Phân Tích Bài Vội Vàng để Chứng Minh Nhận định - HỌC NGỮ VĂN
Có thể bạn quan tâm
- Nhà
- Học văn
- khối 11
- Phân tích bài Vội Vàng để chứng minh nhận định
Đề bài. “Thơ vẫn là sự sống nhưng đây là sự sống đọng lại, biến thành cái đẹp” Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Anh/ chị hãy làm rõ qua bài thơ “Vội Vàng” – Xuân Diệu Bài làm: Nhà thơ Xuân Diệu đã từng quan niệm: “thơ là hiện thực thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa.” Đúng như vậy, nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng luôn xuất phát từ hiện thực đời sống phản ánh tâm tư tình cảm con người, thơ như một bức tranh, một bản nhạc ngoài nghe ngắm nhìn ta còn phải mở rộng lòng mình để cảm thụ cái hay, cái đặc sắc mà tác phẩm đó đem lại. Bàn về điều này, đã có ý kiến cho rằng thơ vẫn là sự sống nhưng đây là sự sống đọng lại biến thành cái đẹp và minh chứng rõ nhất cho ý kiến trên chính là tác phẩm “ Vội Vàng” của Xuân Diệu. Thơ ca là một bộ môn nghệ thuật, cũng như bao bộ môn khác nó cũng bắt rễ sâu từ đời sống. Vì vậy có thể khẳng định thơ vẫn là sự sống. Đại thi hào Nga Pushkin từng khẳng định: “thơ là tiếng nói vọng của cuộc đời, mỗi trang thơ đều mang bóng dáng hơi thở nồng nàn của sự sống, bởi nghệ thuật chân chính luôn hướng về hiện thực”. Nhưng thơ là sự sống đọng lại, nó không phải là bản sao nguyên xi từ sự sống bên ngoài mà đó là sự sống được thanh lọc qua tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ. Và từ đó Thơ ca biến thành cái đẹp, cái đẹp trong thơ ca rất đa dạng có thể là vẻ đẹp của một hình ảnh, vẻ đẹp của nội dung, tình cảm, thẩm mỹ. Xong tất cả phải thấm dần trong vẻ đẹp của ngôn từ và phương tiện nghệ thuật đó là cơ sở thể hiện tài năng của người nghệ sĩ. Như vậy ý kiến trên đề cập đến bản chất của thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung, cái đẹp trong thơ ca bắt rễ từ cuộc đời từ chiều sâu của tâm hồn và tài năng sáng tạo của thi nhân. Cái đẹp trong thơ ca và đời sống hiện thực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cái đẹp phải bắt nguồn từ sự sống và cảm xúc của thi nhân đối với cuộc đời R, Gamzatop đã từng nhận định: “chỉ có niềm vui của chính Anh, nỗi buồn trong chính trái tim của anh mới khiến anh cầm bút” Không có sự sống sẽ không có cái đẹp và dĩ nhiên không có cái đẹp sẽ không có thơ. Ngược lại cái đẹp của nghệ thuật, của thơ ca sẽ nâng sự sống lên một tầm cao mới có biết thưởng thức cái đẹp trong nghệ thuật thì mới biết trân trọng cuộc sống, yêu thương cuộc sống thì từ đó cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn, đẹp đẽ hơn trong con mắt của mọi người. Thế nhưng sự sống không bao giờ là hình ảnh qua gương, y đúc ngoài đời mà trong thơ ca sự sống phải qua sự rung động tâm hồn của nhà thơ và thăng hoa trong cái đẹp của nghệ thuật thi nhân. Phải có tình cảm, phải động lòng trước cái đẹp thì mới có thể sáng tác, bởi theo Bằng Việt : “tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ là cảm xúc” ngoài ra thơ còn phải thấm nhuần vẻ đẹp của nghệ thuật, của ngôn từ đó là yếu tố tạo nên cái nhan sắc cho Thơ. Như vậy với tất cả các yếu tố đó, thơ trở thành tiếng lòng chung, đồng điệu rung động lòng người. Và bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu đáp ứng những yêu cầu trên để trở thành một thi phẩm đặc sắc bài thơ là cuộc sống, là tiếng nói, tình cảm của nhà thơ được nhìn qua cặp mắt mang phong cách riêng thể hiện dưới một hình thức nghệ thuật độc đáo cuốn hút người đọc. Sự sống của bài thơ là hình ảnh thiên nhiên hiện lên trong bóng dáng của một giai nhân gợi tình, gợi cảm và thi sĩ là người tình nhân say đắm, cuồng nhiệt. Nó được gợi qua bức tranh xuân với những vẻ đẹp