Phân Tích Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy Của Nguyễn Khuyến

Đề bài: Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến.

Bài làm

Tiến sĩ giấy với tư cách là một cụm từ định danh trong vốn từ ngữ chung của tiếng Việt chắc không phải do Nguyễn Khuyến đặt ra. Nó có thể là kết quả của một sáng tạo tập thể, khởi đầu từ việc những chú hoa man (người thợ làm hàng mã) đặt tên cho sản phẩm hàng hoá của minh là hình nộm các ông tiến sĩ làm bằng giấy - một loại đồ chơi quen thuộc dành cho trẻ em thường dược bán vào dịp tết Trung thu. Cảm hứng sáng tác bài thơ chính một phần được gợi lên từ loại đồ chơi này. Nhưng kể từ khi Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến ra đời, cụm từ tiến sĩ giấy của dân gian bỗng được cấp thêm một nét nghĩa mới. Giờ đây, mỗi khi nói đến ba tiếng tiến sĩ giấy, dù muốn hay không, ta cũng bị cách nhìn sự vật của cụ Nghè Tam nguyên Yên Đổ chi phối, cho dù ta có thể chưa đọc, chưa nhớ bài thơ đó ! Ngay trong trường hợp nhan đề "dích thực" của bài thơ là ông nghè tháng Tám như có tài liệu chép thì vấn đề vẫn không khác. Làm thay đổi cả nghĩa của một cụm lừ có sẵn, biến nó thành một thành ngữ được mọi người chấp nhận để chỉ loại trí thức rởm, phải đâu diều đó không đáng nói, đáng suy ngẫm ?

Thực ra thì cái công cải biến nghĩa cụm từ có sẵn nói trên chỉ thuộc về Nguyễn Khuyến một phần. Một phần khác thuộc về... cái nhố nhăng của xã hội thời nhà thơ sống, và không chỉ thời ấy ! Vào cuối thế kỉ XIX, xã hội nước ta dần trở thành xã hội thực dân nửa phong kiến với nhiều thay đổi lớn, trong đó có sự thay đổi về chế độ khoa cử tuyển chọn nhân tài. Nho học suy vi, các rường mối xã hội trở nên rệu rã, tệ mua quan bán tước thành phổ biến làm xuất hiện nhiều kẻ chỉ có hư danh mà không có thực học (đỗ đạt nhờ lạy, nên quan nhờ xin, như một câu thơ của Tú Xương cho biết). Vả chăng, cả những người có tài năng thực sự và đỗ đạt cao như Nguyễn Khuyến cũng không thể đóng vai trò như trước trong "quốc gia đại sự" ("Sách vớ ích gì cho buổi ấy - Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già" - Ngày xuân dặn các con). Đối diện với sự thực ấy (trong dó có cả việc tự vấn lương tâm), nhìn món đồ chơi mà mấy đứa trẻ thường khoe một cách hãnh diện này, nhà thơ chợt nhận ra mối liên hệ giữa hai sự vật, sự việc vốn khác xa nhau. Một tứ thơ loé lên, thúc giục ông cầm bút... Như vậy, cuộc đời đã bày sẵn "vật liệu", việc còn lại của nhà thơ "chỉ là" làm sao biến cái mối liên hệ ngẫu nhiên nói trên thành ra tất yếu, để người đọc thực sự tin đó là... tất yếu, và tin rằng mình đang được đọc một bài thơ đích thực.

Việc làm thơ, nói ra tưởng dễ mà khó vô cùng. Có ý, có liên tưởng, có tứ nhưng không có tài ngôn ngữ thì bài thơ hoàn toàn vẫn có thể rơi vào tầm thường. Thử tưởng tượng, nếu vào tay một người khác, liên tưởng thơ nói trên có thể chỉ tạo ra được một tác phẩm thật thà, ý rõ, thái độ đánh giá rõ mà cái tài của một nhà nghệ sĩ thì chỉ hiện ra rất mờ nhạt. Với bài thơ kiểu này, ta chỉ có nhu cầu đọc một lần. Không có sự biến ảo của câu chữ, sức hấp dẫn ọủa tác phẩm không còn.

Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến thì khác. Đọc nó, sự mẫn cảm ngôn từ và khả năng liên hệ, liên tưởng của người đọc luôn được thử thách, dù bài thơ rất dễ hiểu. Lối thơ song quan vốn quen thuộc đã được nhà thơ sử dụng rất có hiệu quả. Đây là lối thư đòi hỏi các tác giả khi miêu tả trực tiếp đối tượng này phải gợi người đọc liên tướng tới một đối tượng khác có nhiều nét tương đồng với nó về mặt hình thức hoặc tính chất. Khác với hình tượng ẩn dụ thông thường thúc đẩy người ta đến nhanh với điều được ám chỉ, hình tượng thơ song quan lại thường gây nên chút phân vân cho người đọc, buộc họ phải "tích cực" nhiều hơn trong việc phân định dâu là điểu chính, đối tượng chính mà tác giả muốn nói tới.

Ta hãy đọc lần lượt từng liên thơ của bài, theo cái cách của một độc giả hồn nhiên tham dự trò chơi tìm ý nghĩa, không biết "ăn gian" nghé mắt nhìn trước kết quả. Liên thứ nhất :

Cũng cờ cũng biển cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Điều gì đã được nói lên trong hai câu thơ ? Liên hệ với nhan để có từ tiến sĩ giấy chưa được làm biến nghĩa (việc làm biến nghĩa thực sự chỉ xảy ra khi bài thơ đã hoàn thành và được độc giả tiếp nhận), trước hết ta hãy tạm bằng lòng với kết luận : hai câu giới thiệu một thứ đồ chơi của trẻ em mô phỏng giống như thật những ông tiến sĩ trong đời, có cờ biển, có cân đai đầy đủ, bởi vậy mà nó được quyền lấy cái danh ông nghè để tự đặt cho mình. Nhưng giải nghĩa như thế xong, ta vẫn còn thấy có gì gờn gợn. Gây nên cảm giác đó chính là cách dùng từ cũng của tác giả. Trong Từ điển tiếng Việt từ cũng được giải thích như sau : "Từ biểu thị ý kháng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái, hoạt động, tính chất". Trở lại với bài thơ, ta nhận ra trong hai câu vừa trích, từ cũng vẫn mang nét nghĩa cơ bản, ổn định như trên khiến ta thoạt tiên có thể nghĩ rằng tác giả khen đồ chơi được chế tác khéo, rất giống người thật. Nhưng ta còn nhận thấy thêm rằng từ cũng đã được thốt ra với giọng điệu đay đả đầy vẻ miệt thị, do chỗ nó xuất hiện liên tiếp tới bốn lần trong hai câu, mà lại đứng vào vị trí đầu của các nhịp thơ. Hơn thế, nó lại đi kèm với những từ chỉ các vật hiếm quý và chỉ tầng lớp người có địa vị đáng nể trong xã hội, khiến sắc thái mỉa mai tự nhiên bật ra : làm sao giống được ông nghè thật, bởi cờ, biển, cân đai đâu có sẵn như lá trên cây vậy ! Rõ ràng, do được đặt trong một văn cảnh mới, từ cũng có thêm được sắc thái ngữ nghĩa mới, giúp nhà thơ tóm bắt được cái giả của đối tượng ngay lúc đối tượng giống thật hơn bao giờ hết. Nhưng đối tượng đây là đối tượng nào ? Chắc nhà thơ không hoài hơi chế giễu một thứ đồ chơi vô tri !

Hãy tạm "găm" nỗi phân vân ở đó để đọc tiếp liên thơ thứ hai :

Mảnh giấy làm nền thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Hoàn toàn có co sở để nói rằng hai câu thơ đi vào thuật kể "thành phần cấu tạo" có tính vật chất của ông - tiến - sĩ - đồ - chơi : mấy mảnh giấy vụn được khéo léo cắt, tỉa, bồi, dán ; một chút phẩm đỏ tô mặt - thế là xong ! Nhưng (lại nhưng) vẫn có một cái gì đó không thật bình thường trong cách nhà thơ ghép các từ biểu thị những sự vật có giá trị khác hẳn nhau vào trong một kết cấu song hành - đối lập (mảnh giấy - thân giáp bảng, nét son - mặt văn khôi). Thân giáp bảng cao trọng dường ấy sao lại có thể được làm nên từ vài mảnh giấy mỏng manh, tầm thường ? Mặt văn khôi quý hiển, rỡ ràng thế kia sao lại có thể được điểm rõ nhờ mấy nét son bôi quệt sơ sài ? Ý thật của tác giả là gì đây khi nhấn mạnh vào cái oái oăm của "công nghệ" làm ông tiến sĩ giấy ? Xâu chuỗi những thắc mắc đã hình thành khi đọc lần lượt từng câu thơ, độc giả có thể đoan chắc được một điều : nhà thơ đang lái sự chú ý, cảm thụ của ta sang một hướng khác, về một điểu gì khác. Hình như tác giả muốn ta hiểu ra rằng ông nghè giấy kia chỉ là cái bóng của một đối tượng thật nào đó chưa lộ diên trực tiếp, mà đối tượng đó thì cũng xoàng thôi, chẳng có gì đáng trọng ! Rõ ràng, bốn câu thơ đã tạo nên ở người đọc thế cảm thụ nước đôi về hình tượng được miêu tả, cuối cùng giúp ta nhận ra ờ đây có sự chập một của hai hình tượng : hình tượng giả (hình nộm) và hình tượng thật (người). Đã không dè bỉu thứ đồ chơi vô tri thì còn dè bỉu ai vào đây nữa. Ông nghè ! Đúng là những ông nghè thật trong đời - thật mà giả, chả có một giá trị gì ngoài chút danh hão, danh hờ !

