Phân Tích Bài Ca Dao Đồng Đăng Có Phố Kì Lừa Lớp 7 Hay Nhất

Skip to contentTrang chủ » Phân tích bài ca dao Đồng Đăng có phố kì lừa lớp 7 hay nhất

Phân tích bài ca dao Đồng Đăng có phố kì lừa – Bài mẫu 1

 Có thể xem đây là một trong những bài ca dao hay nhất trong chùm bài về đề tài ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước. Thật không khó có thể nhận ra hai câu đầu giới thiệu Đồng Đăng, đó chính là mảnh đất địa đầu Tổ quốc với những tên núi, tên phố, tên chùa nổi tiếng xưa nay. Với hai câu thơ sau chính như là lời mời mọc du khách lên thăm xứ Lạng. Và khi thoạt nghe tưởng như đây chi là bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp của chính quê hương đất nước nhưng dường như khi đã đọc kĩ thì thấy nó còn là một bài ca dao về tình yêu đôi lứa. Và với việc thông qua việc giới thiệu cảnh đẹp của quê hương, thì dường như chàng trai bày tỏ tình yêu chân thành, nồng nhiệt mà vẫn hết sức kín đáo, tế nhị của mình. Thật dễ có thể nhận thấy hai nhân vật anh và em chính là chủ thể và đối tượng trữ tình của bài ca dao này. Ta như thấy ở đây, chính tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đối lứa cũng như đã gắn bó hòa quyện làm một và tình yêu đôi lứa giữ vai trò là cảm xúc chủ đạo trong bài thơ đặc sắc này: Đồng Đăng có phố Kì LừaCó nàng Tô Thị, có chùa Tam ThanhAi lên xứ Lạng cùng anh… Sử dụng đặc sắc và tài tình điệp từ có được nhắc lại ba lần liên tiếp (có phố, có nàng, có chùa). Và chính những sự kết hợp với nhịp thơ như đã trở lên dồn dập thể hiện sự hứng khởi cao độ cùng với những tình cảm gắn bó thiết tha của chàng trai đối với quê hương. Có thể thấy được xứ Lạng tuy xa xôi một chút, núi rừng một chút nhưng rất đẹp và rất đáng tự hào biết bao nhiêu. Có thể nói rằng thiên nhiên nơi đây kì thú hiếm nơi nào có. Và cả con phố Kì Lừa sầm uất ở bên sông Kỳ Cùng, và như của ngon vật lạ chẳng thiểu thứ gì cả. Có thể nói rằng hình ảnh tượng đá nàng Tô Thị ờ trên đỉnh núi, như nói lên sự thủy chung son sắt chờ chồng nắng mưa dãi dầu mấy nghìn năm. Vẫn còn đó chính là  ngôi chùa Tam Thanh cũng như đã ẩn sâu trong hang đá, cõi Phật lùi vào chốn u tịch, và dường như cũng chỉ nghe thấy tiếng nước từ những nhũ  đá nhỏ giọt thánh thót, đếm thời gian, tự ngàn xưa. Ta như thấy được chính xứ Lạng của anh đẹp như vậy đó. Có cả những hình sông dáng núi, phố thị, chùa chiền và các danh thắng liên kết với  nhau, tạc nên một khung cảnh tuyệt vời khiến cho những văn  nhân, cũng như các tài tử đã từng tới đây đều để trái tim mình rung động thành thơ. Vẫn còn đó những trang lịch sử giữ nước của dân tộc Việt đã ghi lại bao trang sử anh hùng của người xứ Lạng. Vẫn còn sừng sững một ải Chi Lăng hiểm trở, một cái tên Quỷ Môn Quan dường như cũng đã gắn liền với giai thoại thập nhân khứ, nhất nhân hoan (mười người đi chỉ có một người trở về) cũng như đã