrông về quê mẹ ruột đau chín chiều” Cả bài thơ nhuốm đầy tâm trạng nhớ nhung, đau xót. Một tâm trạng có lẽ làm tím cả trời chiều mênh mang. Người ta thường nói: “Không ai hiểu con gái bằng mẹ và cũng không ai thương mẹ nhiều như các cô gái”. Tình thương được biểu lộ bằng sự săn sóc, kính trọng, yêu thương. Vậy mà trong câu ca dao này, cô gái lại không được trực tiếp bày tỏ tình thương với mẹ mà chỉ biết giữ niềm thương ở tự đáy lòng. Thương cô gái xa quê yêu dấu nhưng ta cũng không khỏi băn khoăn: Sao cô không về thăm mẹ mà chiều chiều đứng nhìn gì vậy? Phải chăng cách trở đò giang? (Chiều chiều ra đứng bờ sông, Muốn về quê mẹ mà không có đò). Không! Khoảng cách không gian và thời gian sẽ không là gì nếu cô không bị ràng buộc. Cô gái phải ngậm ngùi mà lau nước mắt bởi một lẽ đơn giản nhất: cô đã lấy chồng. Dân gian có câu: ‘Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Giờ đây cô đã là con nhà người, đâu còn là con gái yêu của mẹ nữa. Và để rồi khi ánh chiều tà, sau bao nhiêu mệt nhọc, cô có thời gian cuối ngày để nhớ về mẹ, nhớ về công lao to lớn của cha mẹ: “Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Công cha mẹ như trời như bể, vậy cô đã làm gì để đền đáp lại công ơn to lớn đó? Cả hơi ấm của mẹ cô cũng phải xa. Cô gái buồn lắm. Cái khoảnh khắc được khắc họa trong ca dao đã ẩn náu một nỗi buồn trải dài. Tâm trạng buồn của cô gái hòa vào không gian của buổi chiều tà để tạo thành một hoàng hôn vĩnh viễn trong tâm hồn. “Chiều chiều ra đứng ngõ sauTrông về quê mẹ ruột đau chín chiều” Kín đáo, thầm lặng nhưng da diết như chiều muộn – đó là nét tế nhị thể hiện nỗi nhớ của các cô gái trong ca dao khi đã đi lấy chồng. Giữa một không gian trải dài vô tận, một con người đang mang tâm trạng nhớ thương bỗng cảm thấy mình lẻ loi, cô độc vô cùng. Lúc này con người mà cô mong mỏi nhất không thể là ai khác ngoài người mẹ thân thương. Người mẹ sẽ là điểm tựa dịu dàng nhưng vững chắc nhất cho cô gái, bởi vậy, cô càng mong càng nhớ hơn. Cô chọn một không gian riêng của mình, một mình sống trong tâm tưởng. Buổi chiều, ngõ sau, ta như thấy cái nhìn trăn trối của cô gái về phía chân trời xa, ở đó có mẹ già đang sớm trưa lụi hụi một mình. Giá như cô được chắp thêm đôi cánh để về bên mẹ, để lại là đứa con bé bỏng của mẹ. Giá như… tất cả chỉ là ước mơ. Đọc câu ca dao ta cứ thấy có cái gì nghèn nghẹn, ta cảm thông với nỗi niềm của người con gái phải xa quê, xa mẹ rồi chiều chiều ra đứng ngõ sau để trông về quê mẹ với một nỗi nhớ thương da diết. Bài ca dao cứ thổn thức trong tim ta, ta nghe như có tiếng khóc thầm trong lời hát ru dịu dàng: “À ơi! Khi bé là con mẹ chaLớn lên xa mẹ lại ra con người”Phân tích bài ca dao chiều chiều ra đứng ngõ sau – Bài Mẫu 2
Chiều chiều ra đứng ngõ sauTrông về quê mẹ ruột đau chín chiều Dân tộc Việt Nam ta có nguồn gốc con rồng cháu tiên, từ hồi mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân dù người sống trên đất kẻ sống dưới biển thế nhưng tình cảm gia đình vẫn luôn dào dạt, luôn nghĩ về nhau. Năm mươi người con dưới biển sẽ nhớ về mẹ, năm mươi người con trên non cũng nhớ về cha. Trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều bài ca dao nói về tình cảm gia đình mà bài ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” là