Với những gì đã đạt được trong nửa đầu bài thơ, sang đến liên thứ ba, tác giả có vẻ đã chuyển trọng tâm miêu tả, bình phẩm từ đối tượng thấy trước mắt sang đối tượng vắng mặt :

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,

Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Ta vẫn cứ phải dùng từ có vẻ khi đưa ra đoán định về ý đồ tác giả. Với khả năng liên tưởng của mình, người đọc đã nhận ra được sự thật của những gì được nói tới trong bài. Nhưng nhà thơ thì vẫn cứ còn phải đi cho hết lô gích của cuộc chơi. Không thể bảo rằng ông đã "phạm luật", bởi xét trên hình thức, việc nói vẻ món đồ chơi tiến sĩ giấy vẫn được tiếp tục như thường : vì làm bằng giấy nên thành phẩm rất nhẹ, và cũng chỉ với một ít giấy đó mà có được món đồ có thể gọi tên là ông tiến sĩ cho trẻ con chơi - cái danh tiến sĩ kiếm được quả thật quá dễ, quá hời. Chỉ có điều, lúc này, dường như người đọc chỉ còn quan tâm đến nghĩa ngầm của các câu thơ nữa mà thôi. Ta không khó nhận ra bên cạnh giọng mỉa mai, các câu thơ còn có giọng chua xót, thậm chí ngậm ngùi. Coi thường, châm biếm dù sao cũng mới chỉ là thái độ bé nổi. Giọng chua xót, ngậm ngùi cho ta thấy được bề sâu của vấn để : là người trọng danh dự, có ý thức giữ gìn tiết tháo, tác giả đã buồn khổ bao nhiêu khi chứng kiến những nghịch cảnh trong xã hội buổi Nho học suy tàn. Từ hời vốn phát xạ nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gắn với hành động bán buôn. Phải chăng tác giả đang nghĩ tới tình trạng mua quan bán tước đang lan tràn trong giới quan trường thuở ấy ?

Liên thơ cuối :

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi !

Trong liên thơ, chỉ có câu trên là còn có thể được hiểu theo nghĩa tác giả đang vịnh một thứ đồ chơi (Gớm, ông tiến sĩ giấy này trông bảnh choẹ thật đấy !). Đây là sự nán níu cuối cùng bên ông tiến sĩ giấy trước khi tác giả quyết định từ bỏ nó để xé toang bức màn che giấu sự thật về những ông nghè bằng xương, bằng thịt. Câu kết "Nghĩ rằng đồ thật hoá đổ chơi !"đã đến một cách vừa bất ngờ vừa tự nhiên. Nói là bất ngờ bởi như trên từng phân tích, chính bài thơ đã lập một giao ước ngầm với độc giả rằng ở đây nhà thơ đang nói về một thứ đồ chơi của con trẻ vào dịp tết Trung thu. Tại sao bỗng dưng ông "quên" điều đó để mà thốt lên câu nghĩ là đồ thật, như một lời trách hay như một sự khám phá ? Nhưng nói là tự nhiên cũng hoàn toàn hợp lẽ, bởi trong ý đồ sáng tạo (điều này cũng đã được chỉ rõ), nhà thơ thực sự chỉ nhắm đến việc lột trần thực chất trống rỗng của những ông nghè có thật. Nếu không "vì" những ông nghè thật (thật mà giả) thì bài thơ đã chẳng được viết ra, hoặc có viết ra mà không hàm chứa một nghĩa lí gì đáng để bàn hết.

