Phân Tích Bài Thơ đoàn Thuyền đánh Cá Của Huy Cận - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Lớp 9 >>
- Ngữ văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.41 KB, 7 trang )
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.Bài làmHuy Cận là một trong các nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ Mới với tập thơ “Lửa thiêng” (1940).Và sau năm 1945, Huy Cận cũng là một nhà thơ tiêu biểu cho nền văn học kháng chiến. Nếu trước cáchcách mạng tháng 8, Huy Cận mang một hồn thơ của "cái tôi" ảo não sầu bi – “một mạch sầu ngàn nămngấm ngầm trong cõi đất này” (Hoài Thanh) thì sau cách mạng tháng 8, Huy Cận hướng ngòi bút đếnsự hòa hợp riêng - chung, biểu hiện niềm vui và sự hòa nhập với cuộc đời mới. Bài thơ "Đoàn thuyềnđánh cá" rất tiêu biểu cho cảm hứng vũ trụ của Huy Cận, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệpcầm bút của ông. Tác phẩm được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958). Qua bài thơ, chúng tathấy được vẻ đẹp tráng lệ, hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động của ngư dân miền biển khiđứng trước cuộc sống mới, sau hòa bình lập lại.Bài thơ được sáng tác vào năm 1958, trong hoàn cảnh miền Bắc nước ta được giải phóng và đangtừng bước xây dựng Chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống mới trong không khí hào hứng, phấn khởi.Giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, Huy Cận tận mắt chứng kiếnsự hồi sinh của đất nước, của nhân dân, của con người lao động đang ra sức dựng xây làm đẹp choquê hương xứ sở. Từ đó mà Huy Cận có cảm hứng viết nên bài thơ.Thi phẩm là một sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ trong việc xây dựng hình ảnh bằng sựliên tưởng, tưởng tượng phong phú, hấp dẫn. Âm hưởng chung của toàn bài: khỏe khoắn, tươi vui, hàohùng, lạc quan mạnh mẽ.Trước hết là Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng náo nức của con người lao động ở hai khổ thơđầu. Đó là một bức tranh thiên nhiên vào lúc hoàng hôn buông xuống thật huy hoàng, tráng lệ:Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửaHình ảnh “mặt trời” đã được nhân hóa (xuống biển) và so sánh (như hòn lửa) trở nên sống động, huyhoàng. Đó là tín hiệu của sự vận động, chảy trôi của thời gian, báo hiệu thời khắc của ngày tàn đêmđến. “Sóng” và “đêm” cũng được nhân hóa với hành động “cài then” , “sập cửa”. Vũ trụ được hình dungnhư một ngôi nhà lớn đang vào đêm với động tác như con người: tắt lửa, cài then, sập cửa. Màn đêmnhư là tấm cửa khổng lồ đã sập xuống, còn những con sóng lượn là cái then cài. Thiên nhiên như dọndẹp để nghỉ ngơi sau một chu trình hoạt động.Giữa lúc thiên nhiên chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì đó lại là thời gian con người bắt đầu cuộcsống lao động:Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơiCâu hát căng buồm cùng gió khơi.Từng đoàn, từng đoàn thuyền lần lượt nhổ neo đẩy thuyền ra khơi. Phụ từ “lại” như vừa diễn tả sự đốilập giữa hoạt động của vũ trụ với hoạt động của đoàn thuyền; đồng thời cũng gợi lên tư thế chủ động,hết sức khẩn trương, mau lẹ, tích cực trong công việc mà hằng ngày cứ diễn ra lặp đi lặp lại của ngườidân chài lưới: "lại ra khơi". Tuy nhiên, khí thế ra khơi của họ vẫn hăm hở, náo nức, rộn rã tiếng nói,tiếng hát vui cười. “Câu hát căng buồm” là một hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn lạc quan, niềm