Phân Tích Bài Thơ Ánh Trăng (Nguyễn Duy) Và Đồng Chí (Chính Hữu)
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Văn Mẫu >>
- Văn Nghị Luận
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.83 KB, 16 trang )
PHÂN TÍCH BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” (NGUYỄN DUY)VÀ “ĐỒNG CHÍ” (CHÍNH HỮU)•Phân tích bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn DuyNguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở Thanh Hóa. Ôngđã được trao giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973.Nguyễn Duy trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻthời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Nguyễn Duy cónhững tác phẩm nổi tiếng như: cát trắng, mẹ và em, đãi cát tìm vàng,ánh trăng,…Trong đó bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ngườiđọc về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” là bài thơ Ánh trăng. Tậpthơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội Nhà văn ViệtNam năm 1984.Từ lâu, sự dịu hiền, trong sáng của ánh trăng khi màn đêm buông xuốngpha lẫn với chút ma mị đã tạo nên nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca.Nếu như Nam Cao nhận xét ánh trăng là sự lừa dối thì theo Nguyễn Duyánh trăng lại là người bạn thủy chung muôn đời.Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có một đoạn như sau:“ Thình lình đèn điện tắt…Vội bật tung cửa sổĐột ngột vầng trăng tròn”Tại sao nhà thơ lại đặt ra hoàn cảnh với những từ mang sắc thái bấtngờ, không lường trước như vậy? Thế thì, chúng ta cùng tìm hiểu bàithơ Ánh Trăng để hiểu về ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn” mà tác giảmang đến và trả lời cho câu hỏi trên nhé!Mở đầu bài thơ, tác giả hồi tưởng về một quá khứ giản đơn nơi làngquê của mình.Nơi có những kỉ niệm tuổi thơ – những lúc nô đùa trêncánh đồng hay lúc cùng bọn trẻ tắm mát dưới sông. Nét giản dị mà đầykỉ niệm nơi đồng quê ấy gợi lên cho tác giả về một ánh trăng trong trẻo,nên thơ.“Hồi nhỏ sống với đồngVới sông rồi với bể”Ánh trăng là một kí ức tuổi thơ đẹp không chỉ của tác giả mà còn là kỉniệm của nhiều người khác. Những lúc rước đèn trung thu hay tụm lạitrò chuyện vào đêm đã tạo nên ánh trăng gần gũi , vẻ nên thơ của cuộcsống. Ánh trăng không chỉ gắn liền với những buổi chơi vào đêm của tácgiả mà còn theo chân ông khi chiến đấu.“ Hồi chiến tranh ở rừngVầng trăng thành tri kỉTrần trụi với thiên nhiênHồn nhiên như cây cỏNgỡ không bao giờ quênCái vầng trăng tình nghĩa”Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính.Khi sống trong rừng không có đèn, không có điện chỉ có ánh trăng soiđường. Ánh trăng chính nghĩa đã thắp sáng con đường bảo vệ tổ quốccủa những người chiến sĩ. Tuy con đường chiến đấu gian nan vất vảnhưng những người lính vẫn rất lạc quan, yêu đời. Họ hát cùng ánhtrăng, làm thơ cùng ánh trăng, tâm sự cùng ánh trăng – ánh trăng đãgửi một nguồn sáng tích cực đến những người lính. Bài thơ “đồng chí”cũng cho thấy sự gắn bó của trăng với người lính qua hình ảnh “ đầusúng trăng treo”. Và ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỉ luôn đồnghành cùng người lính trong đêm.“Ngỡ không bao giờ quênCái vầng trăng tình nghĩa”Từ “ngỡ” có nghĩa là: nghĩ là, cho là như thế nào đó nhưng sự thậtkhông phải thế. Điều đó cũng cho thấy việc mà tác giả nghĩ “ không baogiờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” sẽ có thể không xảy ra ở tương lai.Và điều đó đã được chứng minh ở những câu tiếp theo của bài thơ:“Từ hồi về thành phốQuen ánh điện, cửa gươngVầng trăng đi qua ngõNhư người dưng qua đường”Tiền tài, vật chất đã lu mờ tất cả. Mọi người đều nói là cái tình, cái nghĩamới quý chứ tiền, vật chất mất đi thì vẫn kiếm lại được. Nhưng mấy aicó thể thoát khỏi được sự cám dỗ của vật chất. Bạn có món đồ chơimới, hiện đại; cái áo mới rất xinh thì bạn có cần món đồ chơi cũ, cái áocũ nữa không hay thậm chí là bạn vứt chúng đi. Bạn giàu có thì nhiềungười nịnh nọt bạn và bạn giúp đỡ nhiều người nhưng đến khi sa cơthất thế thì mấy ai giúp đỡ bạn.