làm khiếp sợ đời đời lũ quân xâm lược phong kiến phương Bắc, và như cũng đã đáng tự hào lắm thay. Và vậy nên anh tha thiết mời đối với những ai có lòng yêu cái Đẹp, hãy lên xứ Lạng cùng anh! Ta như thấy được hai câu ca dao trên không chi nhằm giới thiệu về cảnh đẹp xứ Lạng mà còn là lời bày tỏ tình yêu quê hương thắm thiết của chàng trai. Và dường như đúng là có cả hai ý ấy nhưng đó mới chỉ là cơ sở và điều kiện, còn nguyên nhân và cũng đúng với mục đích của sự giới thiệu hào hứng say mê ấy lại thuộc về chỗ khác. Điều này dường như ta đã được bài ca dao thể hiện một cách kín đáo, tế nhị: Ai lên xứ Lạng cùng anh,Bõ công bác mẹ sinh thành ra em. Có thể thấy được đại từ phiếm chỉ Ai nhiều lần xuất hiện trong ca dao, nhất là trong ca dao tỏ tình.  Và từ “ai” ở đây chính là em, là cô gái được chàng trai tha thiết mời lên xứ Lạng. Có thể thấy được chính cách gọi em bằng “ai” làm cho đối tượng tỏ tình trực tiếp trở thành gián tiếp, xác định trở thành không  xác định. Đây là cái “mẹo” giúp chàng trai tránh được sự đường đột khó nói mà vẫn ngỏ được ý mình và khiến cho cách tỏ bày càng thêm tình tứ. Chỉ với hai từ bõ công có nghĩa là xứng công hay là sự đáng công, khỏi uổng công. Mà từ công ờ đây là công sinh thành của bác mẹ đó chính là cách gọi theo lối xưa – tức là cha mẹ). Và ta như thấy được theo suy nghĩ của chàng trai, nếu như mà  cô gái bỏ lỡ dịp may lên xứ Lạng thì quả là uổng phí biết bao nhiêu. Câu thơ “Em hãy lên xứ Lạng cùng anh, cho Bõ công bác mẹ sinh thành ra em” như cũng đã nói người con gái nết na xinh đẹp mà anh thầm yêu trộm nhớ. Và khii em bên anh, chúng ta dường như cũng sẽ cùng nhau thưởng thức những hương vị lạ lùng của nhiều sản vật bày bán ở phố chợ Kì Lừa sầm uất, và dường như cũng cùng thấm thía bài học nghĩa tình thủy chung ẩn chứa trong bức tượng nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng. Hai ta như cũng sẽcùng lắng nghe cho thấu tận tâm linh cái không khí thiêng liêng của cảnh chùa Tam Thanh u tịch. Và dường như chính xứ Lạng tuy xa xôi nhưng cảnh đẹp, và cả con người hùng với nhiều chiến công làm rạng rỡ non sông. Thì lúc này anh luôn tin rằng, nếu như có em bên cạnh thì cảnh ấy, thì chính tình này sẽ cảng đẹp đẽ hơn nó như sẽ quyến rũ bội phần. Và trên quê hương yêu dấu đẹp đẽ, đẹp như gấm như hoa, chúng ta sẽ cùng với nhau chung tay xây dựng cuộc đời  làm cho sự sống mãi mãi sinh sôi. Quê hương là như thế đó ta như thấy được con người như thế, hỏi làm sao không thương, không quý, không hãnh điện tự hào sao được cơ chứ. Có thể nói tất cả cảm xúc trong bài ca dao trên đã kết thành một tình yêu mênh mông, sâu nặng nghĩa tình. Vfa đây chính là lời giới thiệu về vẻ đẹp kì thú của quê hương xứ Lạng thú vị thay lại là lời tỏ tình say đắm, chân thành của chàng trai với người yêu. Và có thể nói trong thơ ca, ý ở ngoài lời là vậy. 

