Phân Tích Bài Tràng Giang- Huy Cận
Có thể bạn quan tâm
~ Huy Cận ~
1, Tác giả:
- Quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
- Trước cách mạng, Huy Cận là một chàng trai tiểu tư sản sống trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền. Thời kì này, ông là một trong những cây bít tiêu biểu nhất của thơ mới, tạo dấu ấn bằng những lời thơ âu sầu, ảo mão.
- Sau cách mạng, ông bỏ cái tôi về với cái ta của nhân dân, của đất nước. Cách mạng làm hồi sinh tâm hồn ông, cho ông sự thăng hoa trong sáng tác nghệ thuật.
2, Tác phẩm:
- Được viết năm 1939 in trong tập Lửa Thiêng xuất bản năm 1940
- Bài thơ được gợi tứ từ dòng sông Hồng đoạn bến Chèm bến Vẽ nhưng nó hướng tới thể hiện tất cả những con sông của đất nước.
3, Phân tích:
KHỔ 1:
Ngay từ câu mở đầu, hình ảnh của tràng giang đã hiện lên trong dập
dềnh sóng nước dung chứa nỗi sầu của thi nhân triền miên lớp lớp:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Nỗi buồn được gợi ra từ đoạn thơ là nỗi buồn “điệp điệp”, đó là nỗi buồn tỏa rộng, thấm sâu vào lòng người, dây dưa không đứt. Hình ảnh sóng xuất hiện còn khiến nỗi buồn trở nên triền miên và khắc khoải hơn.Ở đây, nhà thơ không nói sóng điệp trùng mà nói “buồn điệp diệp”. Đó là lối sáng tạo trong việc dùng từ hình ảnh hóa nỗi buồn. Mặt tràng giang rộng lớn không chỉ có những con sóng lăn tăn mà còn có con thuyền xuôi mái. Từ láy “song song” hô ứng kết hợp với từ láy “điệp điệp “ ở câu thơ trên đã gợi tả một nỗi buồn thấm thía, xa vắng và mơ hồ. Nỗi buồn ấy dường như đã tăng lên do sự nghịch chiều nhau giữa thuyền và nước. Nước và thuyền nghịch chiều nhau nghĩa là chỉ có hai chiều, hai hướng: “thuyền về nước lại”, thế mà lại tạo nên một nỗi “sầu trăm ngả”.
“ Củi” là một hình ảnh vô cùng mới bởi xưa nay, người ta thường chọn những thi ảnh mang tính ước lệ tượng trưng, mĩ lệ tao nhã đưa vào thơ ca, nhưng củi là là một hình ảnh rất giản dị , cụ thể và đời thường, Sự xuất hiện của “ củi một cành khô” đã khiến ý thơ trở nên gần gữi và sinh động hơn. Hình ảnh này cho thấy sự cô độc, lạc loài, khô héo đặc biệt là khô héo giữa sự ướt át của nước. Những số từ trăm, một, mấy... liên kết nhau gợi lên chút gì buồn bã, trơ vơ và li biệt.
Từng câu chữ, từng hình ảnh ở đây đều đặc sắc ở chỗ vừa gợi tả tràng giang vừa chứa cả tâm sự buồn bã của thi nhân.
KHỔ 2:
“ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
Trên mặt nước xuất hiện những cồn cát nhỏ nhưng những cồn cát ấy lại lơ thơ nằm cách xa nhau, trải rộng trong không gian nên cồn nhỏ chỉ tựa như những nét chấm mờ khiến không gian mặt nước càng thêm vô tận. Từ láy “ lơ thơ” được đảo lên đầu câu vừa miêu tả khoảng cách của những cồn nhỏ, vừa có thể gợi tả sự xuất hiện, sự lay động của cỏ cây trên cồn nhỏ. Nếu trên những cồn nhỏ có cỏ cây thưa thớt và lay động khẽ khàng thì không gian mặt nước càng thêm hiu quạnh, buồn vắng. Hình ảnh thơ gặp gỡ và hô ứng đẩy săc sthais của Tràng Giang buồn tẻ hiu quạnh lên cao hơn, có lúc thành ảm đạm khi thổ trên mặt tràng giang là gió đìu hiu, gió thổi nhẹ mang theo chút hơi lạnh. Theo lời tâm sự của Huy Cận, ông đã mượn từ “đìu hiu” này trong bản dịch Chinh phụ ngâm:
“Non kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”
“Tiếng chợ” là âm thanh thu nhỏ của cuộc sống, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của người dân một vùng miền. “Tiếng chợ” ở đây là tiếng chợ chiều đã vãn từ làng xa vọng lại. Từ “đâu” đứng đầu câu thơ đem đến hai cách hiểu về tiếng chợ chiều, “Đâu “có thể hiểu là đâu đây hình như có, nhưng cũng có thể hiểu là đâu có, hoàn toàn không có. Dù có hay không thì âm thanh của sự sống cũng rất mờ nhạt, có cũng như không vậy. Câu thơ “ nắng xuống trời lên sâu chót vót” đã tạo cơ hội cho bạn đọc một lần khai thác hết trí tưởng tượng hình dung của mình để cảm nhận không gian. Nghệ thuật đối lập tương phản giữa “nắng xuống”, “trời lên”, hai động từ mạnh” xuống, lên” khiến hình ảnh thơ thiên về cái động. Nắng từ trên chiếu xuống, vạt nắng như đẩy bầu trời lên cao hơn tạo trên nền trời những khoảng không sâu thắm. Không gian vì thế mỗi lúc một rộng mở với cả ba chiều cao, rộng, sâu. “ Sâu chót vót” là một cách dùng từ độc đáo bởi xưa nay, chót vót là từ láy dùng để miêu tả độ cao. Với cách dùng từ này tác giả đã vừa nói được độ cao, rộng, vừa nói được độ sâu, tất cả đều thăm thẳm vô cùng.
