Phân Tích Các Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật?

Thực hiện pháp luật là gì? Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật? Cho ví dụ?

Thực hiện pháp luật là gì? Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật? Cho ví dụ?

  • Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật?
  • Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý?
  • Phân tích khái niệm nội dung quan hệ pháp luật?
  • Phân tích khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật
  • Phân tích khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật?
  • [SO SÁNH] Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác
  • [SO SÁNH] Phân biệt “Tập hợp hóa” với “Pháp điển hóa” pháp luật
  • Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật?
  • Phân tích mục đích, ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật
  • Phân tích các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật

1 – Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật.

Ví dụ: Công ty A nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ và đúng thời hạn theo thông báo của Cơ quan thuế.

2 – Các hình thức thực hiện pháp luật (THPL)

Hệ thống pháp luật rất đa dạng, bao gồm nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau như cho phép, bắt buộc hoặc cấm đoán, do vậy, cách thức thực hiện các loại quy phạm đó cũng khác nhau. Chủ thể thực hiện pháp luật cũng rất đa dạng, bao gồm các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Dựa vào yêu cầu của các quy phạm pháp luật mà khoa học pháp lý xác định có bốn hình thức THPL là tuân theo (tuân thủ) pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng (vận dụng) pháp luật và áp dụng pháp luật.

– Tuân theo (tuân thủ) pháp luật là hình thức THPL, trong đó các chủ thể kiềm chế, giữ mình, không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Thực hiện pháp luật nhìn từ phương diện hành vi hợp pháp và tính tích cực pháp luật của công dân
  • Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật?
  • Vai trò của ý thức pháp luật đối với xây dựng và thực hiện pháp luật
  • Thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
  • Trách nhiệm nhà nước trong đảm bảo thực hiện pháp luật của công dân

Ví dụ: sinh viên A không sử dụng tài liệu trong khi làm bài thi tốt nghiệp vì quy chế thi không cho phép.

Như vậy, khi pháp luật cấm làm việc gì, các chủ thể không làm việc đó có nghĩa là họ đã tuân theo pháp luật. Vì thế, tuân theo pháp luật là hình thức thực hiện loại quy phạm pháp luật cấm đoán và thực hiện pháp luật bằng không hành động.

– Thi hành (chấp hành) pháp luật là H. thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực, tức là thực hiện những hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện.

Ví dụ: Doanh nghiệp A nộp thuế cho nhà nước đúng thời gian và số tiền mà pháp luật quy định.

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện loại quy phạm pháp luật bắt buộc và thực hiện pháp luật bằng hành động.

– Sử dụng (vận dụng) pháp luật là hình thức thực hiện, trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, tức là thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép.

Ví dụ: Học sinh C nộp hồ sơ dự tuyển vào Trường Đại học Luật Hà Nội. Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện loại quy phạm pháp luật cho phép.

– Áp dụng pháp luật là hình thức các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật.

Ví dụ: Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức tuyển dụng lao động và ra quyết định tuyến dụng cô D làm giảng viên của Trường. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật có sự can thiệp của các chủ thể có thẩm quyền.

Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » Thực Hiện Pháp Luật Là Gì Cho Ví Dụ