Đúng, cuộc đời vẫn còn nhiều ngườisống có tình có nghĩa nhưng cũng không thiếu những người vong ân bộinghĩa “ qua cầu rút ván”. Khi hòa bình lập lại, nhà thơ về thành phốquen với ánh đèn điện lung linh nơi ấy mà quên mất người bạn tri kỉhằng đêm vẫn đi qua ngõ. Thành ngữ có câu: “có trăng quên đèn”nhưng trong trường hợp này dường như là “ có đèn quên trăng”.“Người dưng” có nghĩa là: người không có quan hệ họ hàng , khôngthân thiết, quen biết gì với người được nói đến. Tác giả đã sử dụng biệnpháp nhân hóa : vầng trăng “đi” qua ngõ, làm cho vầng trăng có linhhồn. Đồng thời tác giả so sánh “ vầng trăng” với “ người dưng” tạo sựxa cách. Dường như lời hứa “ không bao giờ quên cái vầng trăng ngàyấy” nay đã không còn nữa. Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” – người khách qua đường xa lạ. Sự thay đổi của hoàn cảnhsống – không gian khác biệt , thời gian cách biệt, điều kiện cách biệt đãlàm Nguyễn Duy trở thành người bội bạc. Như bài hát “ thói đời” củatác giả trúc phương đã phần nào nói lên sưc mạnh vật chất che lấp tìnhnghĩa:“Đường thương đau đày ải nhân gianai chưa qua chưa phải là người.Trông thói đời cười ra nước mắt.Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu.Giờ giàu sang quên kẻ tâm giaocòn gian dối cho nhau.”Và một tình huống bất ngờ đã xảy ra:“Thình lình đèn điện tắtPhòng buyn- đinh tối omVội bật tung cửa sổĐột ngột vầng trăng tròn”“ buyn- đinh” có nghĩa là: tòa nhà cao, nhiều tầng, hiện đại. Một tìnhhuống bất ngờ đã xảy ra đó là mất điện, điều bất ngờ đó đã được thểhiện qua từ “ thình lình” – bất ngờ, không biết trước. Mất điện khiếncho căn phòng trở nên tối om, dường như cũng từ lúc này nhà thơ mớinhớ đến ánh sáng trăng và “vội bật tung cửa sổ” như thể mời một vịkhách tới nhà sợ mình chậm trễ vị khách sẽ bỏ đi. Một hành độngtưởng chừng rất là bình thường là mở cửa sổ để ánh sáng trăng soi sángcăn phòng nhưng từ hành động đó khi “đột ngột”- sự ngạc nhiên,không đoán trước, thấy vầng trăng tròn thì những kí ức quá khứ ùa về.Vầng trăng vẫn tròn thể hiện sự chung thủy, vẹn nguyên theo nămtháng.“ Ngửa mặt lên nhìn mặtCó cái gì rưng rưngNhư là đồng là bểNhư là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnhKể chi người vô tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình”Tác giả ngước mặt lên nhìn về phía vầng trăng, mặt đối mặt, những kíức cứ thế ùa về. Kỉ niệm về sự gắn bó trong thời gian chiến đấu giankhổ; kỉ niệm hồn nhiên, giản đơn của tuổi thơ nơi làng quê; tất cả, tất cảnhư một cuốn phim được mở với tốc độ nhanh. Tác giả cảm thấy thânthuộc, gần gũi khi nhìn trăng. Trăng vẫn cứ tỏa sáng vào đêm, vẫn cứ dõitheo Nguyễn Duy, trăng vẫn chung thủy như ngày nào chỉ có nhà thơ làthay đổi. Nhà thơ không còn nhớ gì về khoảng thời gian kề vai sát cánhbên trăng trong những đêm lạnh giá trong rừng khi về thành phố, nhàthơ đã quên đi người bạn tri kỉ của mình.Nên đến lúc gặp lại, nhớ lạiNguyễn Duy bỗng thấy rưng rưng (nước mắt ứa ra đọng đầy tròngnhưng chưa chảy xuống thành giọt) thể hiện sự sửng sờ, nghẹn ngào.Tác giả sử dụng phép so sánh “ như là đồng là bể”, “như là sông làrừng” – cảm giác quen thuộc trào dâng, đồng, bể, sông, rừng cũng làmối liên hệ với những câu trước, liên tưởng đến lúc nhỏ và lúc chiếnđấu. Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh thể hiện sự thủy chung sautrước một lòng dù con người vô tình với nó , thể hiện sự bao dung, dịuhiền và khiến chúng ta – những con người đang quay quần trong cuộcsống thường nhật, phải bừng tỉnh nhìn lại chính mình.“Ánh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình”Im lặng là điều khiến người ta thức tỉnh và sợ nhất. Thay vì những lờitrách móc về sự bội bạc của con người thì trăng lại cứ nghiêm nghị, trònđầy và im phăng phắc. Sự trách móc, chửi bới đôi khi lại khiến ta cảmthấy nhẹ lòng hơn là sự im lặng. Nhà văn William nói “im lặng là sựhùng biện cuối cùng của nổi buồn”, hay như Thomas Carlyle nói “ sự imlặng hùng biện hơn lời nói”. Có lẽ chính sự im lặng ấy đã khiến conngười càng thêm hối hận, và khiến người ta giật mình. Lúc này nhữngcâu thơ dường như hối hả hơn khiến người đọc nghẹn ngào trong từngcâu chữ. Thực tế thì “trăng” đâu thể nói nhưng đối với nhà thơ thì trănglà người bạn tri kỉ và có linh hồn. Khi họ còn trách móc bạn nghĩa là họcòn quan tâm bạn và có thể chịu đựng nhưng khi họ im lặng nghĩa làbạn đã làm họ tổn thương rất nhiều vì sự bội bạc của bạn.Bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, dễhiểu; sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa; có những từ ngữ, tìnhhuống thể hiện sự bất ngờ; nhịp điệu hối hả ở cuối bài thơ; giọng điệutâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm.Bài thơ là lời thức tỉnh cho nhiều người. Với nhịp sống hiện đại, hối hảnhư ngày nay nhiều người bị vòng xoáy công việc cuốn đi mà quên đinhững điều tốt đẹp quanh mình. Ánh trăng tỏa sáng lên tâm hồn mỗingười – đừng vì lợi ích trước mắt (tiền, vật chất, danh vọng) mà đánhmất bản thân mình, hãy sống có tình, có nghĩa, thủy chung. Đúng là“không tiền cạp đất mà ăn” nhưng việc đánh đổi nghĩa tình chạy theodanh vọng tiền bạc sẽ đi đôi với hậu quả khôn lường. quả thật sức hútcủa danh vọng, vật chất rất lớn khiến con người thờ ơ với nhau và ngàycàng lạnh lùng. Nhiều người còn không biết người cạnh nhà mình là aithậm chí bất chấp tính người vì lợi ích mà giết hại bạn bè, người thân.Phải sống thủy chung sau trước một lòng và không chối bỏ đi quá khứcủa mình. Phải biết ơn những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và giúpđỡ mình . Biết ơn cha mẹ đã sinh thanh và nuôi dưỡng minh; biết ơnông bà, người thân đã quan tâm, chăm sóc minh; quý trọng nhữngngười bạn giúp đỡ và chia sẻ cùng mình; kính trọng thầy cô giáo; và đểđược sống trong xã hội hòa bình, hiện đại như ngày nay thì chúng ta cầnphải biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã có công dựng nước và giữ nước.Là học sinh, chúng ta phải chăm ngoan, học giỏi, uống nước nhớ nguồn(biết ơn, ghi nhớ ngày 27/7; 20/11; …),…Ánh trăng là một bài thơ hay của Nguyễn Duy mang tính triết lí sâu sắc.Nó nhắc nhở chúng ta cần sống thủy chung sau trước, tránh bị nhữnggiá trị vật chất làm lu mờ ý chí. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc về thái độsống “uống nước nhớ nguồn”.PHÂN TÍCH BÀI THƠ “ ĐỒNG CHÍ” ( CHÍNH HỮU )Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Ông làmthơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơông không nhiều nhưng đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hìnhảnh chọn lọc, hàm xúc. Năm 2000, Chính Hữu được nhà nước trao tặnggiải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tập thơ Đầu súng trăngtreo là tác phẩm chinh của ông trong đó có bài thơ để lại ấn tượng vềtình đồng đội trong kháng chiến chống pháp là bài thơ “đồng