Không thể nói bài thơ Tiến sĩ giấy có một cấu trúc đơn giản. Khi trong cuộc sống đã phổ biến chuyện thực, giả lẫn lộn thì việc chỉ ra cho được, cho thuyết phục về tình trạng đó cũng đòi hỏi rất nhiều công phu. Bài thơ một mặt "bẫy" ta chú ý vào chuyện vịnh vật, mặt khác đem đến cho ta một cái nhìn thấu suốt về sự đời bằng vào lối miêu tả châm biếm. Vấn đề trung tâm đã không được trình bày theo lối thẳng tuột, chính vì vậy mà độc giả có thêm cơ hội để tự ngẫm nghĩ và khám phá ra mọi điều. Để giúp cho độc giả cảm thụ được bề sâu của sự vật, sự việc, nhà thơ đã đưa vào hàng loạt yếu tố ngôn từ làm nhoè đi nghĩa vịnh vật cũng do chính ông cố tình tạo ra ở các chi tiết miêu tả. Trước tiên là điệp từ cũng ở liên thơ thứ nhất và cấu trúc câu cũng... có kém ai hàm chứa thái độ dè bỉu (được nguy trang sau lời nói giả vờ về hùa hay là thuận theo điệu bộ dương dương tự đắc của đối tượng). Tiếp đó là sự đối lập giữa mành giấy và thân giáp bảng, giữa nét son và mặt văn khôi. Lại còn chút "vô lí" trong mấy lời phẩm bình sao mà nhẹ, ấy mới hời nữa : đã biết hình nộm ông tiến sĩ được chế tác từ mấy mảnh giấy vụn thì còn day dả làm gì về cái nhẹ, cái dễ làm (hời) của nó ? Chính sự "vô lí" kia đòi hỏi được giải thích và khi câu trả lời được đưa ra là khi người đọc có cơ hội cảm thụ trọn vẹn giọng châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu cay và đượm nhiều chua xót của tác giả. Cuối cùng là từ bảnh choẹ ánh lên tia hài hước chế giễu và câu nói bề ngoài nhẹ tênh nhưng kết tụ một thái độ phê phán nghiêm túc : "Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi !". Từ đồ chơi đặt trong tương quan với từ đồ thật bỗng toát lên một nghĩa mới : đồ chơi chính là đồ rởm, đồ bỏ, đồ gây ra những ngộ nhận và sự nhiễu loạn giá trị, cần phải vứt đi. Sự thật, phải đọc đến từ chót cùng này của bài thơ, ta mới cảm nhận được hết tài năng trào phúng bậc thầy của tác giả. Dùng từ đồ chơi mang hàm nghĩa mới mẻ này làm điểm tựa, độc giả có thể đọc lại bài thơ dưới một ánh sáng khác, không bị nhiễu tạp, để lắng nghe dược âm sắc chủ đạo trong tiếng nói thâm trầm của ông nghè dầy tâm sự Nguyễn Khuyến.

Tiến sĩ giấy là bài thơ châm biếm - nói như vậy đúng nhưng chưa đủ. Bên cạnh châm biếm, bài thơ còn toát ra ý tự trào bời nó viết về những ông nghè, mà bản thân Nguyễn Khuyến cũng là người thuộc số đó, dù trên thực tế, ông rất khác với loại "hữu danh vô thực". Vả chăng, Nguyễn Khuyến không bao giờ là kẻ hợm mình, thậm chí còn là người nghiêm khắc với bản thân hơn ai hết. Đã nhiều lần ông tự vịnh, tự trào và luôn day dứt với tâm sự "ơn vua chửa chút báo đền - Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời" (Di chúc). Trong một ít tài liệu có nói tới bài Tiến sĩ giấy, người ta từng nhấn mạnh cái đích nhắm tới của bài thơ là châm biếm, phc phán tệ mua quan bán tước. Nhưng sự thực, ý nghĩa của bài thơ lớn hơn thế. ít nhất, nó thể hiện một cái nhìn mới về con người của tác giả. Quả thực, tác giả đã thấy mất lòng tin về một hình mẫu con người từng được chế độ phong kiến để cao và ông hết sức nhạy cảm trong việc phát hiện ra mâu thuẫn giữa cái danh và cái thực ờ loại người này. Thước đo của ông, không có gì khác, chính là khả năng ích gì cho buổi ấy, tức là khả năng đảm trách được những việc lớn của quốc gia trong khi vận nước đang nguy khốn. Nếu không có được khả năng đó, tất thảy những ông nghè thật cũng có thể chỉ là một thứ đồ chơi !

Bài viết gợi ý:

1. Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương

2. Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

3. Phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm

4. Phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

5. Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

6. Cảm nhận về truyện ngắn Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc

7. Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng

Từ khóa » đọc Hiểu Tiến Sĩ Giấy Nguyễn Khuyến