vui và sứcmạnh của con người lao động. Và con người lao động như hiện lên làm chủ tự nhiên, làm chủ biển cả.Chính tiếng hát đã hòa cùng với gió trời thổi phồng cánh buồm, đẩy con thuyền tiến ra ra khơi xa. Tâmtư của người đánh cá gửi gắm trong tiếng hát: phấn khởi, say mê với công việc và niềm hi vọng tintưởng sẽ bắt được nhiều cá tôm, đem về làm giàu cho tổ quốc.Hát rằng cá bạc biển Đông lặngCá thu biển Đông như đoàn thoiĐêm ngày dệt biển muôn luồng sángĐến dệt lưới ta đoàn cá ơi!Với hình thức liệt kê hình ảnh các loài cá: cá bạc, cá thu, Huy Cận đã cho người đọc thấy sự giàu cócủa biển Đông. Biển Đông có rất nhiều cá và đang chờ mọi người tới khai thác. Cá được nhà thơ sosánh “như đoàn thoi”. Đoàn thoi hoạt động rất nhanh và nhiều trên bến phà. Và cá ở biển Đông cũngnhiều và bơi rất nhanh như thoi đưa vậy. Câu thơ cất cao lên tiếng hát, tràn ngập niềm say mê, phấnkhởi trước sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng chài. Vì thế, hai câu thơ cuối, HuyCận như nhập thân vào người lao động, thể hiện niềm mong mỏi của người ngư dân có thể bắt đượcnhiều cá tôm. Họ hi vọng, những đàn cá "đêm ngày dệt biển" ấy sẽ vào “dệt lưới” của đoàn thuyền. Vần"ơi" kết hợp với dấu chấm cảm ở câu thơ cuối khiến cho hình ảnh của những đàn cá hiện lên thật sinhđộng, thật gần gũi, thân thiết với con người.Với khả năng quát sát miêu tả tinh tế, hòa cùng với cảm hứng vũ trụ thật mãnh liệt, Huy Cận đã táihiện vẻ đẹp cận cảnh đoàn thuyền ra khơi hùng tráng, thơ mộng trong đêm trăng:Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằngRa đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăngDưới sự hình dung và tưởng tượng bay bổng, hình ảnh con thuyền đánh cá hiện lên thật đẹp, thật độcđáo, mang tầm vóc vũ trụ: người lái thì là gió trời; cánh buồm thì là vầng trăng và con thuyền đang baygiữa không trung (lướt giữa mây cao), như có thể chạm vào mây trời. Nó khác hẳn với con thuyền côđơn, nhỏ bé, lạc lõng giữa không cùng trời đất mênh mang trong bài thơ "Tràng Giang" trước cáchmạng:Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng.Còn ở đây, con thuyền không hề nhỏ bé, đơn độc mà lại rất lớn lao, làm chủ cả biển trời bao la, rộnglớn. Bức tranh không gian của biển cả được mở rộng ra ba chiều: chiều cao của mây, chiều sâu củabụng biển, chiều rộng của biển khơi có tác dụng tôn thêm tầm vóc lớn lao của con thuyền và con ngườilao động. Các động từ được sử dụng dày đặc: “lái – lướt- đậu – dò – dàn đan – vây giăng” có tác dụngdiễn tả hành động đánh cá rất nhanh, rất khẩn trương của những đoàn thuyền đánh cá trên biển. Hìnhảnh: “dàn đan thế trận” là một hình ảnh ẩn dụ cho hành động đánh cá của ngư dân. Đánh cá nhưngcũng cần phải bày binh bố trận, có chiến thuật, chiến lược thì mới có thể bắt được nhiều tôm cá. Chínhvì thế, họ đã đưa con thuyền tiến ra tận khơi xa, dò bụng biển để tìm được nguồn cá lớn. Và nhưng conthuyền hiện lên như là những con tuấn mã, băng băng lướt qua sóng đèo, chinh phục tự nhiên. Và ngưdân thì làm việc với tinh thần dũng cảm, hăng say và trí tuệ nghề nghiệp với một tâm hồn phơi phới củangười làm chủ thiên nhiên, vũ trụ.Sau khi đã đưa chiếc thuyền tiến ra xa, quăng lưới bủa vây thì tất cả cảnh đẹp giàu có của biển cả thulại vào tầm mắt của người ngư dân đánh cá:Cá nhụ cá chim cùng cá đéCá song lấp lánh đuốc đen hồngCái đuôi em quẫy trăng vàng chóeĐêm thở sao lùa: nước Hạ Long.Biển đẹp và giàu có đã tô điểm cho sức sống của biển cả và làm cho bức tranh lao động thêm rực rỡ,tươi vui. Nghệ thuật liệt kê các loài cá: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song có tác dụng thể hiện sự giàu cócủa biển cả. Biển cả rất phong phú thủy hải sản, toàn loài cá hiếm, cá ngon ( chim, thu, nhụ, đé là tứ quícủa biển Đông) đang đợi con người tới đánh bắt. Biển không chỉ giàu mà còn rất đẹp, rất thơ mộng.