bình dị và vô cùng hấp dẫn mới mẻ, tươi trẻ và tình tứ: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây của hoa đồng nội xanh rì Này Đây là của cảnh tơ phơ phất của Yến Anh này đây khúc tình si Và này đầy ánh sáng chớp hàng mi” Mùa xuân là mùa của muôn hoa cây cối, của muôn loài vật sinh trưởng nảy nở. Trước con mắt của Xuân Diệu hình ảnh ong bướm dập dờn với đôi cánh mỏng manh đang hưởng thụ những “tuần trăng mật” là hình ảnh sống động nhất – ong chăm chỉ hút mật một cách nhẹ nhàng nhưng đầy tình tứ và quyến rũ. Bức tranh của mùa xuân còn hiện ra là hình ảnh của hoa đồng nội xanh rì, đó là tấm thảm của màu xanh xuân đầy sức sống đẹp đẽ và sinh động. Trên cái nền say đắm lòng người ấy xuất hiện thêm màu xanh non của lá, của cành tơ phơ phất phải là xanh non, mơn mởn nhất, căng tràn nhất của sự sống. Nó đem đến cho người đọc sự tươi trẻ tràn đầy, bức tranh mùa xuân còn như được rung chuyển bởi khúc tình si mà Yến Anh hát vang. Mùa xuân vẫn còn là mùa của sự hài hòa, sự nhẹ nhàng. Bởi vậy nên ánh sáng trong mắt của Xuân Diệu như hàng mi dễ chịu của người con gái. Qua đây ta thấy vẻ đẹp, tươi mơn mởn của cuộc sống ngay giữa trần gian giữa thì tại được thi nhân phát hiện để bộc lộ trong thơ. Nhưng vậy thôi chưa đủ bởi Xuân Diệu còn là người của tuổi trẻ và tình yêu tuổi trẻ. Thi nhân nhìn thế giới bằng cái nhìn trẻ và trẻ lòng, bằng cặp mắt xanh non, biếc dờn tình tứ, luyến ái. Lấy con người giữa tuổi xuân và tình yêu làm chuẩn mực về vẻ đẹp của thế giới “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” Người xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người. Nhưng Xuân Diệu lại ngược lại, theo Xuân Diệu con người phải là chuẩn mực để đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng đó phải là độ tuổi của tuổi trẻ, của tình yêu, lứa tuổi tràn đầy sức sống. Ở đây Xuân Diệu lấy cặp môi của người thiếu nữ để so sánh với tháng giêng – tháng đẹp nhất của năm, cũng chính vì cặp mắt yêu đời, yêu tình thiết tha đó mà Xuân Diệu mới vẽ ra được bức tranh mùa xuân ngây ngất lòng người. Hoài Thanh đã phải thốt lên : “Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới.” Sự sống trong Vội Vàng Quả thật rất đắm say rất sinh động và xao xuyến. Thế nhưng đối với thơ phản ánh sự sống thôi chưa đủ mà phải khiến nó đọng lại tấm lòng, tâm tư, tình cảm của tác giả bài thơ “Vội Vàng”, là một bức tranh thiên nhiên hiện lên trong bóng dáng của một danh nhân cô đơn sầu muộn “Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài tuổi trẻ của nhân Gian Nói làm chi răng xuân văn tuần hoàn , Nếu tuổi trẻ Chẳng hai lần thắm lại” Cách nhìn của Xuân Diệu với thời gian thật khác lạ và cũng thật mới mẻ. Xuân chưa đến mà cảm nhận nó đã qua, đang còn non mà tưởng như nó đã già, Xuân Diệu luyến tiếc từng giây, từng phút của cuộc đời mình, mở rộng lòng mình ra để đón lấy mùa xuân, đón lấy đất trời. Nhưng thời gian cứ trôi, khiến tôi cũng mất, cái tôi của sự ham sống yêu đời. Người xưa quan niệm: thời gian là tuần hoàn – đông qua xuân tới, hè hết thu sang. Cuộc đời con người là một vòng luân chuyển, kiếp này đến kiếp khác. Vì vậy họ sống một cách ung dung, tự tại mặc đời trôi chảy. Còn đối với Xuân Diệu thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Đời người chỉ là hữu hạn trong một quỹ vô hạn, đời người đã ngắn ngủi, tuổi trẻ còn ngắn hơn, Vì vậy Xuân Diệu đã cảm nhận sâu sắc được sự mất mát của thời gian dẫn đến một hồn thơ tương tư, nuối tiếc. “Mùi tháng năm đã rớm vị chia phôi Khắp núi sông núi vẫn than thầm tiễn biệt Con gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hơn vì nỗi phải bay đi Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?” Thời gian qua