Nghệ thuật liệt kê cùng âm hưởng trầm buồn của câu thơ “ sông dài, trời rộng, bến cô liêu” như một lời khái quát về bức tranh thiên nhiên. Dù là không gian bầu trơi hay không gian mặt novws, dù nhìn ở chiều cao chiều rộng hay độ sâu thì cái con người nhận thấy ở thiên nhiên đều là rộng dài hiu quạnh. Trong không gian rộng lớn ấy, con người ngày càng thấy cô đơn lẻ loi vô cùng.
KHỔ 3:
“ Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Hình ảnh bèo dạt mây trôi là hình ảnh rất quen thuộc thường được dùng để gợi sự trôi nổi, lênh đênh. Vẽ bức tranh Tràng Giang, Huy Cận cũng sử dụng thi ảnh này “ bèo dạt về đâu hàng nối hàng”. Không phải là một cánh bèo mà là hàng nối hàng những cánh bèo đang nổi lên trôi dạt. Khi tác giả cất tiếng hỏi bèo dạt về đâu người đọc sẽ nhận thấy cái trôi dạt vô định của cánh bèo không chỉ có trong hiện tại, đó còn là câu chuyện của quá khứ và câu chuyện của những ngày sắp tới và điều đó có sự tương đồng với số phận của con người.
“Chuyến đò ngang”, “cây cầu” là hình ảnh quen thuộc, biểu tượng cho sự gắn kết. Trong không gian mênh mông của Tràng Giang, Huy Cận cũng đi tìm những hình ảnh này. Không tìm nhiều, Huy Cận chỉ tìm lấy một chuyến đò ngang, một cây cầu gợi chút thân mật nhưng tuyệt đối không có. Điệp từ “ không” đã phủ nhận điều tác giả đã mong muốn đucợ nhìn thấy, đucợ cảm nhận Không một dấu hiệu của sự gắn kết cũng có nghĩa là cái mênh mông của Tràng Giang đã đẩy hai bờ sông trở thành hai ốc đảo, hai tiểu vũ trụ tách biệt tuyệt đối.
Hình ảnh của những “ bờ xanh tiếp bãi vàng” luôn gợi người ta nghĩ đến sự trf phú của làng quê. Trong “ bên kia sông Đuống”, Hoàng Cầm có viết:
“ Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc”
Từ bến chèm, nhìn không gian hai bờ sông, Huy Cận cũng thấy bờ xanh bãi vàng nhưng cái để lại cho ông nhiều dấu ấn hơn cả là sự rộng dài, sự tiếp nối trong lặng lẽ của thiên nhiên. Nếu nhìn bài thơ ở phương diện taam trạng của tác giả ta thấy đó là bài thơ dùng không để nói có: không có một chút tìn hiệu của niềm vui, của sự gắn kết, chỉ có sự hiện hữu thường trực của nỗi buồn sầu.
KHỔ 4:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Vào lúc chiều tà, những áng mây trắng xà xuống chân trời xếp chồng lên nhau tạo thành những núi mây. Mặt trời trước khi lặn đã mang ánh sáng viền quanh núi mây để núi mây trở thành núi bạc. Động từ “ đùn” đã khiến hình ảnh thơ không tĩnh lại mà đang vận động rât smanhj mẽ với sực mạnh nội tạng của nó. Núi mây đang đucợ đẩy lên mỗi lúc một cao chất ngất và bức tranh thiên nhiên trở nên kì vĩ, tráng lệ đẹp như một bức khảm trai.T huở xưa trong bài Thu hứng, Đỗ Phủ từng viết:
“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.”
Nguyễn Công Trứ dịch là:
“Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm
Mặt đất may đùn cửa ải xa.”
