Phân Tích Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh Của Lí Bạch
Có thể bạn quan tâm
Phân tích bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
2. Thân bài
- Hai câu thơ đầu (Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương.)Một đêm trăng đẹp và thanh tĩnh những nhà thơ trằn trọc không ngủ được
- Trăng sáng đến nỗi như sương, trăng sáng tràn ngập cả một không gian
- Cảnh đêm trăng mang một vẻ đẹp dịu êm, thơ mộng và xinh đẹp
- Tâm trạng nhớ quê của nhà thơ
- Hai câu thơ cuối (Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.)Qua hai câu thơ ta thấy được tâm hồn nhà thơ hòa quyện với thiên nhiên với ánh trăng xinh đẹp
- Nhưng nhà thơ cũng thể hiện sự nhớ quê da diết
- Quê hương luôn ở trong lòng, tâm trí của tác giả
3. Kết bài
- Nêu ý kiến của em về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Nhà thơ Lý Bạch xuất hiện giữa thi đàn của thơ Đường giống như một vị tiên thi, thơ của ông không chỉ mang tâm hồn phóng khoáng và lãng mạn mà đôi khi đó còn là một tâm hồn nhạy cảm và giàu lòng yêu quê hương đất nước. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh chính là bài thơ thể hiện cho tâm hồn đó, tình cảm sâu nặng của nhà thơ với quê hương đã được thể hiện sâu sắc trong bài thơ.
Chủ đề ngắm trăng nhớ quê là một chủ đề khá phổ biến trong thơ ca cổ, Lý Bạch cũng đã sử dụng chủ đề quen thuộc này, nhưng với tài năng và cách cảm nhận riêng của ông, bài thơ dường như có những nét đặc sắc riêng biệt về cả nội dung và nghệ thuật. Hai câu thơ đầu của bài thơ là những vần thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng thanh tĩnh, đẹp đẽ và huyền ảo:
“Đầu giường ánh trăng rọiNgỡ mặt đất phủ sương”
Câu thơ làm nổi bật lên cả về không gian và thời gian, đó là đêm khuya trong không gian tĩnh lặng tràn ngập ánh trăng, ánh trăng đã len lỏi vào cả căn phòng, nơi nhà thơ đang nằm nghỉ. Người đọc có thể cảm nhận rõ không gian yên ắng, tĩnh lặng trong bức tranh ấy, cái tĩnh lặng không phải ở nhan đề bài thơ mà đã được gợi lên từ không gian chỉ có ánh trăng, không có sự xuất hiện của âm thanh, đó là một sự tĩnh lặng tuyệt đối. Trong không gian tĩnh lặng ấy, nhà thơ nhìn ra ánh trăng mà “ngỡ mặt đất phủ sương”, ánh trăng với màu trắng nhẹ in trên mặt đất khiến cho không gian thêm huyền ảo, tác giả đã từ sự cảm nhận bằng thị giác đến cảm nhận bằng xúc giác. Chính ánh trăng đẹp đẽ và không gian tĩnh lặng ấy đã là chất xúc tác để nhà thơ nhớ về nơi cố hương.
“Ngẩng đầu nhìn trăng sángCúi đầu nhớ cố hương”
Sau khoảnh khắc ngỡ ngàng trước ánh trăng trong không gian, nhà thơ ngẩng mặt lên và nhìn ánh trăng sáng, ánh trăng là biểu tượng cho sự đoàn viên. Trong hoàn cảnh đêm khuya lại có một mình nơi đất khách quê người, tác giả không khỏi nhớ về nơi quê nhà, cố hương của mình. Đó chính là tức cảnh sinh tình, hai câu thơ như đối lập nhau nhưng sự đối lập đó chính là nét đặc biệt về nghệ thuật và nội dung: ngẩng – cúi, nhìn – nhớ, trăng sáng – cố hương. Khi ngẩng đầu nhà thơ chợt bắt gặp với những điều gần gũi, thân thuộc đó chính là ánh trăng, sự đoàn viên, rồi sau đó vì những hoài niệm về quê cũ, mảnh đất cũ và những con người cũ đã bao năm không gặp lại, nhà thơ cúi đầu thể hiện nỗi xót xa khó lòng bày tỏ. Bài thơ được làm theo lối thơ cổ, không ràng buộc niêm luật chặt chẽ nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu cuối sinh tình.
Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi, mộc mạc và giàu chất biểu cảm, bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của tác giả Lý Bạch không chỉ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn thể hiện được nỗi lòng và tình yêu quê hương tha thiết của một người con xa xứ.