đi kéo theo nó là sự phá hủy, là sự chia ly. con gió xinh vì sợ để rồi bay đi bỏ những tấm lá xanh biếc của mùa xuân. Nó sợ thời gian cuốn theo sức sống của nó, bởi nó chỉ là một cơn gió. Đàn chim cũng vậy, chúng đang đua nhau tấu lên những khúc ca vui nhộn thì bỗng đứt tiếng reo thi. Có lẽ rằng chúng cũng sợ sự trôi chảy, vô tâm của thời gian, sợ những phút giây của mùa xuân bên mình sẽ không còn, mà thay vào đó là sự lạnh lẽo của mùa đông. Tất cả đã khiến Xuân Diệu phải bật lên những câu tiếc nuối về đời người những câu giục giã khi ta đang còn có thể. “Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm” Một tâm trạng vừa lo âu vừa tiếc nuối vừa giục giã của một thi sĩ, khao khát giao cảm với đời mới mẹ thật đặc biệt. Thiên nhiên được nhìn bằng quan niệm triết lý về thời gian. Trong Vội Vàng là một sự trôi chảy tuyến tính, một đi không trở lại. Từ đó Xuân Diệu đã giục giã mọi người về với một triết lý sống vội vàng cuồng nhiệt, muốn tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời. “Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn siết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều và non nước và cây và cỏ rạng” Cuộc sống của mùa xuân đẹp đẽ tràn đầy, thế nhưng thời gian thì cứ vô tình mãi trôi đi. Muốn sống hết mình thì hãy sống nhanh, sống vội vì thế Xuân Diệu đã muốn ôm sự sống tràn đầy kia, nó đang mơn mởn, đang căng tràn sức sống nhất. Nhưng đang ôm thôi chưa đủ, bởi như vậy chưa thể hưởng thụ được hết và hồn thơ Xuân Diệu cũng không cho phép như vậy vì gần thế nhưng vẫn còn xa lắm. Ôm xong thì phải siết, phải bám theo mây đưa gió lượn, say với hương hoa, thích thú với hương trời. Mùa xuân là mùa của muôn loài, mùa của tình yêu. Vì thế Xuân Diệu còn ở một trạng thái cao hơn, ngây ngất hơn, đó là say say sưa với sắc màu của muôn vật, sắc màu của tình yêu, làm cho cuộc sống toàn màu hạnh phúc. Hưởng thụ vậy thôi thì quá riêng lẻ, quá đơn độc vì vậy phải “thâu” mọi vật, hôn nhiều để tận hưởng tất cả những gì cuộc sống đem lại. Ở đâu Xuân Diệu cũng tìm thấy cái vẻ đẹp đầy sức sống, vì vậy hạnh phúc đến với ông dường như khắp nơi. Ở non nước, ở ngọn cây, ở cả ngọn cỏ nhỏ bé Xuân Diệu hưởng thụ tất cả cho đến khi căng tràn, tưởng chừng như không thể thêm được nữa. Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, cho no nê thành sắc của thời tươi, đã thơm thì phải hưởng thụ cho chếnh choáng, đã sáng phải đã đầy, đã có thanh sắc thì phải cho no nê. Một cái tôi riêng được thúc giục chúng ta, và tất cả đã được Xuân Diệu thể hiện một cách mạnh mẽ nhất, mãnh liệt nhất. Hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình, khiến lòng người say đắm ngất ngây ngất. “Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi.” Xuân Diệu say đắm thiên nhiên, cuộc sống hưởng thụ đến no nê chếnh choáng mà cảm giác vẫn còn thiếu thốn. Vì vậy, người thi sĩ ấy để hưởng thụ một cách trọn vẹn nhất, đắm say nhất thì đã hành động mạnh nhất là “cắn”, cắn vào cái vô hình cho ta thấy sự thiết tha với đời của Xuân Diệu như thế nào. Bài thơ Vội Vàng là tiếng thúc giục con người sống nhanh tận hưởng, tận hiến để cảm thụ cuộc đời một cách ý nghĩa nhất. Đẹp ở nội dung chưa đủ một bài thơ hay còn phải là sự hài hòa của yếu tố nghệ thuật bởi đó là cái đẹp trong thơ Vội Vàng là bài thơ viết theo thể thơ tự do câu thơ ngắt dòng vắt dòng theo mạch cảm xúc. Mở đầu bài thơ là 4 câu thơ ngũ ngôn thâu tóm tình cảm toàn bài. “Tôi muốn tắt nắng đi, Cho màu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”. Và rồi khi cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân, của cuộc sống. Nhưng đứng trước sự vô tình của thời gian Xuân Diệu như lo lắng nuối tiếc. “Tôi sung sướng nhưng Vội vàng một nửa. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” Hay. “Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa. Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm” Cảm xúc dường như được thể hiện độc đáo của nghệ thuật qua ngôn từ, qua hình ảnh một cái tôi nồng nàn, tha thiết một cái tôi khao khát giao cảm với đời một cách say đắm, cuồng nhiệt được bộc lộ thật đặc sắc. Vội vàng quả thật là thi phẩm của một thi sĩ có cách tân đích thực. Bởi vội vàng chứa đựng những hình ảnh độc đáo, tân kỳ phát huy triệt để khả năng, năng lực của giác quan. “Và này đầy ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa, Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” Ánh sáng của mùa xuân nhẹ nhàng như cặp mi của người con gái đương xuân, tháng giêng tình tứ hấp dẫn như đôi môi của một thiếu nữ xuân sắc. Phép so sánh độc đáo, mới mẻ và đặc sắc khiến cho người ta thấy Xuân Diệu hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ Ái Tình, kích thích tâm hồn người đọc một cách sâu sắc mãnh liệt cảnh đẹp căng tràn sức sống, cảm thụ mấy cũng không vừa đã khiến cái tôi kia phải thốt lên rằng. “Hỡi Xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Cuối cùng bài thơ Vội Vàng là một hệ thống từ ngữ giàu tính tạo hình, dồn nén năng lượng cảm xúc trong một chữ, giọng điệu thiết tha nồng nhiệt say đắm. Đặc biệt ở đoạn cuối, các động từ mạnh theo cấp độ, tăng tiến đã có tác động tích cực đến với tâm hồn của độc giả, đầu tiên là ôm sau đó là siết, say… và cuối cùng là một cách thể hiện tình yêu đến đỉnh cao của thi sĩ qua hệ thống ngôn từ điêu luyện. Xuân Diệu đã thực sự thành công khi muốn qua đây thúc giục mọi người sống nhanh lên, vội vàng lên để cuộc sống có ý nghĩa, có hạnh phúc được tận hưởng, tận hiến. Càng đọc càng nghĩ càng ngẫm về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ta càng thấy rằng văn chương phải gắn bó với đời sống và có những tác động tích cực đến đời sống con người và xã hội. Nghệ sĩ là người sáng tạo nghệ thuật chân chính, đem tài năng tâm huyết khát vọng trải nghiệm của cuộc sống để sáng tạo ra cái đẹp, ra những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa. Thơ là nói riêng là tình cảm riêng của thi nhân trước hiện thực đời sống, được riêng thi nhân thể hiện một cách đặc sắc trước vẻ đẹp của ngôn từ, của hình ảnh. “Bởi thơ là bà chúa của nghệ thuật”- Xuân Diệu. Vội Vàng là bài thơ đã minh chứng rõ nhất cho ý kiến trên “thơ vẫn là sự sống nhưng đây là sự sống đọng lại biến thành cái đẹp” ngoài đúng với thơ ca nghệ thuật, ý kiến đó còn đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và định hướng đối với người tiếp nhận. “Đối với người sáng tác cần phải sống đã rồi hãy viết”. Nam Cao chắt lấy tinh túy của cuộc sống để tạo những tác phẩm có giá trị chứa đựng tính nhân văn cao cả, đem đến cho người đọc những tình cảm thẩm mỹ. Đối với người tiếp nhận tác phẩm phải cần phải nhạy cảm với cuộc đời, nuôi dưỡng cho mình những tình cảm thẩm mỹ để cảm thụ và khám phá những cái đẹp cái hay của thơ văn. “Vội Vàng” của Xuân Diệu là kết tinh của cuộc sống, đó là sự thanh lọc qua tâm hồn thi nhân. Mỗi câu thơ, mỗi chữ trong bài là một tình cảm, cảm xúc mà nhà thơ đã dồn nén và bật ra khi đã thực sự “tràn đầy”. Bài thơ cũng là minh chứng tiêu biểu cho ý kiến trên, là tấm gương soi cho mọi hồn thơ, mọi bài thơ khác. Hoài Thanh đã từng phát biểu “gặp thơ hay tôi triền miên trong đó, tôi ngâm đi ngâm lại hoài, cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Và Vội Vàng đích thực là một bài thơ như vậy./. Xem thêm :NGHỊ LUẬN Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC Xem thêm :VỘI VÀNG
