Phân Tích Các Loại Rủi Ro Trong Kinh Doanh - WinERP

Rate this post

Mục lục

Quản trị rủi ro là gì và tại sao ta phải cần nó?

Quản trị rủi ro là quá trình xác định, phân tích và xử lý các yếu tố rủi ro đã hoặc có thể sẽ xảy với doanh nghiệp. Quản trị rủi ro phù hợp hơn với nghĩa kiểm soát các rủi ro trong các sự kiện tương lai, chủ động đề phòng hơn là ứng phó.

Các tai nạn rủi ro như mất cắp hàng hóa, nhân viên bị chấn thương trong quá trình làm việc, xưởng sản xuất mất điện do thời tiết sấm chớp,… Vậy nếu gặp trường hợp như trên thì doanh nghiệp sẽ đối phó như thế nào? Phòng ban nào sẽ đứng ra và có thể giải quyết được hậu quả của nó?

Không những thế, còn có những rủi ro tiềm ẩn đang chờ đợi có thể xảy ra trong tương lai, đây là một điều hết sức nguy hại nếu doanh nghiệp không có các nhà quản trị rủi ro giúp họ có thể tránh hoặc hạn chế được các hậu quả có thể xảy ra.

Quản trị rủi ro là gì? Quy trình 7 bước để quản trị rủi ro cho ...

Mục đích của việc quản trị rủi ro

Xác định những rủi ro có thể xảy ra – bao gồm việc xác định và đo lường các rủi ro do tai nạn mất mát thông qua kiểm tra, rà soát các hợp đồng, tổng hợp các khiếu nại và xem xét các rủi ro trong quá khứ để tìm ra các lỗ hỏng.

Giảm thiểu rủi ro – bao gồm việc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của những rủi ro.

Cung cấp cơ sở hợp lý cho việc đưa ra quyết định giải quyết rủi ro.

Lên kế hoạch quản trị rủi ro bao gồm việc ước tính tác động của các rủi ro khác nhau và phác thảo các phản ứng có thể nếu nguy cơ xảy ra.

Ngoài ra, quản trị rủi ro sẽ đảm bảo giải quyết ưu tiên những rủi ro có nguy cơ cao và đảm bảo việc giải quyết rủi ro sẽ mất một mức chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất.

Tóm lại, đánh giá và quản trị rủi ro là vũ khí tốt nhất để chống lại những thảm họa đối với dự án, kế hoạch, doanh nghiệp của bạn. Hơn nữa việc bạn cần là phải phát triển chiến lược lâu dài để phòng chống chúng, điều này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng những yếu tố sau đây là quan trọng nhất:

Sự biến động của cầu: Cầu về các sản phẩm của một doanh nghiệp càng ổn định, khi các yếu tố khác không đổi, rủi ro kinh doanh của công ty càng thấp.

Sự biến động của doanh số: Nếu doanh nghiệp có sản phẩm bán ra trên thị trường biến động cao thì chịu nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nghiệp có đầu ra ổn định hơn.

Sự biến động của chi phí đầu vào: Các doanh nghiệp có chi phí đầu vào biến động lớn thì rủi ro kinh doanh sẽ cao.

Khả năng điều chỉnh giá đầu ra đối với giá đầu vào: Khi doanh nghiệp có khả năng tốt trong việc tăng giá đầu ra khi giá đầu vào tăng so với các doanh nghiệp khác. Khả năng điều chỉnh giá đầu ra khi chi phí thay đổi càng lớn thì rủi ro càng thấp.

Khả năng phát triển sản phẩm mới đúng lúc và có chi phí hợp lý: các doanh nghiệp trong ngành có công nghệ cao như dược phẩm, máy tính phụ thuộc vào các dòng sản phẩm mới liên tục. Sản phẩm càng lỗi thời nhanh, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

Rủi ro từ nước ngoài: rủi ro này do sự tác động của sự biến động tỷ giá, chính trị bất ổn..thì làm cho tỷ lệ phần trăm doanh thu từ nước ngoài thay đổi.

Quy mô chi phí cố định: nếu chi phí cố định cao, nếu tổng chi phí không giảm khi cầu giảm thì công ty sẽ có rủi ro kinh doanh sẽ cao. Vần đề này được gọi là đòn bẩy hoạt động.