Phân tích bài ca dao Đồng Đăng có phố kì lừa – Bài mẫu 2

phan-tich-bai-ca-dao-dong-dang-co-pho-ky-lua-co-nang-to-thi-co-chua-tam-thanh
Đồng đăng có phố kỳ lừa
“Đồng Đăng có phố Kì Lừa” là một bài ca dao cổ. Có điều kì diệu là hầu như người Việt Nam nào, ngay từ thủa ấu thơ cũng đều thuộc và hát bài ca dao này. Trong tập thơ chữ Hán “Quế Sơn thi tập”, Nguyễn Khuyến đã dịch bài ca dao nào ra thơ chữ Hán, theo thể hành trường thiên, gồm 28 câu thứ tự : Đồng Đăng hữu phốKỳ Lừa quyết danhThạch hữu Tô ThịTự hữu Tam ThanhDư giã giai hĩVô thiếm sơ sinh….           Đối chiếu thơ chữ Hán của Tam Nguyên Yên Đổ, ta có thể xác định được diện mạo bài ca dao gồm có 14 câu lục bát. Bài ca dao là lời nhắn gửi bạn tình phương xa, cùng anh lên xứ Lạng, nói như thi sĩ Tản Đà, đó là ” Thư đưa người tình không quen biết” nghe mênh mang. Hai câu cuối máng như một lời sấm kí truyền kì : Bao giờ chùa lở xuống sôngĐá tảng trôi mất, ngô đồng chơ vơ           Bốn câu trong đoạn đầu là hay nhất, dễ hiểu nhất : Đồng Đăng có phố Kì LừaCó nàng Tô Thị có chùa Tam ThanhAi lên xứ Lạng cùng anhBõ công bác mẹ sinh thành ra em…           Hai câu đầu với cách ngắt nhịp 2/4/4/4/bằng 3 nét vẽ, nhà thơ dân gian đã giới thiệu một cách khái quát cảnh sắc Đồng Đăng thuộc tỉnh Lạng Sơn của đất nước ta : Đồng Đăng /có phố Kì LừaCó nàng Tô Thị /có chùa Tam Thanh           Phố Kỳ Lừa có chợ Kỳ Lừa nổi tiếng phồn hoa đô hội. Đó là một chợ biên giới Việt – Trung, không chỉ phong phú về hàng hóa, về lâm thổ sản mà còn nổi tiếng về chợ tình vùng cao. Giai điệu dân ca miền núi lửng lơ, chơi vơi, với sắc phục màu chàm, với những ngựa thồ sa nhân, hồi, măng khô, mộc nhĩ, những cô gái, chàng trai Nùng, Thổ, Tày….quấn quýt bên nhau đã trở thành nếp sông vật chất tinh thần, một nét đẹp văn hóa giầu bản sắc  đã bao đời nay. Mấy trăm năm trước đã thế, ngày nay vẫn thế, tuy màu sắc có hiện đại hơn. Ai một lần trong đời mình đi đến thăm phố Kỳ Lừa, đi xem chợ Kì Lừa ? Kì Lừa tiếng Thổ là Khău Lừ. Đồng bào Thổ Lạng Sơn gọi chợ Kỳ Lừa là háng Khău Lừ (háng : Chợ, khau : núi đất, lừ : lửa). Chợ Kỳ Lừa nằm gần bờ sông Kỳ Cùng ngày nay.         Đồng Đăng ” có nàng Tô Thị ” còn gọi là núi Vọng Phu, một huyền tích đầy lệ về bi kịch vợ chồng, về tình nghĩa thủy chung của người phụ nữ Việt Nam. Ở Lạng Sơn, núi Vọng Phu còn gọi là núi Tam Thanh. Núi có động lớn còn gọi là động Tam Thanh; trong động có chùa thờ Phật,nhiều tượng Phật được đục vào đá. Tương truyền nàng Tô Thị đã ôm con thơ, đứng trên núi này ngón chồng và hóa đá.         Hai câu ca dao đã giới thiệu và ca ngợi cảnh sắc kì thú hữu tình của Đồng Đăng, là  “nơi phên dậu thứ ba về phía bắc” (Dư địa chí – Nguyễn Trãi) của Đại Việt. Nó như dẫn hồn người gần xa, những du khách chìm sâu vào huyền tích, huyền thoại, tìm thấy bao niềm vui, bao nỗi buồn man mác, bâng khuâng về một địa danh trên ải Bắc, giàu truyền thống lịch sử và có nền văn hóa lâu đời.         Chữ “có” được điệp lại 3 lần diễn tả niềm say mê, hứng thú và tự hào của người dân xứ Lạng, của du khách khi đứng trước bao cảnh đẹp, bao di tích văn hóa. Cũng là lối tả ít mà gợi nhiều, hai câu ca đã mở ra một không gian nghệ thuật, như một cuộn phim mầu. Cảnh vật từ từ xuất hiện : Phố Kì Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh….có biết bao liên tưởng đồng hiện về cảnh vật, con người nơi đây.         Vê mặt cấu trúc, hai câu ca dao này mang tính định hình cho những bài nói về quê hương đất nước : – Bắc Cạn có suối đãi vàngCó hồ Ba Bể có nàng áo xanh– Bình Định có núi Vọng PhuCó đầm Thị Nại có cù lao xanh              Hai câu tiếp theo là lời nhắn gọi, vẫy gọi : Ai lên xứ Lạng cùng anhBõ công bác mẹ sinh thành ra em… 