chí” (sángtác năm 1948)Nhan đề bài thơ là “ đồng chí”, “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết vềnhững con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị,cơ quan; mà hơn thế, ông muốn viết về tình đồng đội, về những conngười đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đoàn kết chiến đấu bảo vệ Tổquốc, họ sẵn sàng hi sinh vì đồng đội, vì tổ quốc.Nhà thơ mở đầu bằng các câu:“Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”Một nơi thì “nước mặn đồng chua” (là vùng đất nhiễm mặn ở ven biểnvà vùng đất phèn có độ chua cao, là vùng đất xấu), còn một nơi thì “đấtcày lên sỏi đá”. Đó đều là những vùng đất nghèo khó trồng trọt, chănnuôi. Dù không hề quen biết nhau, khác quê hương, khác tính tìnhnhưng họ có điểm chung như: xuất phát từ làng quê nghèo; phải rời bỏgia đình, quê hương, không quản khó khăn để thực hiện lí tưởng bảo vệtổ quốc. Những điểm chung ấy dường như đã lấn ác những điểm riêngđể rồi cuối cùng họ gặp nhau nơi chiến trường.“Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau”Họ giống như 2 chùm sáng hội tụ, hội tụ nơi lí tưởng cao đẹp. “Anh vớitôi đôi người xa lạ” tại sao nhà thơ không sử dụng từ “hai” mà là từ“đôi”. Điều đó thể hiện sự gắn bó mật thiết của hai người, đôi khi anhvà tôi là hai cá thể khác nhau nhưng đôi khi anh chinh là tôi và ngượclại.Đã là những người lính, đã mang trên vai trách nhiệm đem lại hòa bìnhcho dân tộc thì các anh đã phải cùng trãi qua những năm tháng khókhăn cùng nỗi nhớ gia đinh, quê hương da diết.“Súng bên súng, đầu sát bên đầuĐêm rét chung chăn thanh đôi tri kỉĐồng chí!Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không, mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính”Súng là hình ảnh quen thuộc trong chiến tranh. Súng là hình ảnh mạnhmẽ và có sức ảnh hưởng ghê gớm. Không ai ngoài các anh chiến sĩ cóthể biết được sự nguy hiểm của nó – mùi cay nồng của thuốc súng, tínhsát thương cao. Hình ảnh “ súng” của nhà thơ không chỉ là sự khắcnghiệt của chiến tranh mà còn là sự mạnh mẽ và đoàn kết của nhữngngười đồng chí. “ Súng bên súng”, “ đầu sát bên đầu” đã thể hiện tìnhđòan kết của các anh, dù nguy hiểm nhưng các anh vẫn vác súng lên vaivà luôn kề vai sát cánh cùng đồng đội.“ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”Chính nhờ những đêm ngủ trong rừng lạnh giá mà tình đồng đội lạicàng được thắt chặt. Họ chia sẻ với nhau một cái chăn và rồi trở thanhtri kỉ của nhau. Bài thơ như một lời thủ thỉ về cuộc sống của nhữngngười lính mộc mạc, đòan kết, quyết tâm chiến thắng, để rồi thốt lênhai từ thân thương:“ Đồng chí !”Câu thơ “đồng chí” ấy thật đặc biệt. Nó chỉ có hai từ và sau nó là mộtdấu chấm than, dường như câu thơ là tiếng gọi thân thương của tác giả.Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà những người lính đã rời bỏ gia đìnhcủa họ:“Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính”Dù ở nơi chiến trường nhưng những người lính vẫn luôn nhớ về quêhương, nhớ cha mẹ già, nhớ vợ và con thơ,…Nỗi lo vì gian nhà trốngkhông người sửa sang mỗi khi gió lùa, lo về ruộng nương, xóm làng.Hình ảnh giếng nước gốc đa là hình ảnh quen thuộc nơi đồng quênhưng dường như nó còn là hình ảnh mẹ đợi con, vợ đợi chồng,…Trong hoan cảnh khốc liệt, khó khăn của chiến tranh những người đồngchí vẫn lạc quan và cùng chia sẻ, vượt qua khó khăn :“ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán ướt mồ hôiÁo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buôt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay”Tuy chiến tranh là một tội ác. Nó đã cướp đi sinh mạng nhiều người làmmẹ mất con, vợ mất