Điều đó được tạo nên bởi sự phối hợp màu sắc của thiên nhiên với sắc màu của các loài cá trên biển:lấp lánh, đen hồng, vàng chóe. Những con cá song hiện lên như những ngọn đuốc đen hồng đang bơitrong luồng nước dưới ánh trăng đêm. Những đàn cá tung tăng, bơi lội quẫy đuôi làm cho ánh trăng inxuống mặt nước như bị tan ra thành biển trăng “vàng chóe”. Không gian biển cả chao nghiêng vừa nhưthực, vừa như hư, đậm chất lãng mạn bay bổng. Câu thơ cuối qua phép nhân hóa, khiến cho thấy vũ trụhiện lên như một người khổng lồ, biển cả như một cái lồng ngực đang phập phồng những hơi thở đềuđặn. Những ánh sao đêm in xuống mặt nước, thủy chiều xô bóng sao dưới mặt nước mà tạo thành saolùa nước Hạ Long. Và trong hình dung của nhà thơ, ấy chính là tiểng thở của đêm, của biển cả.Tiếp tục đến khổ năm, cảnh gõ thuyền xua cá vào lưới:Ta hát bài ca gọi cá vàoGõ thuyền đã có nhịp trăng caoBiển cho ta cá như lòng mẹNuôi lớn đời ta tự buổi nào.Nhà thơ cảm nhận thấy tiếng hát của người ngư dân làng chài như đang hòa cũng với âm thanh củabiển cả tự nhiên. Dưới màn đêm, ánh trăng sáng soi trên bầu trời in hình xuống mặt nước và trở thànhbiển trăng, sóng xô bóng trăng như gõ vào mạn thuyền tạo thành nhịp trăng để xua cá vào lưới. Vì thếtiếng hát của con người hòa cũng với thiên nhiên vũ trụ, tạo cảm giác cho người đọc thấy rằng, côngviệc đánh bắt cá tưởng chừng vô cùng là nặng nhọc, vất vả nhưng chính âm thanh tiếng hát đã biến cáikhó khăn, vất vả ấy trở thành bài ca lao động đầy mạnh mẽ, hăng say, vui sướng một cách lạ lùng. Đặcbiệt trong cảm nhận của nhà thơ, biển được ví như người mẹ của thiên nhiên: “Biển cho ta cá như lòngmẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Nghệ thuật so sánh và nhân hóa vừa cho thấy được tình cảm bao la,vĩ đại, cao cả của người mẹ biển cả tự nhiên; lại vừa bộc lộ niềm biết ơn sâu sắc của con người ngưdân đối với người mẹ thiên nhiên, vũ trụ.Cảnh kéo lưới, bắt cá của ngư dân được miêu tả vừa chân thực, vừa giàu chất lãng mạn:Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng,Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đôngLưới xếp buồm lên đón nắng hồng."Sao mờ" là khoảng thời gian chuẩn bị trời đã bắt đầu rạng sáng, đó cũng chính lúc công việc củangười ngư dân càng trở nên khẩn trương, mau lẹ để kéo lưới cho kịp trời sáng. Cảnh lao động hiện lênnhư một bức tranh sống động, với những nét tạo hình đầy khỏe khắn, gân guốc với hình ảnh trung tâmlà con người lao động. Cụm từ “kéo xoăn tay” không chỉ cho thấy những mẻ cá bội thu, nặng trĩu màđây còn là một nét vẽ tạo hình với những bắp thịt săn chắc của những chàng thanh niên ngư dân cuồncuộn nổi lên để kéo cá vào khoang thuyền. Từ đó khiến ta chợt nhớ tới câu thơ của nhà thơ Tế Hanhtrong bài thơ “Quê hương” khi cũng viết về dân chài lưới quê mình:Dân chài lưới nàn da ngâm dám nắngCả thân hình nồng thở vị xa xăm.