Khi nỗi buồn sầu không thể giải tỏa, thi sĩ chỉ còn biết tìm về hình ảnh những mái nhà ấm áp của quê hương để nương náu. Vậy nên bài thơ mới khép lại bằng nỗi nhớ nhà, nhớ quê tha thiết. Ngày trước, Thôi Hiệu viết:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Ngày nay Huy Cận viết không khỏi hoàng hôn cũng nhớ nhà. Thôi Hiệu thời Đường thấy khỏi sóng mới nhớ nhà tha thiết, còn Huy Cận thì không cần tín hiệu gợi nhớ từ ngoại cảnh vẫn nhớ nhà và đó là một nỗi nhớ luôn thường trực và khắc khoải trong lòng thi sĩ.
NGHỆ THUẬT:
Thể thơ thất ngôn, giọng thơ trầm buồn vừa có tín hiệu của sự đổ mới vừa mang màu sắc của thơ Đường, thơ Tống, nghệ thuật đối lập tương phản, lấy động tả tĩnh, gợi nhiều hơn tả, sử dụng từ láy, kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại….
LUYỆN TẬPĐề 1: Phân tích vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Hướng dẫn:
+ Giải thích: cổ điển là những yếu tố thuộc về thời xưa đã thành chuẩn mực thẩm mĩ trong thi ca
+ Cơ sở tạo nên vẻ đẹp cổ điển trong Tràng Giang
Nội dung: sử dụng những thi liệu cổ, nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết
Nghệ thuật: -Nhịp thơ mang chất nhạc cổ điển 4/3, 2/2/3, phối hợp thanh điệu hài hòa
- Nghệ thuật tả cảnh thủ pháp vẽ mây nẩy trăng, lấy động tả tĩnh
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, sử dụng những hình ảnh ước lệ quen thuộc
-Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ Hán việt ( tràng giang, cô liêu….)
è Tràng Giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh thân quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.
– Tràng Giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.
Đề 2: Cảm nhận về cảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Hướng dẫn:
+ Phân tích khố thơ 1,2,3,4 để chỉ ra nét đẹp của thiên nhiên trong thơ Huy Cận
Khổ 1: bức tranh thiên nhiên xuất hiện với những thi ảnh quen thuộc như sóng, thuyền, nước, củi…
Khổ 2: bức tranh thiên nhiên mở rộng với không gian 3 chiều gây cảm giác rợn ngợp cho con người
Khổ 3: bức tranh thiên nhiên rộng dài trong không gian, không có lấy một tín hiệu của sự gắn kết
Khổ 4: bức tranh thiên nhiên đi cùng nỗi nhớ nhà của thi sĩ
Nhận xét: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ Tràng giang là bức tranh bao la rộng lớn của cảnh trời nước mênh mông. Bức tranh đó tuy đẹp mà buồn quạnh vắng và cô liêu, một bức tranh mang màu sắc cổ điển mà hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghệ thuật miêu tả bức tranh thiên nhiên: tả cảnh ngụ tình, sử dụng nhiều từ láy, nghệ thuật đối lập tương phản….
Bài viết gợi ý:
1. Soạn bài Tràng Giang
2. Soạn bài : Hai đứa trẻ
3. Chuyên đề : Chiều tối -Hồ Chí Minh
4. Soạn bài : Chiều tối
5. Bài bình giảng hay về tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao
6. Bài soạn chi tiết tác giả Nam Cao (Phần 1) và tác phẩm Chí Phèo (Phần 2)
7. Bài phân tích đầy đủ nội dung của bài thơ "TỪ ẤY" của Tố Hữu
Từ khóa » Bờ Xanh Tiếp Bãi Vàng Là Gì
-
Lặng Lẽ Bờ Xanh Tiếp Bãi Vàng. (Ngữ Văn 11, Tập Hai, NXB
-
Phân Tích Bài Thơ Tràng Giang Của Huy Cận
-
Phân Tích Khổ 3 Bài Thơ Tràng Giang Năm 2021
-
Bài Văn đạt 9,5 điểm Thi đại Học - VnExpress
-
Biện Pháp Tu Từ Nào được Sử Dụng Trong Câu Lặng Lẽ Bờ Xanh Tiếp ...
-
Phân Tích Tràng Giang Của Huy Cận (19 Mẫu) - Văn 11
-
Phân Tích Bài Thơ Tràng Giang (Huy Cận) – Văn Mẫu Lớp 11
-
Phân Tích Bài Thơ Tràng Giang Của Huy Cận Hay Nhất
-
Ý Nghĩa Và Giá Trị Bài Thơ Tràng Giang Của Huy Cận - Tài Liệu Text
-
Top 9 Mẫu Phân Tích Tràng Giang Hay Nhất
-
Phân Tích Khổ 3 Bài Tràng Giang Của Huy Cận Hay Nhất
-
TRÀNG GIANG (NV 11) | World Languages - Quizizz
-
Phân Tích Tràng Giang Của Nhà Thơ Huy Cận - Thủ Thuật
-
Bức Tranh Tràng Giang Trong Khổ Thơ 3 Có Gì đặc Biệt ? Tâm Trạng Của ...