Phân Tích Bài Ca Dao: Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau Trông Về Quê Mẹ ...
Có thể bạn quan tâm
HOC24
Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Lớp học
- Lớp 12
- Lớp 11
- Lớp 10
- Lớp 9
- Lớp 8
- Lớp 7
- Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
Môn học
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Đạo đức
- Tự nhiên và xã hội
- Khoa học
- Lịch sử và Địa lý
- Tiếng việt
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Chủ đề / Chương
Bài học
HOC24
Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Lớp 7
- Ngữ văn lớp 7
- Văn bản ngữ văn 7
Chủ đề
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Những câu hát về tình cảm gia đình
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Những câu hát than thân
- Những câu hát châm biếm
- Sông núi nước Nam
- Phò giá về kinh
- Buổi chiều ra đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Côn Sơn Ca
- Bánh trôi nước
- Qua đèo ngang
- Bạn đến chơi nhà
- Xa ngắm thác núi Lư
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tình dạ tứ)
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Cảnh khuya
- Rằm tháng giêng
- Tiếng gà trưa
- Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Mùa xuân của tôi
- Sài Gòn tôi yêu
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Tục ngữ về con người và xã hội
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Ý nghĩa văn chương
- Sống chết mặc bay
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Ca Huế trên sông Hương
- Quan Âm Thị Kính
- Lý thuyết
- Trắc nghiệm
- Giải bài tập SGK
- Hỏi đáp
- Đóng góp lý thuyết
Câu hỏi
Hủy Xác nhận phù hợp- Ciel Phantomhive
Phân tích bài ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 4 0 Gửi Hủy Tường Thị Thảo Vân 22 tháng 12 2018 lúc 19:44Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỉ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Thảo Phương 22 tháng 12 2018 lúc 21:46Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.
Từ cái ngõ sau ấy, chiều chiều cô gái đứng trông về quê mẹ mà lòng đau đớn xót xa. Cụm từ ruột đau chín chiều đã diễn tả hết sự đau đớn và nỗi nhớ khôn nguôi của cô gái. Từ trông đã chứa đựng bao tình cảm của cô gái. Trông có nghĩa là nhìn, cô gái trông về quê mẹ chính là nhìn về quê mẹ, nhìn vào một không gian mênh mông, hiu quạnh, nơi cuối của không gian ấy có mẹ, có quê hương. Trông để mà thương nhớ, để mà ray rứt trong lòng, để ruột đau chín chiều.Câu ca dao thể hiện cuộc sống của người con gái nơi quê chồng. Ngày xưa, con gái lấy chồng phải theo chồng, cô gái trong câu ca dao trên cũng thế. Tuy nhiên, đọc câu ca dao, chúng ta cảm nhận cô gái vừa thương nhớ mẹ, niềm thương nhớ này theo tháng ngày chồng chất trở thành nỗi đau, vừa không bằng lòng với cuộc sống hiện tại ở nhà chồng. Điều này trở thành thường lệ khiến cô gái cứ chiều chiều lại đứng trông để nhớ về mẹ.
Câu ca dao có giá trị biểu cảm thật lớn, thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung, thương nhớ của cô gái trong cảnh lấy chồng xa.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy minh nguyet 22 tháng 12 2018 lúc 19:49bạn tham khảo
Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỉ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Ca dao cổ truyền có nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều:
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Chiều chiều ra đứng bờ sông...
Chiều chiều là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.
Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già, với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa. Sao mẹ ơi mẹ chẳng:
Có con thì gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho.
Vậy là chỉ đến khi không được sống trong sự nuông chiều của cha và sự săn sóc yêu thương của mẹ, khi những hạnh phúc trìu mến ấy mất rồi người con mới thấm thía hết sự ngọt ngào khi bên mẹ.
Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn tiếng ruột đau chín chiều diễn tả nỗi nhớ da diết đó. Tục ngữ, thành ngữ có chín nhớ mười thương thì ca dao có ruột đau chín chiều buổi chiều nào cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn, có lẽ trong những lúc như vậy đứa con xa mơ ước nhiều lắm.