Ánh nắng hồng của bình minh hòa cùng với sắc màu của cá: “bạc”, “vàng” có tác dụng tô đậm thêmsự giàu có và quí giá “rừng vàng bể bảng” của biển cả mà thiên nhiên ban tặng cho con người. "Lướixếp buồm lên đón nắng hồng” gợi tả công việc nhịp nhàng của ngư dân với sự vận hành của vũ trụ. Khilưới xếp lên khoang cũng là lúc đoàn thuyền trở về đón ánh bình minh, kết thúc một ngày lao động vấtvả, mệt nhọc. Hình ảnh “nắng hồng” ở cuối khổ thơ biểu tượng cho niềm vui, niềm lạc quan tin tưởngvào tương lai, sự hồi sinh mới mẻ của đất nước sau chiến tranh.Bài ca lao động khép lại trong khổ thơ cuối với hình ảnh đoàn thuyền trở về trong thắng lợi lúc bìnhminh lên:Câu hát căng buồm cùng gió khơiĐoàn thuyền chạy đua cùng mặt trờiMặt trời đội biển nhô màu mớiMắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.Mở đầu bài thơ lúc ra khơi bắt cá là câu hát và khép lại bài thơ khi đoàn thuyền đánh cá trở về cũng làcâu hát của con người lao động ngư dân làng chài, điều đó cho thấy cả hành trình đánh bắt cá của ngưdân đã trở thành bài ca lao động. Nếu tiếng hát mở đầu khi ra khơi là tiếng hát biểu trưng cho tinh thầnlạc quan, niềm hi vọng, tin tưởng để rồi khi trở về sẽ bắt được nhiều cá tôm, làm giàu cho tổ quốc thânyêu thì câu hát ở cuối bài thơ lại biểu tượng cho niềm vui sướng, hạnh phúc trước thành quả lao độngmà họ đã gặt hái được sau một đêm kéo lưới vất vả. Hình ảnh mặt trời cũng là hình ảnh được lặp lại khimở đầu và kết thúc bài thơ. Tuy nhiên, sắc thái ý nghĩa của nó khác nhau hoàn toàn. Nếu như hình ảnhmặt trời ở khổ đầu là khoảng không gian và thời gian của buổi chiều hoàng hôn. Nó báo hiệu thời khắccủa ngày tàn, biểu tượng cho sự lên ngôi của “bóng tối” của đêm đen. Ngược lại, mặt trời ở khổ cuối lạilà khoảng không gian và thời gian vào buổi sáng bình minh. Nó báo hiệu thời khắc của một ngày mới,biểu tượng cho ánh sáng mới, cuộc sống mới, niềm vui, hạnh phúc của người ngư dân sau hành trìnhnhọc nhằn, gian khó, hiểm nguy. Trong bức tranh ấy, con người ngư dân xuất hiện trong tư thế sángngang với mặt trời, với thiên nhiên, vũ trụ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Đoàn thuyền là hìnhảnh hoán dụ cho con người ngư dân. Nếu thơ xưa, con người thường chìm khuất trước thiên nhiên thìnay, dưới cái nhìn của người chiến sĩ cách mạng trong thời đại mới, con người hiện lên thật tự tin, mạnhmẽ trong tư thế “chạy đua” với vũ trụ, trời đất. Và sự thực thì con người đã chiến thắng. Bởi khi mặt trờilóe rạng đông thì cũng là lúc đoàn thuyền đã trở về bến đỗ. Ánh mặt trời đã điểm tô cho thành quả laođộng thêm rực rỡ. Mặt trời chiếu rọi vào những mắt cá khiến muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa ánhhuy hoàng. Như vậy khổ thơ cuối đã khắc họa thành công hình ảnh đoàn thuyền và con người ngư dânhiện lên thật lớn lao, kì vĩ, thể hiện niềm vui, niềm hân hoan vào thành quả lao động, niềm tin tưởng vàocuộc sống mới, vào ngày mai tương sáng của đất nước.Nét nghệ thuật đặc sắc và nổi bật của "Đoàn thuyền đánh cá" là hình ảnh thơ. Cả bài thơ được dệtbằng nhiều hình ảnh đẹp, đa dạng, rộng lớn và tinh tế với nhiều màu sắc. Hầu như ở khổ thơ nào cũngcó những hình ảnh đặc sắc, mới mẻ. Nhà thơ đã sáng tạo hình ảnh từ sự quan sát, cảm nhận chính xácvề sự vật kết hợp với sự liên tưởng và trí tưởng tượng mạnh bạo cùng với cảm hứng lãng mạn baybổng. Phương thức nghệ thuật chủ yếu và phổ biến để xây dựng hình ảnh trong bài thơ này là so sánhvà ẩn dụ, tượng trưng, thêm