Phân tích bài ca dao Đồng Đăng có phố kì lừa – Bài mẫu 3

            “Ai” là đại từ phiếm chỉ, nói về tất cả mọi người. Đọc ca dao, nghe hát dân ca nhiều lúc ta cảm nhận có mình trong đó. Trong ca dao dân ca, trong văn cảnh này, chữ “ai” thường hướng vế những cô gái xinh đẹp trên mọi miền đất nước. “Ai lên xứ Lạng cùng anh” để có đôi, có bạn tình cùng san sẻ niềm vui nơi phồn hoa đô hội. Được ” cùng anh” hành hương đến vãn cảnh chùa Tam Thanh, đến chiêm ngưỡng nàng Tô Thị, em sẽ “cùng anh” đi chơi phố, chơi chợ Kỳ Lừa. Hai chữ “cùng anh” – cùng sánh vai anh, thể hiện chất phong tình, hào hoa của chàng trai đang nhắn gọi, vẫy gọi trong du xuân, trẩy hội : 

Dập dìu đôi lứa thanh xuân

Cùng đi trẩy hội chùa gần chùa xa

(Ca dao)

            Có đi lên xứ Lạng ” cùng anh” mới thỏa nỗi ước mong, mới ” bõ công bác mẹ sinh thành ra em”, kẻo phí đi, kẻo hoài đi một thời xuân trẻ. “Bõ công” nghĩa là đáng công, xứng công. Công ở đây là công sinh thành của cha mẹ đã sinh đẻ, bú mớm, nâng niu, nuôi dưỡng, dạy bảo em nên người. “Công cha nghĩa mẹ đức cù lao”. Chữ ” bác mẹ” nghĩa là cha mẹ, một cách gọi tôn kính người cha. Với phong cách phong tình hào hoa, với lối nói thậm xưng, tác giả đã ca ngợi cảnh đẹp Đồng Đăng là một cảnh đẹp hiếm có trên đời. Một cách tỏ tình bâng quơ thế mà đã làm xao xuyến tâm hồn bao thiếu nữ gần xa xưa nay.            Những tiếng ” ai về”, ” ai lên”, “ai qua”… trong ca dao, dân ca rất tình tứ, ý vị. Tình non nước, tình yêu lứa đôi được diễn  tả một cách nồng nàn, say mê : – Ai lên Đồng Tỉnh, Huê CầuĐồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâmNào ai đi chợ Thanh lâmMua anh một áo vải thâm hạt dền -Ai về Tuy Phước ăn nemGhé qua Hưng Thịnh mà xem Tháp Chàm         Đoạn ca dao trên đây đã phản ảnh một nét đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam: Đó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm khao khát được sống trong tình duyên hạnh phúc khi lễ hội mùa xuân về         Chất dân dã với chất phong tình hào hoa, vẻ đẹp văn hóa với sinh hoạt đời thường kết hợp một cách hài hòa nên thơ. Phép liệt kê, cách nói thậm xưng đã tạo nên sức hấp dẫn hồn nhiên, tình tứ, gợi cảm.          Đọc đoạn ca dao trên, ta như được sống lại trong không khí lễ hội mùa xuân, tưởng như đang được cùng “ai” hành hương về Đồng Đăng xứ Lạng, cùng đến chơi phố, chơi chợ Kì Lừa, cùng say mê ngắm nàng Vọng Phu, cùng thăm hang động, chùa Tam Thanh. Để rồi cùng ai trầm ngâm : ” Ai ơi đứng lại mà trôngKìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ” Đây là một trong những bài ca dao hay nhất trong chùm bài về đề tài ca ngợi cảnh đẹp đất nước. Hai câu đầu giới thiệu Đồng Đăng – mảnh đất địa đầu Tổ quốc với những tên núi, tên phố, tên chùa nổi tiếng xưa nay. Hai câu thơ sau là lời mời mọc du khách lên thăm xứ Lạng. Thoạt nghe tưởng như đây chi là bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước nhưng đọc kĩ thì thấy nó còn là một bài ca dao về tình yêu đôi lứa. Thông qua việc giới thiệu cảnh đẹp của quê hương, chàng trai bày tỏ tình yêu chân thành, nồng nhiệt mà vẫn hết sức kín đáo, tế nhị của mình. Hai nhân vật anh và em chính là chủ thể và đối tượng trữ tình của bài ca dao này. Ở đây, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đối lứa đã gắn bó hòa quyện làm một và tình yêu đôi lứa giữ vai trò là cảm xúc chủ đạo trong bài thơ: Đồng Đăng có phố Kì LừaCó nàng Tô Thị, có chùa Tam ThanhAi lên xứ Lạng cùng anh… Điệp từ có được nhắc lại ba lần liên tiếp (có phố, có nàng, có