Nghị luận ý kiến bàn về văn học, vội vàng Bấm vào đây để xem tiếp nội dungBài viết liên quan
Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Tháng Sáu 28, 2018Phân tích Chí Phèo để chứng minh nhận định :Điển hình văn học như một người lạ mặt quen biết
Tháng Sáu 24, 2018Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao
Tháng Ba 21, 2018Phân tích nhân vật Quản ngục trong Chữ người tử tù
Tháng Ba 20, 2018Vẻ đẹp của Huấn cao trong Chữ người tử tù
Tháng Ba 19, 2018Phân tích các tác phẩm đã học để làm nổi bật phong cách nhà văn
Tháng Ba 8, 2018 Xem tất cả các bài viết của admin →Điều hướng bài viết
Bài văn của học sinh giỏi: chứng minh nhận định về truyện ngắnNghị luận về ý nghĩa câu chuyện : Hòn đá và những viên sỏiTrả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Tìm kiếm: Tìm kiếmBài viết mới
- Đề thi về truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư, Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi
- Đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay, viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen làm việc riêng trong giờ học
- Đề đọc hiểu, nghị luận về truyện Làm bạn với bầu trời – Nguyễn Nhật Ánh
- Đề đọc hiểu Truyện ngắn Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu
- Đọc hiểu truyện ngắn Nguồn suối Nguyễn Minh Châu
Danh mục
- Dạy văn
- Đề thi Khối 10
- Đề thi Khối 11
- Đề thi Khối 12
- Đọc hiểu + NLXH
- Giáo án
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Ngữ văn 12
- Học sinh giỏi
- HSG 10
- HSG 11
- HSG 12
- Học văn
- khối 10
- khối 11
- khối 12
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu Khối 10
- Tài liệu Khối 11
- Tài liệu Khối 12
- TẢI MIỄN PHÍ TÀI LIỆU MÔN VĂN
- Tổng hợp
- Tuyển sinh vào 10
- Uncategorized
Chuyên đề
Ai đã đặt tên cho dòng sông Bài tập tiếng việt Chiếc thuyền ngoài xa Chiều tối chuyên đề môn văn Chí Phèo Chữ người tử tù Câu cá mùa thu Cảnh ngày hè Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11 dạng đề so sánh văn học Hai đứa trẻ hạnh phúc của một tang gia Hồn trương ba da hàng thịt Lí luận văn học Nghị luận xã hội Nghị luận ý kiến bàn về văn học nguyễn du người lái đò sông Đà những đứa con trong gia đình rừng xà nu sáng kiến kinh nghiệm môn văn sóng xuân quỳnh thơ mới thơ đường luật thương vợ trao duyên truyện an dương vương và mị châu trọng thủy Tràng giang Tuyên ngôn độc lập tây tiến tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tỏ lòng từ ấy tố hữu tự tình việt bắc vội vàng vợ chồng a phủ vợ nhặt Đàn Ghi ta của Lor- ca Đây thôn vĩ dạ Đất nước nguyễn khoa điềm đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn đề đọc hiểu đề đọc hiểu tự luậnTừ khóa » Chứng Minh Nhận định Về Bài Thơ Vội Vàng
-
Phân Tích Bài Vội Vàng để Chứng Minh Nhận định : Thế Nào Là Thơ…
-
Phân Tích Bài Vội Vàng để Chứng Minh Nhận định:tiêu Chuẩn Vĩnh ...
-
Chứng Minh Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu đã Thể Hiện Tâm Trạng...
-
Bài Văn Của Học Sinh Giỏi: Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng để Chứng Minh ...
-
Phân Tích Vội Vàng để Làm Sáng Tỏ Nhận định: “Thế Nào Là Thơ? Đó ...
-
Nhận định đặc Sắc Về Xuân Diệu Và Vội Vàng - Thích Văn Học
-
Nhận định Về Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu, Sách Giáo Khoa Ngữ ...
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Trong Bài Vội Vàng để Làm Sáng Tỏ Nhận định
-
Nhận định Về Xuân Diệu Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai
-
Phân Tích 13 Câu đầu Bài Vội Vàng (17 Mẫu)
-
Xem Nhiều 6/2022 # Bài Văn Của Học Sinh Giỏi: Phân Tích Bài Thơ ...
-
ĐẺ BÀI Nhà Phê Bình Hoài Thanh Cho - QANDA
-
Hoài Thanh Nhận Xét Về Xuân Diệu: Đó Là Một Hồn Thơ Tha Thiết, Rạo ...
-
Mở Bài Và Kết Bài Vội Vàng Xuân Diệu