vào đó là lối phóng đại, khoa trương đã đạt được hiệu quả thẩm mĩ và tạođược dấu ấn riêng cho thi phẩm. Bên cạnh đó thì các yếu tố như lời thơ, nhịp điệu, vần... cũng tạo nênâm hưởng giọng điệu khỏe khoắn, tơi vui, mạnh mẽ... góp phần làm nên một bức tranh lao động thậtđẹp, thật sống động.Tóm lại, bài thơ có thể coi là một bản anh hùng ca lao động tuyệt vời, thể hiện sự hài hòa giữa thiênnhiên và con người. lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước sự hồi sinh của đất nướcvà cuộc sống mới sau hòa bình lập lại.Các bài văn mẫu lớp 9: Đoàn thuyền đánh cá:•Dàn ý Phân tích bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"•Phân tích bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"•Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"•Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài "Đoàn thuyền đánh cá"•Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Bài 2)•Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Bài 2)•Phân tích vẻ đẹp của người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá (Bài 2)•Giới thiệu về Huy Cận và "Đoàn thuyền đánh cá"•Phân tích bài "Đoàn thuyền đánh cá" (3 Bài)•Phân tích bài "Đoàn thuyền đánh cá" (Bài 4)Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:•Mục lục Văn thuyết minh•Mục lục Văn tự sự•Mục lục Văn nghị luận xã hội•Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1•Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tài liệu liên quan
- Tìm hiểu về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
- 5
- 6
- 35
- Phân tích bài thơ ” Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận
- 2
- 7
- 77
- Phân tích cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá” được miêu tả trong bốn câu đầu trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận - văn mẫu
- 1
- 6
- 33
- Suy nghĩ của em về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận - văn mẫu
- 2
- 23
- 89
- Phân tích bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận pot
- 10
- 2
- 24
- Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
- 8
- 3
- 56
- Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận - văn mẫu
- 3
- 1
- 0
- Em hãy phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
- 6
- 1
- 3
- Phân tích bài thơ đoàn thuyền đánh cá của huy cận
- 6
- 1
- 11
- phân tich bài thơ đoàn thuyền đánh cá của huy cận
- 3
- 1
- 9
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(22.01 KB - 7 trang) - Phân tích bài thơ đoàn thuyền đánh cá của huy cận Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Trời Mỗi Ngày Lại Sáng ý Nghĩa
-
Ý Nghĩa Từ TRỜI MỖI NGÀY LẠI SÁNG - Cuộc Sống Online
-
Tập Thơ, Trời Mỗi Ngày Lại Sáng
-
Trời Mỗi Ngày Lại Sáng - Tập Thơ (1958) Của Huy Cận
-
Bài Thơ: Trời Mỗi Ngày Lại Sáng (Huy Cận - Thi Viện
-
Tư Liệu Về Huy Cận | Cù Huy Cận - Tác Phẩm Tại Hà Tĩnh
-
Huy Cận Và Những đóng Góp Quan Trọng Cho Thơ Ca Hiện đại Việt Nam
-
Bài Thơ Đoàn Thuyền đánh Cá - In Trong Tập Trời Mỗi Ngày Lại Sáng ...
-
Ý Nghĩa Nhan đề Đoàn Thuyền đánh Cá Hay Nhất (8 Mẫu) - Văn 9
-
Đoàn Thuyền đánh Cá - Tác Giả: Huy Cận
-
Bài Viết Số 6 - Văn Lớp 11 - Hoc24
-
Biển - Biểu Tượng Của Vũ Trụ Trong Thơ Huy Cận
-
Bài Thơ Đoàn Thuyền đánh Cá - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Bài Thơ Đoàn Thuyền đánh Cá In Trong Tập Trời Mỗi Ngày Lại Sáng ...
-
Bài Thơ Đoàn Thuyền đánh Cá In Trong Tập Trời Mỗi ... - ThiênBảo Edu