Phân Tích Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Hay Nhất

Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất

Đề bài: Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Related Articles
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang hay nhất Phát biểu cảm nghĩ về Những câu hát châm biếm hay nhất Tháng Năm 5, 2022
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang hay nhất Top 2 bài Cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước Nam hay nhất Tháng Năm 5, 2022
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang hay nhất Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước Nam hay nhất Tháng Sáu 7, 2022
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang hay nhất Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam hay nhất Tháng Sáu 7, 2022

Bài giảng: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Bạn đang xem bài: Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất

Bài văn mẫu

Quảng cáo

Rằm tháng giêng là bài thơ nổi tiếng của Bác, được viết vào đúng rằm tháng giêng năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ đã cho thấy sự tinh tế của Bác trong cách cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên, và tâm hồn thi sĩ hòa quyện với tâm hồn của người chiến sĩ.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên

Quảng cáo

Ta có thể hình dung khung cảnh bầu trời cao rộng trong trẻo, nổi bật là nền trời ấy là ánh trăng tỏa rạng, sáng ngời. Bức tranh của Bác gợi nhiều hơn tả, khung cảnh được vẽ rộng mênh mông, với vài nét phác họa đơn sơ, Người chú ý đến toàn cảnh mà ít đi vào miêu tả chi tiết, cụ thể, đây cũng là cách miêu tả phổ biến trong thơ ca cổ điển. Cả dòng thơ thứ hai tràn ngập sức sống mùa xuân, câu thơ mở rộng ở cả hai chiều, chiều rộng xuân giang, chiều cao xuân thiên, khiến cho khung cảnh càng trở nên rộng rãi, khoáng đạt hơn. Đồng thời sử dụng liên tiếp ba chữ xuân cũng cho thấy sức sống mùa xuân đang tràn ngập khắp nơi. Bác như một tao nhân mặc khách, ung dung thưởng tức không khí xuân nhẹ nhàng, yên bình.

Quảng cáo

Nhưng thật bất ngờ, trong bầu không khí ấy lại đang diễn ra cuộc họp bàn việc quân sự, bàn việc đất nước: Yên ba thâm xứ đàm quân sự. Đối chiếu với nguyên tác ta có thể thấy phần dịch thơ đã không dịch hai chữ “yên ba” có nghĩa là khói sóng. Lược bỏ đi đã làm mất đi cái hư thực, huyền bí của không gian đêm khuya. Ba chữ “đàm quân sự” rất hiện đại và mang âm hưởng của thời đại.

Đặt trong hoàn cảnh đất nước đang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ta càng thấy rõ hơn sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ. Mặc dù vẫn ngày đêm lo nghĩ cho việc nước, nhưng Bác vẫn dành ra chút thời gian ít ỏi để rung cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên. Phong thái ung dung còn được thể hiện trong câu thơ cuối: Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Con thuyền của Bác sau khi bàn việc quân tràn ngập ánh trăng, lướt đi phơi phới như đang chở một thuyền trăng trở về.

Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại. Những thi liệu cổ như con thuyền, vầng trăng,… đã biến Bác thành một thi nhân hòa mình vào thiên nhiên. Không gian núi rừng để đàm đạo quân sự lại đầy chất hiện đại. Sử dụng thể thở thất ngôn tứ tuyệt, lời ít ý nhiều , tạo sức gợi cho ngôn từ và hình ảnh.

Bài thơ với ngôn ngữ cô đọng, chắt lọc tinh tế đã cho ta thấy Bác ở những chiều kích khác nhau. Đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, rung cảm trước vẻ đẹp của vạn vật khi xuân sang. Không chỉ vậy, đó còn là tâm hồn của một chiến sĩ, luôn ngày đêm lo lắng cho sự nghiệp cứu nước, nhưng hơn hết vẫn thể hiện được phong thái ung dung, lạc quan trong cuộc đời kháng chiến đầy gian khổ.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung Danh mục: Văn mẫu lớp 7

Từ khóa » Tả Bài Thơ Rằm Tháng Giêng