chồng, con xa cha, nó tàn phá đất đai, nhàcửa,..Nhưng chính trong sự khắc nghiệt ấy lại làm nổi bật tinh đồng chícao đẹp. Họ cùng trãi qua những cơn cảm sốt :“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán ướt mồ hôi”Họ phải sống trong điều kiện thiếu thốn: Thiếu thốn tinh cảm gia đinh,thiếu thốn vật chất (áo, quần,..) nhưng họ lại chan chứa tinh đồng đội.Những người lính ra trận với bộ quần áo đơn sơ, đôi dép lốp cùng ý chíchiến đấu mạnh mẽ ngòai ra chẳng có gì. Chiến đấu không phải chuyệnngày một ngày hai mà là nhiều năm trời, vậy thì vài bộ quần áo đơn sơấy làm sao có thể chịu nổi thời tiết khắc nghiệt cùng cơn mưa đạn.Trong rừng thật sự rất lạnh khi đêm xuống vậy mà các anh chỉ mangchiếc dép lốp mòn hay thậm chí là đi chân đất:“Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váChân không giày”Các anh phải có ý chí mạnh mẽ lắm mới có thể chống nổi điều kiện sốngnhư thế. Các anh sống chân thanh, giản dị , áo quần rách thì họ kiếmmiếng vải nào đó vá lại hoặc chịu đựng cái nắng nóng, lạnh giá; Châncủa những người lính đã chai sần vì không giày dù thời tiết có lạnh thìtình đồng đội vẫn sẽ sưởi ấm, cùng nhau vượt qua. Và cũng chínhnhững dấu tích chiến tranh để lại ấy mà tôi căng thêm khâm phục vàbiết ơn những người chiến sĩ. Nhưng dù như thế nào thì các anh vẫn lạcquan, yêu đời: các anh cùng hát, cùng cười, cùng giúp nhau hoàn thànhnhiệm vụ giải phóng dân tộc.“Miệng cười buốt giáThương nhau tay nắm lấy bàn tay”Nụ cười luôn nở trên môi các anh nhất là khi thắng trận. Hình ảnh “Taynắm lấy bàn tay” cho thấy sự đoàn kết và ý chí quyết chiến quyết thắng.Hình ảnh đó thể hiện sự mạnh mẽ, quyết tâm và đoàn kết – là hình ảnhđẹp. Tác giả có thể kết thúc ở đây nhưng không :“ Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo”Những câu thơ trên gợi tả được những gian khổ của người lính trongcuộc chiến tranh giành độc lập đầy cam go, khốc liệt. Những người línhphải canh gác vào đêm trong rừng hoang vắng, sự mờ ảo và lạnh giá từsương muối càng khiến mọi thứ khó quan sát và trở nên lạnh lẽo hơn.Trong hoàn cảnh canh gác vất vả không được nghỉ ngơi nhưng nhữngngười lính không hề cảm thấy mệt mỏi mà còn tràn đầy năng lượng vàcó tâm hồn thi sĩ khi nhìn thấy ánh trăng mờ ảo dịu kỳ. Hình ảnh “đứngcảnh bên nhau” cho thấy sự đoàn kết. Họ không hề cô đơn giữa khurừng rộng lớn vì họ có những người đồng đội – những người an hemtuy không cùng huyết thống nhưng than thiết hơn máu thịt ruột rà, vàánh trăng chính nghĩa luôn dõi theo họ. Những người lính sẵn sàngnghênh đón kẻ thù với tâm thế chủ động. Dù đất nước ta không lớnbằng Pháp, Mĩ , không có những vũ khí tối tân như đế quốc Mĩ hungmạnh nhưng ta có chiến lược, có tình đồng đội và tình yêu nước mạnhmẽ không gì có thể ngăn được.“ Đầu súng trăng treo”Đó là câu thơ kết thúc đặc sắc, đầy sáng tạo của nhà thơ Chính Hữu.“Đầu súng” là hình ảnh của chiến tranh, bom đạn, chết chóc và đó cũnglà hình ảnh mạnh mẽ, hiên ngang của những người chiến sĩ. Còn “trăng”lại là hình ảnh lãng mạn, trữ tình, mềm mại và cũng là ước muốn hòabình. “ Trăng treo” là trăng nửa cuối tháng âm lịch, đêm đến đã thấysẵn trên trời. Tác giả sử dụng hình ảnh “trăng treo” tạo cảm giác huyềndịu, phải chăng nhà thơ mong muốn đất nước sẽ hòa bình như vầngtrăng dịu hiền, phát triển như ánh sáng trăng vào đêm. Tuy “đầu súng”và “trăng treo” là hai hình ảnh đối lặp nhau nhưng khi đặt cạnh nhau lạitrở thành một bức tranh hoàn hảo, đúng là nam châm chỉ hút nhau khikhác cực.Bài thơ “ đồng chí” của Chính Hữu sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ giản dị,chân thưc, cô đọng, giàu sức biểu cảm; sáng tạo mới lạ ở câu thơ “ đầusúng trăng treo”.Tuy ngôn ngữ mộc mạc nhưng không kém phần lãngmạn, đậm đà chất thơ. Bài thơ như một lời thủ thỉ về hình tượng ngườilính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ. Ngoài ra tác giả còn khắchọa cuộc sống thiếu thốn và gian nan của những người lính bên cạnhtính cách chân thành, lạc quan và lí tưởng cách mạng cao đẹp của họ.