một bài ca dao tiêu biểu cho những bài ca dao nói về tình cảm gia đình mà cụ thể ở đây là nỗi nhớ mẹ của người con gái đã đi lấy chồng. Từ láy “Chiều chiều” thể hiện khoảng thời gian mà người con gái đã đi lấy chồng nhớ về mẹ. Cô gái ấy không nhớ mẹ vào buổi sáng, buổi trưa hoặc cũng có thể là lúc nào cô cũng nhớ nhưng chỉ có buổi chiều là khoảng thời gian tốt nhất để cô thể hiện nỗi nhớ ấy. Sau những công việc bận rộn của một ngày, cô gái ra đứng ngõ sau mà nhìn về quê mẹ. Không phải ngẫu nhiên chiều chiều cô mới ra ngõ sau đứng mà bởi vì khi ánh hoàng hôn buông xuống, tất cả những sinh vật đều trở về tổ ấm hay nơi trú ẩn của mình. Ánh hoàng hôn đẹp nhưng buồn khiến cho lòng người nao nao man mác. Cô gái đứng ở ngõ sau để trốn chồng, trốn con không muốn cho họ biết về tâm sự của mình. Càng nhìn về quê mẹ thì cô gái càng “ruột đau chín chiều”. Nỗi nhớ mẹ, thương mẹ đau đáu, nỗi buồn lo khi không biết mẹ có được bình an khiến cho chiều nào cô gái cũng buồn cũng đau. Có thể nói câu ca dao “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” là một câu ca dao mang đậm chất nghệ thuật. Ruột đau chín chiều là chín chiều cô trông về quê mẹ thì đều đau lòng, buồn thương hay cô gái vì nhớ, vì lo cho mẹ mà ruột đau chín cả buổi chiều vốn đã vàng vọt vì ánh mặt trời xuống núi. Tóm lại, bài ca dao thể hiện được nỗi nhớ thương của người con gái đi lấy chồng dành cho mẹ, dành cho những kỉ niệm ấu thơ khi còn sống bên mẹ. Cô đã có một gia đình riêng và không thể nào chăm sóc cho mẹ của mình nên ngày ngày cô dành thời gian buổi chiều để trông về quê mẹ, nhớ mẹ.Phân tích bài ca dao chiều chiều ra đứng ngõ sau – Bài Mẫu 3
Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người, là chiếc nôi đầu tiên khi một đứa trẻ chào đời, hình thành nhân cách cho con người. Một gia đình luôn sum vầy hạnh phúc, cha mẹ luôn sống đúng chuẩn mực xã hội, đạo đức sẽ hình thành cho đứa trẻ những nhân cách tốt. Chính vì vậy, khi người con gái tới tuổi phải đi lấy chồng, được gả về một nơi xa xôi khiến cho người con gái nhớ quê nhà, ngày đêm trông ngóng về quê hương, với nỗi nhớ khôn nguôi về gia đình, về những người thân yêu của mình Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.Hai câu ca dao thể hiện sự đau xót, nỗi niềm của cô gái khi nhìn về quê hương của mình. Nhìn về nơi có gia đình thân thương với những tình cảm thân thương, sự gắn bó vô cùng thiêng liêng, sâu sắc. chiều chiều ra đứng ngõ sauĐiệp từ “chiều chiều” được lặp đi lặp lại, thể hiện một việc vô cùng quen thuộc, như một thói quen, thường trực nỗi nhớ nhung trong lòng người con gái xa quê, làm cho người đọc cảm thấy nhớ nhung ngậm ngùi cho thân phận của người con xa quê. Chiều tà là cảnh hoàng hôn, buông xuống bóng tối bao phủ khiến cho người nỗi buồn trong lòng người càng dâng lên da diết, khiến cho con người càng cảm thấy thê lương, tâm trạng nhớ nhà, nhớ người thân càng trở nên quay quắt, da diết vô cùng. “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Hình ảnh trông về quê mẹ, trong không gian bao la, trước cảnh chiều tà buồn vương khiến cho con người càng trở nên bé nhỏ trước cảnh bao la, của hoàng hôn bao la. Sợi giây thương nhớ, gợi sầu khiến cho con người càng trở