Xem thêm:  Kinh nghiệm đọc báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh

Quá trình phân tích rủi ro

Quá trình phân tích rủi ro bao gồm các giai đoạn như sau:

  • Xác định rủi ro. Bước này yêu cầu phải rà soát danh mục các nguy cơ có thể xảy ra rủi ro bằng kiến thức và kinh nghiệm của đội quản trị rủi ro. Sau đó sử dụng công cụ đánh giá phân loại và xếp hạng mức độ rủi ro. Việc xếp hạng mức độ rủi ro giúp quản lý được những rủi ro mà có tác động cao và các tác động có xác suất xảy ra cao.
  • Đánh giá rủi ro. Trước khi cố gắng làm sao để kiểm soát tốt được rủi ro, thì cần phải xác định nguyên nhân gốc rễ sâu xa của những rủi ro đã được chỉ ra.
  • Đối phó với rủi ro. Bây giờ các nhà quản trị rủi ro bắt đầu đưa ra các biện pháp có thể giảm hoặc tốt hơn hết là ngăn không cho rủi ro xảy ra. Câu hỏi được đặt ra lúc này là: Những gì chúng ta có thể làm để giảm khả năng rủi ro này xảy ra? Có thể làm gì để giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra?
  • Phát triển kế hoạch dự phòng hoặc các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tương lai. Từ những giai đoạn trên các nhà quản trị sẽ tổng kết và giải quyết nguyên nhân đồng thời phân tích lại cách giải quyết ra đưa ra các kế hoạch trong tương lai nhằm giải quyết tốt hơn.

Các loại rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro mất vốn

Khi mua chứng khoán của một công ty bạn là một phần chủ nhân của công ty ấy. Bạn cùng chung số phận với tất cả các chủ nhân của công ty. Nếu công ty “ăn nên làm ra” thì bạn được chia số lợi nhuận của công ty.

Còn ngược lại công ty làm ăn thua lỗ, thì số tiền vốn bạn đầu tư vào đó cũng xuống theo. Theo luật đầu tư chứng khoán, bạn chỉ mất tối đa bằng với số tiền bạn mua cổ phiếu của công ty mà thôi.

Để giảm thiểu sự mất vốn, bạn nên tìm mua cổ phiếu của những công ty có phẩm chất tốt, làm ăn bề thế, có được sự tin cậy của nhiều người, công ty làm ăn trên đà phát triển, sản phẩm của công ty có sức cạch tranh với các đối thủ khác trong thị trường; Công ty đầu tư vào các ngành đang phát triển hay có tiềm năng cao, ban quản trị có tài. Hơn nữa không nên đổ tiền vào một công ty duy nhất và cũng không nên đầu tư vào một nhóm duy nhất.

Rủi ro mất vốn
Rủi ro mất vốn

Rủi ro tiền lời

Rủi ro tiền lời thường hay đi liền với bonds- trái phiếu. Một khi tiền lời giảm, các công ty phát hành trái phiếu mua lại hay còn gọi là “call” các trái phiếu cũ có phân lời cao, và phát hành trái phiếu mới với phân lời thấp hơn.

Khi tiền lời tăng, giá công phiếu giảm, nếu lúc đó chủ nhân trái phiếu phải bán trái phiếu ra thì giá sẽ thấp hơn lúc mua vào. Để giảm thiểu giảm thiểu rủi ro tiền lời người mua trái phiếu nên biết trái phiếu đó có bị “call” hay không, và cũng giống như rũi ro mất vốn, không nên mua một trái phiếu duy nhất của một người phát hành duy nhất.

Rủi ro lạm phát

Rủi ro lạm phát

Lạm phát hay còn gọi là vật giá leo thang, trong một lúc thời điểm kinh tế phát triển thịnh vượng, giá nhà cửa, đồ ăn, đồ dùng cùng nhau lên giá.

Đồng tiền không còn đủ giá trị để mua những vật dụng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Rủi ro lạm phát thường đi liền với những món tiền đầu tư vào quỹ tiết kiệm, và CD với một số tiền lời quá khiêm nhượng. Là vì, quỹ tiết kiệm và CD có phân lời quá thấp, nhiều khi không vượt quá chỉ số lạm phát.

Rủi ro Tài chính

Hầu hết các loại rủi ro đều ảnh hướng về tài chính, chi phí phát sinh hay sụt giảm doanh thu. Nhưng rủi ro tài chính lại phản ánh cụ thể dòng tiền tệ lưu thông trong doanh nghiệp và khả năng tổn thất tài chính đột ngột.

Ví dụ: Giả sử phần lớn doanh thu của doanh nghiệp bạn là từ một khách hàng lớn và bạn gia hạn thời hạn thanh toán cho khách đến 60 ngày (để biết thêm về việc gia hạn thời hạn thanh toán và đối phó với việc lưu thông tiền tệ, hãy xem bài hướng dẫn trước đó của chúng tôi)

Trong trường hợp này, bạn đang phải đối mặt với rủi ro tài chính nghiêm trọng. Nếu khách hàng đó không thể thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán vì bất cứ nguyên nhân gì thì doanh nghiệp của bạn cũng sẽ gặp rắc rối lớn.

9 nguyên tắc đầu tư kinh doanh giúp bạn thành công trong cuộc sống

Các khoản nợ cũng làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính đặc biệt nếu đó là những khoản nợ ngắn hạn. Nếu lãi suất tăng đột ngột, thay vì phải trả 8% thì bây giờ bạn phải trả tới 15%. Đó là khoản chi phí phát sinh lớn đối với doanh nghiệp của bạn và đó được coi là một rủi ro tài chính.