chùa), kết hợp với nhịp thơ dồn dập thể hiện sự hứng khởi cao độ cùng tình cảm gắn bó thiết tha của chàng trai đối với quê hương. Xứ Lạng tuy xa xôi một chút, núi rừng một chút nhưng rất đẹp và rất đáng tự hào! Thiên nhiên nơi đây kì thú hiếm nơi nào có. Phố Kì Lừa sầm uất ở bên sông Kỳ Cùng; của ngon vật lạ chẳng thiểu thứ chi. Tượng đá nàng Tô Thị ờ trên đỉnh núi, Thủy chung son sắt chờ chồng nắng mưa dãi dầu mấy nghìn năm. Chùa Tam Thanh ẩn sâu trong hang đá, cõi Phật lùi vào chốn u tịch, chỉ nghe thấy tiếng nước từ những nhũ đá nhỏ giọt thánh thót, đếm thời gian, tự ngàn xưa. Xứ Lạng của anh đẹp như vậy đó! Sông núi, phố thị, chùa chiền, danh thắng liên kết với nhau, tạc nên một khung cảnh tuyệt vời khiến cho những văn nhân, tài tử đã từng tới đây đều để trái tim mình rung động thành thơ. Lịch sử giữ nước của dân tộc Việt đã ghi lại bao trang sử anh hùng của người xứ Lạng. Một ải Chi Lăng hiểm trở, một cái tên Quỷ Môn Quan gắn liền với giai thoại thập nhân khứ, nhất nhân hoan (mười người đi chỉ có một người trở về) đã làm khiếp sợ đời đời lũ quân xâm lược phong kiến phương Bắc, cũng đáng tự hào lắm thay! Vậy nên anh tha thiết mời những ai có lòng yêu cái Đẹp, hãy lên xứ Lạng cùng anh! Hai câu ca dao trên không chi nhằm giới thiệu về cảnh đẹp xứ Lạng mà còn là lời bày tỏ tình yêu quê hương thắm thiết của chàng trai. Đúng là có cả hai ý ấy nhưng đó mới chỉ là cơ sở và điều kiện, còn nguyên nhân và mục đích của sự giới thiệu hào hứng say mê ấy lại thuộc về chỗ khác. Điều này được bài ca dao thể hiện một cách kín đáo, tế nhị:Ai lên xứ Lạng cùng anh,Bõ công bác mẹ sinh thành ra em. Đại từ phiếm chỉ Ai nhiều lần xuất hiện trong ca dao, nhất là trong ca dao tỏ tình. Ai ở đây chính là em, là cô gái được chàng trai tha thiết mời lên xứ Lạng. Cách gọi em bằng Ai làm cho đối tượng tỏ tình trực tiếp trở thành gián tiếp, xác định trở thành không xác định. Đây là cái “mẹo” giúp chàng trai tránh được sự đường đột khó nói mà vẫn ngỏ được ý mình và khiến cho cách tỏ bày càng thêm tình tứ. Hai từ bõ công có nghĩa là xứng công, đáng công, khỏi uổng công. Mà công ờ đây là công sinh thành của bác mẹ (cách gọi theo lối xưa – tức là cha mẹ). Theo suy nghĩ của chàng trai, nếu cô gái bỏ lỡ dịp may lên xứ Lạng thì quả là uổng phí!Em hãy lên xứ Lạng cùng anh, cho Bõ công bác mẹ sinh thành ra em – người con gái nết na xinh đẹp mà anh thầm yêu trộm nhớ. Em bên anh, chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức những hương vị lạ lùng của nhiều sản vật bày bán ở phố chợ Kì Lừa sầm uất, cùng thấm thía bài học nghĩa tình thủy chung ẩn chứa trong bức tượng nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng, cùng lắng nghe cho thấu tận tâm linh cái không khí thiêng liêng của cảnh chùa Tam Thanh u tịch. Xứ Lạng tuy xa xôi nhưng cảnh đẹp, người hùng với nhiều chiến công làm rạng rỡ non sông. Anh tin rằng, nếu có em bên cạnh thì cảnh ấy, tình này sẽ cảng đẹp đẽ, quyến rũ bội phần. Trên quê hương yêu dấu đẹp như gấm như hoa, chúng ta sẽ chung tay xây dựng cuộc đời làm cho sự sống mãi mãi sinh sôi. Quê hương như thế, con người như thế, hỏi làm sao không thương, không quý, không hãnh điện tự hào?! Tất cả cảm xúc trong bài ca dao trên đã kết thành một tình yêu mênh mông, sâu nặng nghĩa tình. Thì ra lời giới thiệu về vẻ đẹp kì thú của quê hương xứ Lạng thú vị thay lại là lời tỏ tình say đắm, chân thành của chàng trai với người yêu. Trong thơ ca, ý ở ngoài lời là vậy. Theo: Thái Bảo Điều hướng bài viết Previous Bài viếtNext Bài viết