Ước gì giờ đây đang nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, để tận hưởng cái giây phút mơn man khắp da thịt trong đôi bàn tay dịu hiền, muốn ngồi bên mẹ để trò chuyện, tâm sự để đếm từng sợi tóc pha sương theo tháng ngày. Bỗng xa xa, khoan nhặt tiếng chim kêu chiều:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỉ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy tạ thanh huyền 22 tháng 12 2018 lúc 21:24Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỉ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Ca dao cổ truyền có nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều:
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Chiều chiều ra đứng bờ sông...
Chiều chiều là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.
Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già, với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa. Sao mẹ ơi mẹ chẳng:
Có con thì gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho.
Vậy là chỉ đến khi không được sống trong sự nuông chiều của cha và sự săn sóc yêu thương của mẹ, khi những hạnh phúc trìu mến ấy mất rồi người con mới thấm thía hết sự ngọt ngào khi bên mẹ.
Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn tiếng ruột đau chín chiều diễn tả nỗi nhớ da diết đó. Tục ngữ, thành ngữ có chín nhớ mười thương thì ca dao có ruột đau chín chiều buổi chiều nào cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn, có lẽ trong những lúc như vậy đứa con xa mơ ước nhiều lắm.
Ước gì giờ đây đang nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, để tận hưởng cái giây phút mơn man khắp da thịt trong đôi bàn tay dịu hiền, muốn ngồi bên mẹ để trò chuyện, tâm sự để đếm từng sợi tóc pha sương theo tháng ngày. Bỗng xa xa, khoan nhặt tiếng chim kêu chiều:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỉ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-tich-cau-ca-dao-sau-chieu-chieu-ra-dung-ngo-sau-trong-ve-que-me-ruot-dau-chin-chieu-c34a1401.html#ixzz5aQHK8qKK
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Các câu hỏi tương tự- Hang Nguyen
bài 1; có bài ca dao sau
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông ,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
1/ Bài ca dao trên thuộc chủ điểm nào của ca dao dân ca Việt Nam
2/ Liệt kê 4 từ ghép ,từ láy [nếu có] trong bài ca dao trên
3/ Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về bài ca dao trên. Từ nội dung bài ca dao em có suy nghĩ gì về bổn phận làm con của mình.
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 0 0- Phan Gia Linh
Phân tích câu ca dao, tục ngữ sau :
" Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao biển rộng, người thương đi về
Yến sào mang đậm tình quê
Sông sâu đá tạc lời thề nước non".
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 0 0- Linh Ngoc
Đọc bài ca dao và trả lời các câu hỏi bên dướiCông cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi!(Ngữ văn 7 – Tập 1)Câu 1. Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Kể tên các chủ đề ca dao khác mà em đã được học?Câu 2. Chỉ ra phép so sánh và phân tích tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao trên?Câu 3. Từ “mênh mông” thuộc từ loại nào mà em đã học? Hãy tìm thêm hai từ cùng từloại với từ mênh mông?Câu 4. Khái quát nội dung của bài ca dao trên?Câu 5. Em hãy nêu thêm một bài ca dao cùng chủ đề với bài ca dao trên?