Rủi ro tài chính sẽ tăng lên khi bạn kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Chúng ta hãy trở lại với ví dụ về trang trại ở California khi họ bán sản phẩm của mình ở Châu Âu. Khi họ bán hàng ở Pháp hay Đức, doanh thu là đồng euro, ở Anh là bảng Anh.

Tỷ giá luôn giao động, điều này nghĩa là tổng thu bằng tiền đô la cũng sẽ thay đổi theo. Ví như công ty có thể bán được nhiều hàng hơn trong tháng tới nhưng khoản doanh thu bằng đô la lại ít hơn. Đó là rủi ro tài chính nghiêm trọng với doanh nghiệp của bạn.

Rủi ro về uy tín

Có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung: dù bạn kinh doanh ở bất kì lĩnh vực nào thì uy tín của doanh nghiệp là thứ quan trọng bậc nhất.

Nếu uy tín doanh nghiệp của bạn bị tổn hại, bạn lập tức bị mất doanh thu vì khách hàng sẽ thận trọng hơn khi làm ăn với bạn. Ngoài ra nó còn có những ảnh hưởng khác nữa. Nhân viên của bạn có thể bỏ việc.

Bạn sẽ khó tìm được người thay thế khi những ứng cử viên tiềm năng không muốn ứng tuyển vào công ty nếu họ nghe được những điều tiếng không hay về công ty bạn. Các nhà cung cấp sẽ giảm bớt ưu đãi. Các nhà quảng cáo, nhà tài trợ hay đối tác có thể quyết định không hợp tác với bạn nữa.

Rủi ro uy tín từ những vụ kiện tụng, từ việc thu hồi sản phẩm, từ những thông tin tiêu cực về bạn hay nhân viên của bạn, hoặc từ những lời chỉ trích nặng nề về sản phẩm và dịch vụ công ty bạn. Vào thời điểm này, thậm chí đó không chỉ là sự tổn hại về uy tín mà có thể là cái chết từ từ khi hàng nghìn bình luận và phản hồi tiêu cực trực tuyến về sản phẩm của bạn

Rủi ro thị trường: Là những rủi ro liên quan đến sự vận động, thay đổi của thị trường, bao gồm cả sản phẩm, khách hàng, người tiêu dùng, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh… Những thay đổi về xu hướng tiêu dùng có thể gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp.

Các cách thức cạnh tranh mới từ phía đối thủ có thể đe dọa trực tiếp đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp (ví dụ, doanh nghiệp “dội bom” thông điệp “cà phê chỉ làm từ cà phê” có thể gây khó khăn cho những doanh nghiệp pha trộn cà phê với bột bắp, bột đậu…).

– Rủi ro hợp đồng: Là những rủi ro liên quan đến việc ký kết các hợp đồng hợp tác, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán… Những điều khoản thiếu rõ ràng, không chặt chẽ, hoặc bị “cài bẫy” có thể gây bất lợi, dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp khi có tranh chấp.

– Rủi ro bảo mật: Đó là những rủi ro liên quan đến thông tin. Bí quyết công nghệ, bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ, hoặc rò rỉ. Ở mức độ thông thường, doanh nghiệp có thể bị đối thủ cạnh tranh “bắt bài”; còn ở mức độ nghiêm trọng, toàn bộ một kế hoạch hay chiến lược có thể bị phá sản.

Xem thêm:  Làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu khách hàng

Làm gì để giảm thiểu rủi ro

Để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, thứ nhất, người đầu tư không nên chỉ đầu tư vào một lãnh vực, hay khu vực nào duy nhất cả. Tỷ dụ khi đầu tư vào chứng khoán, người đầu tư nên đầu tư vào nhiều khu vực khác nhau như khu vực y tế, năng lượng, họăc máy móc.

Khi đầu tư vào trái phiếu, công phiếu, người đầu tư nên trải tiền ra mua một số công phiếu của liên bang, một số của tiểu bang, một số của công ty. Người đầu tư, cũng không nên chỉ chăm chú vào thị trường nội địa mà còn nên hướng ngoại, có nghĩa là nên đầu tư vào cả thị trường nước ngoài; các nước đang có tiềm năng phát triển rất mạnh như Trung Quốc.

Để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa, và mang lợi nhuận về một cách tối đa, đầu tư cần phải được trải rộng ra bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều khu vực đầu tư khác nhau, và cũng như nơi chốn khác nhau.

Bạn hãy làm như người đi buôn trứng vậy, không bao giờ bỏ tất cả trứng vào chung một giỏ. Còn việc đầu tư bao nhiêu vào khu vực nào thì còn tùy thuộc vào từng cá nhân, và từng trường hợp khác nhau.

Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit 

Từ khóa » Ví Dụ Về Tình Huống Rủi Ro Trong Kinh Doanh