Bài viết liên quan

Leave a Comment Cancel Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Type here..

Name*

Email*

Website

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Tìm kiếmTìm kiếm

Bài đăng gần đây nhất

  • Breaking Barriers: Inclusive E-Learning Practices for Students with Diverse Needs

    Breaking Barriers: Inclusive E-Learning Practices for Students with Diverse Needs

    10/08/2023
  • Unlocking Convenience: The Rise of Online Banking and Its Impact on Modern Lifestyles

    Unlocking Convenience: The Rise of Online Banking and Its Impact on Modern Lifestyles

    10/08/2023
  • From Rags to Riches: The Unbelievable Stories of Stock and Crypto Millionaires

    From Rags to Riches: The Unbelievable Stories of Stock and Crypto Millionaires

    10/08/2023
  • Privacy vs. Security: Debating the Boundaries of Surveillance Laws in the Digital Era

    Privacy vs. Security: Debating the Boundaries of Surveillance Laws in the Digital Era

    10/08/2023
  • Breaking Barriers: Internet Satellites Pave the Way for Global Connectivity

    Breaking Barriers: Internet Satellites Pave the Way for Global Connectivity

    10/08/2023
  • The Importance of Insurance: Protecting Your Assets and Future

    The Importance of Insurance: Protecting Your Assets and Future

    10/08/2023

Mục lục

  • Phân tích bài ca dao Đồng Đăng có phố kì lừa – Bài mẫu 1
  • Phân tích bài ca dao Đồng Đăng có phố kì lừa – Bài mẫu 2
  • Phân tích bài ca dao Đồng Đăng có phố kì lừa – Bài mẫu 3
Scroll to Top

Từ khóa » đồng đăng Có Phố Kỳ Lừa Phương Thức Biểu đạt