Để có được cuộc sống hòa bình, hiện đại như ngày hôm nay thì phải kểđến công lao to lớn của những người chiến sĩ. Họ đã hi sinh cả cuộc đờivì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vì thế chúng ta phải chăm ngoan, họcgiỏi để sau này xây dựng đất nước không phụ sự hi sinh to lớn của cácanh và phải tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người chiến sĩ. Bên cạnhđó chúng ta còn học được tinh thần đoàn kết qua bài thơ, nhờ tinhđoàn kết mà chúng ta có thể vượt qua tất cả. Một tập thể lớp, cơ quansẽ không đạt thành tích cao nếu các học sinh, nhân viên cứ đấu đánhau. Việc đấu đá như thế vô tinh lại khiến cho kẻ thù có cơ hội khiêukhích chúng ta và dễ khiến chúng ta đanh mất bản thân. Vì thế, sự đoànkết là điều cần thiết trong một tập thể:“Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao”Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnhngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện tự nhiên, bình dị mà sâu sắctạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.Bài viết có vài chỗ sai xót mong bạn đọc bỏ qua.•Chân thành cám ơn bạn đọc !
Tài liệu liên quan
- Phân tích tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng pdf
- 8
- 5
- 31
- Giáo án Địa lý lớp 9 : Tên bài dạy : THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ potx
- 5
- 943
- 1
- tương tư của nguyễn bính phân tích bài thơ tương tư của nguyễn bính
- 5
- 1
- 4
- Phân tích ý nghĩa biểu trưng của tựa đề qua hình ảnh con tàu và âm hưởng tiếng hát của bài thơ
- 5
- 463
- 0
- PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐÒ LÈN CỦA NGUYỄN DUY
- 3
- 1
- 0
- Phân tích Bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính
- 5
- 738
- 0
- Phân tích bài thơ chạy giặc của nguyễn đình chiểu
- 3
- 684
- 0
- Phân tích bài thơ chạy tây của nguyễn đình chiểu
- 2
- 4
- 0
- Phân tích bài thơ chí anh hùng của nguyễn công trứ
- 4
- 4
- 9
- Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh ( chị) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?
- 7
- 860
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(523.76 KB - 16 trang) - Phân tích bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) và Đồng chí (Chính Hữu) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đồng Chí Liên Hệ ánh Trăng
-
So Sánh Hình Tượng “trăng” Trong “Đồng Chí” (Chính Hữu) Và “Ánh ...
-
Dàn ý So Sánh Hình Tượng Trăng Trong Đồng Chí (Chính Hữu) Và Ánh ...
-
Bài Văn Phân Tích Hình Tượng đầu Súng Trăng Treo Trong Đồng Chí Và ...
-
Hình ảnh ánh Trăng Trong Hai Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu Và Ánh T
-
So Sánh Hình ảnh Trăng Trong Đồng Chí Và Ánh Trăng - Thả Rông
-
So Sánh Hình Tượng Trăng Trong Đồng Chí (Chính Hữu) Và ...
-
Phân Tích Biểu Tượng Của Hình ảnh: đầu Súng Trăng Treo Trong Đồng Chí
-
Bài 48: Sự Gặp Gỡ Về Tâm Hồn Của Những Người đồng Chí Qua Hình ...
-
So Sánh Hình ảnh Trăng Trong Đồng Chí Và Ánh Trăng - Học Tốt
-
So Sánh ý Nghĩa Hình ảnh ánh Trăng Trong Bài Thơ Đồng Chí
-
Phân Tích Những Hình ảnh Biểu Tượng: đầu Súng Trăng Treo ( Trong ...
-
Top 11 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Đồng Chí Hay Nhất
-
Văn Mẫu Lớp 9: Phân Tích Khổ Cuối Bài Thơ Đồng Chí 2 Dàn ý & 12 ...