Bài mẫu 2:
Bài làm
Lí Bạch không chỉ được biết đến với tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn mà ông còn được biết đến với tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng yêu quê hương đất nước. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đã thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương của mình.
Chủ đề chính của bài thơ là “vọng nguyệt hoài hương” (ngắm trăng nhớ quê) là chủ đề khá phổ biến trong thơ ca cổ. Lí Bạch cũng sử dụng chủ đề quen thuộc này, nhưng bằng tài năng và cách cảm riêng của mình ông đã đem đến cho bài thơ những nét đặc sắc riêng cả về nội dung và nghệ thuật.
Hai câu thơ đầu miêu tả khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, huyền ảo:
Sàng tiền minh nguyệt quangNghi thị địa thượng sương
Thời gian đã về khuya, cả không gian tĩnh lặng, tràn ngập ánh trăng, ánh sáng của trăng len lỏi vào cả căn phòng đặc biệt là nơi tác giả nằm ngủ. Hai chữ “minh” và “quang” đều nói về ánh sáng, bổ sung cho nhau làm cho sáng càng thêm sáng. Không gian yên ắng, tĩnh lặng, cái yên lặng không chỉ được thể hiện ở nhan đề bài thơ “tĩnh” mà còn được gợi lên từ không gian chỉ có màu sắc – tràn ngập ánh trăng, không hề xuất hiện âm thanh – sự tĩnh lặng tuyệt đối.
Trong không gian tĩnh lặng, vừa hư vừa thực đã khiến tác giả liên tưởng: “ngỡ mặt đất phủ sương”. Ánh trăng sáng dường như mang màu trắng nhẹ, không gian trở nên huyền ảo, ánh trăng mà cứ ngỡ sương phủ. Từ nhận biết bằng thị giác (nhìn ánh trăng) đến sự cảm nhận bằng xúc giác (sương thu). Hai chữ “nghi thị” (ngỡ là) cho thấy khung cảnh đã được cảm nhận qua cảm xúc chủ quan của tác giả.
Ánh trăng đẹp đẽ, huyền diệu chính là tác nhân khiến tác giả nhớ về quê hương mình: “Cử đầu vọng minh nguyệt/ Đê đầu tư cố hương”. Sau khoảnh khắc ngỡ ngàng với ánh trăng, với sương thu, tác giả ngẩng mặt và bắt gặp ánh trăng sáng. Khung cảnh làm cho kẻ xa quê dễ nhớ về quê nhà. Hơn nữa lại trong thời gian đêm khuya, chỉ có một mình, vì vậy nhìn ánh trăng tròn vành vạnh, ánh trăng đoàn viên thì sao tác giả có thể không nhớ về quê hương cho được. Tức cảnh mà sinh tình vậy. Có lẽ sau khoảnh khắc ấy tác giả không thức chỉ vì ánh trăng, vì vẻ lung linh huyền ảo mà nó tạo ra nữa, mà thao thức vì nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, người thân.
Bài thơ làm theo lối cổ thể, không bị ràng buộc bởi những quy tắc niêm luật chặt chẽ, nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của một bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau sinh tình. Nghệ thuật đối tài tình làm nổi bật nỗi nhớ quê hương da diết, khắc khoải của tác giả. Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên như buột miệng thành lời mà ý tứ hàm súc sâu xa.
Với ngôn ngữ giàu chất biểu cảm, bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của người con xa xứ. Đồng thời bài thơ còn cho thấy dù ở bất cứ nơi đâu thì tình yêu quê hương cũng là một tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc nhất của mỗi con người.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương da diết khi nhà thơ Lí Bạch đang ở quê người. Để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ cũng như hiểu được nỗi lòng của tác giả, các em có thể tham khảo bài văn cảm nhận về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Từ khóa » Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh Lý Thuyết
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh Sáng ...
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Lí Bạch - Ngữ Văn 7 - Hoc247
-
Bài Thơ Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh | Ngữ Văn Lớp 7
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - TopLoigiai
-
A. Nội Dung Tác Phẩm Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Haylamdo
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Lí Bạch | Tác Giả
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Lý Bạch
-
Soạn Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh (trang 123)
-
Tìm Hiểu Chung Về Tác Phẩm Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh
-
Nội Dung Chính Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Tech12h
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh (Tình Dạ Tứ) - Hoc24
-
Đề Văn 7: Phân Tích Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh Của Lí Bạch
-
Lý Thuyết Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Hàng Hiệu
-
Phát Biểu Cảm Tưởng Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh 2023