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 0 0- Nguyễn Phương Cát Tường
Viết mở đoạn cảm nhận về bài ca dao số 4 trong "Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người" sau theo như gợi ý:
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 2 0- Jeon Tỷ
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Câu ca dao trên thuộc chủ đề nào? Câu ca dao gợi cho em cảm xúc gì về quê hương đất nước? Hãy trình bày cảm nghĩ đó của em bằng một đoạn văn ( 6-8 câu )
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 2 0- Nguyễn Ánh Dương
-Trong ca dao có câu: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi Bài ca dao gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì?Viết 1 bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình mà tình cảm mà cha mẹ dành cho em
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 0 0- hue Thai
em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Quê hương là cánh đồng vàngHương thơm lúa chín mênh mang trời chiềuQuê hương là dáng mẹ yêuÁo nâu nón lá liêu xiêu đi vềQuê hương nhắc tới nhớ ghêAi đi xa cũng mong về chốn xưaQuê hương là những cơn mưaquê hương là những hàng dừa ven kínhQuê hương mang nặng nghĩa tìnhquê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vờiQuê hương ta đó là nơiChôn rau cắt rốn người ơi nhớ về
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 2 0- trang nguyen
giúp mình soạn tài liệu hc tập ngữ văn hải dương bài
Ca dao về quê hương Hải Dương
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 2 0
- Huy Tran
Tiếng Việt ru bên nôi Tiếng mẹ thương vô bờ Đưa con vào đời bằng vần thơ Những cánh cò bay rợp mộng mơ Tiếng Việt cha dạy con Những chiều bay cánh diều Câu đồng dao bên bạn quen Cho con nhìn quê mình tình yêu …………………………………………….. Tiếng Việt còn trong mỗi người Người Việt còn thì còn nước non Giữ tiếng Việt như ngày nào Hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau Tiếng Việt còn trong mỗi người Hồn Việt mình còn nguyên vẹn tròn Giữ tiếng Việt cho nối đời Lời quê hương ấy lời sắt son Lời quê hương ấy lời sắt son.(Bài hát Thương ca Tiếng Việt) Nêu nội dung đoạn thơ trên Tìm một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng. Em thích chi tiết nào ? Vì sao?
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Đề cương ôn tập văn 7 học kì I 1 0Khoá học trên OLM (olm.vn)
- Toán lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Toán lớp 7 (Cánh Diều)
- Toán lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
- Ngữ văn lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Ngữ văn lớp 7 (Cánh Diều)
- Ngữ văn lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
- Tiếng Anh lớp 7 (i-Learn Smart World)
- Tiếng Anh lớp 7 (Global Success)
- Khoa học tự nhiên lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Khoa học tự nhiên lớp 7 (Cánh diều)
- Khoa học tự nhiên lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
- Lịch sử và địa lý lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Lịch sử và địa lý lớp 7 (Cánh diều)
- Lịch sử và địa lý lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
- Giáo dục công dân lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Giáo dục công dân lớp 7 (Cánh diều)
- Giáo dục công dân lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Khoá học trên OLM (olm.vn)
- Toán lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Toán lớp 7 (Cánh Diều)
- Toán lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
- Ngữ văn lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Ngữ văn lớp 7 (Cánh Diều)
- Ngữ văn lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
- Tiếng Anh lớp 7 (i-Learn Smart World)
- Tiếng Anh lớp 7 (Global Success)
- Khoa học tự nhiên lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Khoa học tự nhiên lớp 7 (Cánh diều)
- Khoa học tự nhiên lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
- Lịch sử và địa lý lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Lịch sử và địa lý lớp 7 (Cánh diều)
- Lịch sử và địa lý lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
- Giáo dục công dân lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Giáo dục công dân lớp 7 (Cánh diều)
- Giáo dục công dân lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Từ khóa » Chiều Chiều Ra đứng Bờ Ao Trông Về Quê Mẹ
-
Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau - Trông Về Quê Mẹ, Ruột đau Chín Chiều.
-
Cảm Nghĩ Về Câu Ca Dao Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau
-
Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau (Khuyết Danh Việt Nam) - Thi Viện
-
Chiều Chiều Ra Đứng Ngõ Sau | Ý Nghĩa Của Ca Dao - YouTube
-
Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông, (2), Muốn Về Quê Mẹ Mà Không Có đò
-
Tìm Bài Hát Với Lời "chiều Chiều Ra" (kiếm được 40 Bài) - Trang 2
-
Duy Khánh - Quê Mẹ
-
Quê Mẹ - Lời Bài Hát - TimMaSoKaraoke.Com
-
Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau/ Trông Về Quê Mẹ Ruột đau Chín Chiều
-
Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau Trông Về Quê Mẹ Ruột đau Chín Chiều
-
Tìm Câu Rút Gọn Trong Các Câu Sau Và Cho Biết Tác Dụng:a, Chiều ...
-
Hiểu Và Giải Thích Cụm Từ “chín Chiều” Như Thế Nào? - VUSTA
-
Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau, Trông Về Quê Mẹ, Ruột đau Chín Chiều