nên bé nhỏ. Quê mẹ là nơi cô gái sinh ra lớn lên với những kỷ niệm ngọt ngào bên người thân. Biết bao kỷ niệm vui buồn sớm tối. Những kỷ niệm gia đình quây quần bên nhau, khiến cô gái vô cùng buồn phiền, nhớ nhung Bài ca dao thể hiện tình cảm ruột thịt giữa con cái và cha mẹ là tình cảm thiêng liêng sâu sắc không gì có thể sánh được, người con gái khi lớn lên phải gả tới nơi xa xôi nhớ nhung thương nhớ mẹ cha ở quê nhà. Giọng tâm tình đầy thương nhớ, lời thơ vô cùng dịu dàng sâu lắng khiến người đọc cảm thông với những tình cảm của người con gái xa nhà. Nỗi nhớ da diết chất chứa trong lòng người con gái khiến người con gái ruột đau như cắt. Tình cảm tha thiết nỗi nhớ quê hương là tình cảm mà bất cứ người con nào xa quê thường có. Nó thể hiện tình cảm thiêng liêng gia đình ruột thịt gắn bó với nhau không gì chia lìa được. Điều hướng bài viết← Previous Bài viếtNext Bài viết →Bài viết liên quan
Leave a Comment Cancel Reply
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Type here..Name*
Email*
Website
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Tìm kiếmTìm kiếmBài đăng gần đây nhất
The Importance of Insurance: Protecting Your Assets and Future
10/08/2023Breaking Barriers: Inclusive E-Learning Practices for Students with Diverse Needs
10/08/2023Unlocking Convenience: The Rise of Online Banking and Its Impact on Modern Lifestyles
10/08/2023Breaking Barriers: Internet Satellites Pave the Way for Global Connectivity
10/08/2023Privacy vs. Security: Debating the Boundaries of Surveillance Laws in the Digital Era
10/08/2023From Rags to Riches: The Unbelievable Stories of Stock and Crypto Millionaires
10/08/2023
Mục lục
- DÀN Ý
- Phân tích bài ca dao chiều chiều ra đứng ngõ sau – Bài Mẫu 1
- Phân tích bài ca dao chiều chiều ra đứng ngõ sau – Bài Mẫu 2
- Phân tích bài ca dao chiều chiều ra đứng ngõ sau – Bài Mẫu 3
Từ khóa » Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông Muốn Về Với Mẹ Mà Không Có đò
-
Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông, (2), Muốn Về Quê Mẹ Mà Không Có đò
-
Đọc Bài Ca Dao Dưới đây Và Trả Lời Câu Hỏi : Chiều Chiều Ra đứng Bờ ...
-
Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông Muốn Về Quê Mẹ Mà Không Có đò. A ...
-
Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông Muốn Về Quê Mẹ Mà ... - MarvelVietnam
-
Top 15 Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông Muốn Về Với Mẹ Mà Không Có đò
-
Bài Ca Dao: Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông
-
Cảm Nghĩ Về Câu Ca Dao Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau
-
Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau - Trông Về Quê Mẹ, Ruột đau Chín Chiều.
-
Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau/ Trông Về Quê Mẹ Ruột đau Chín Chiều
-
Cảm Nghĩ Về Tâm Trạng Của Người Con Gái Trong Câu Ca Dao
-
Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông, Muốn Về Với Mẹ Mà Không Có đò
-
Em Hãy Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao: Chiều Chiều Ra đứng Ngõ ...
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Câu Ca Dao Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau...
-
Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau Trông Về Quê Mẹ Ruột đau Chín Chiều