PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI KINH DOANH

A. Ngành, thị trường và các yếu tố kinh tế

I. Ngành và thị trường

1. Thị trường

Một ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế chặt chẽ với nhau. Các ngành rất khác nhau về đặc tính kinh tế, tình thế cạnh tranh, triển vọng thu lợi nhuận trong tương lai. Và đặc tính kinh tế của mỗi ngành biến đổi tuỳ theo các nhân tố như: qui mô và tốc độ tăng trưởng thị trường, tốc độ thay đổi công nghệ, ranh giới địa lý thị trường (địa phương hay thành phần), số lượng, qui mô của nhũng người mua và bán, mức độ tác động của tính kinh tế về qui mô đến sản phẩm của người bán, các kiểu kênh phân phối… lực lượng cạnh tranh trong các ngành khác nhau, có thể vừa phải, dữ dội, thậm chí tàn khốc. Hơn nữa các ngành cũng khác nhau rât lớn về các tiêu điểm cạnh tranh, có thể là giá, có thể là chất lượng, cải tiến hay rât nhiều các đặc tính hiệu năng khác.

Cần phải nắm được cách tiếp cận ciến lược của công ty, họ muốn trở thành người lãnh đạo chi phí, người tạo sự khác biệt, hay chỉ là sự tập trung và phục vụ tốt một khe hở thị trường…Ý tưởng kinh doanh phải định hướng được rõ ràng ngành hàng hướng tới, thị trường tiêu thụ và chiến lược được dùng đến trong dài hạn thì cơ hội được đánh giá là sẽ cao hơn so với không tập trung vào một thị trường nhất định hay mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn. Phải nhắm vào khúc thị trường tốt nhất, trước tiên phải đánh giá khả năng sinh lời của khúc thị trường đó, tiềm năng sinh lời của khúc thị trường là một hàm của quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của thị trường những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty.

Một ý tưởng kinh doanh cần phải có tính khả thi, cũng có nghĩa là nó phải đề cập đến việc cung cấp một sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp nào đó cho một thị trường mục tiêu nhất định. Thị trường mục tiêu này càng lớn bao nhiêu và càng có tiềm năng tăng trưởng cao bao nhiêu thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư bấy nhiêu. Mức độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư còn phụ thuộc vào việc có nhiều đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp đó hay không? Hay nói cách khác, sản phẩm, dịch vụ đó càng độc đáo, hiếm có thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư (tất nhiên là phải thỏa mãn điều kiện thị trường lớn và tăng trưởng cao), phải thực hiện khảo sát và nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận.

a. Khách hàng

Khách hàng là những đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường. Ý tưởng kinh doanh phải nhắm vào một đối tượng khách hàng nhất định, thoả mãn tối đa nhu cầu cá nhân hoặc của gia đình họ.

Mối quan hệ mà bạn tạo dựng được với mỗi khách hàng là thứ tài sản vô giá trong nghiệp kinh doanh của bạn. Nếu sau mỗi lần thực hiện công việc mua bán, đối tác thực sự hài lòng không những chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn cả cách phục vụ của bạn, họ sẽ lưu giữ những ấn tượng tốt đẹp ấy một cách lâu dài. Chính điều này đóng vai trò quyết định trong việc họ có nên tiếp tục mua hàng của công ty bạn nữa hay không. Nhờ đó, doanh thu của bạn sẽ luôn ở trong tình trạng ổn định, phát triển ngày một nhanh hơn.

b. Lợi ích người sử dụng

Dự án phải đảm bảo thời gian hoàn trả vốn là dưới một năm, bên cạnh đó lợi nhuận thu được còn phaỉ đảm bảo giải quyết được những vấn đề, nhu cầu quan trọng của công ty như: trả lương, mua hàng, quay vòng vốn…

Nếu thời gian hoàn trả vốn hơn ba năm hay lợi nhuận thu được quá ít không đủ để thực hiện được những hoạt động khác thì sẽ bị xem là ít tiềm năng, cơ hội thấp.

c. Giá trị tăng thêm

Giá trị tăng thêm từ hoạt động kinh doanh phải đảm bảo là cao và có khả năng thanh toán trước. Nếu giá trị tăng thêm ít tác động lên thị trường hay ở mức thấp thì sẽ được đánh giá là ít tiềm năng.

d. Chu kỳ của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian mà sản phẩm đó tồn tại trên thị trường. Trong đó các giai đoạn trong lịch sử thương mại của một sản phẩm được mô tả khác nhau.

Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm được biểu thị bằng một đường biểu diễn có dạng hình chữ S và gồm có 4 giai đoạn : mở đầu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái

Một ý tưởng kinh doanh sẽ được các nhà đầu tư đánh giá là có cơ hội tốt khi có chu kì sống lâu bền, tức là thời gian từ khi xuất hiện đến lúc biến mất trên thị trường dài. Sản phẩm có chu kì sống càng ngắn sẽ càng bị đánh giá thấp.

2. Cấu trúc thị trường

Một ý tưởng kinh doanh sẽ được đánh giá là có cơ hội cao nếu nó nhắm đến một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh manh mún hay hoạt động trong ngành đang lên. Ngược lại nếu tham gia vào một ngành tập trung cao hay ngành đang bước vào giai đoạn bão hòa hay suy thoái thì cơ hội sẽ thấp hơn.

3. Tỷ lệ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản phẩm cần đạt mức từ 30 – 35% một năm để đảm bảo dự án này an toàn và có khả năng sinh lời hay khả năng hoàn trả vốn, quay vòng vốn. Nếu mức này đạt dưới mức 10% thì có nghĩa là ý tưởng king doanh này khồn hoàn toàn khả thi và mức độ rủi ro cũng cao hơn.

4. Khả năng thu nhận thị trường

Ý tưởng kinh doanh khi được vào kinh doanh thực sự phải đảm bảo đạt được hết mức công suất thị trường. Tức là mức cung phải nhiều hơn hoặc bằng nhu cầu thị trường.

Nếu cung nhỏ hơn cầu thì phần chênh lệch sẽ là phần doanh thu bị mất mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được.

5. Thị phần đạt được

Ý tưởng kinh doanh phải đảm bảo sau 5 năm, thị phần hoạt động kinh doanh trên thị trường của công ty phải đạt từ 20% trở lên. Điều này chứng tỏ công ty có khả năng cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường. Nếu thị phần đạt dưới mức 5% có nghĩa là khả năng cạnh tranh của công ty kém và có thể dẫn đến thua lỗ.

6. Cấu trúc chi phí

Ý tưởng kinh doanh nếu nhắm đến trở thành một nhà cung cấp với chi phí thấp, đạt được lợi thế về chi phí, cạnh tranh bằng việc cung cấp các sản phẩm với giá càng thấp hơn càng tốt hoặc thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nó đòi hỏi quan tâm liên tục đến hiệu quả (tức là giảm thiểu chi phí trên mỗi một đơn vị sản phẩm ), sử dụng các thiết bị phương tiện với quy mô lớn, giảm các chi phí biến đổi, sản suất với khối lượng lớn…Nếu chi phí sản xuất thấp có thể giảm được giá thành sản phẩm và có thể cạnh tranh được so với các hãng cạnh tranh.

II.  Các chỉ số kinh tế:

Thời gian hoàn vốn/Tiền mặt, Lợi nhuận/vốn đầu tư, yêu cầu về vốn, suất thu hồi nội bộ IRR, đặc điểm của dòng tiền; thời gian hoàn vốn lãi/lỗ.

B. Vấn đề hiệu quả, vấn đề lợi thế cạnh tranh và quản lý nhóm

1. Vần đề hiệu quả:

– Giá trị tăng thêm tiềm năng; lợi ích đa dạng và lợi thế; tạo ra chính sách và chiến lược; quy mô vốn thị trường.

2. Vấn đề lợi thế cạnh tranh

Chi phí cố định và biến đổi; kiểm soát chi phí, Giá và phân phối; Rào cản chống thâm nhập

3. Quản lý nhóm

Nhóm các nhà doanh nghiệp; nghành và kinh nghiệm công nghệ; tính liêm chính; hướng thiện

C. Những vần đề thiếu sót nghiêm trọng, tiêu chuẩn cá nhân và chiến lược khác biệt

1. Những vần đề thiếu sót nghiêm trọng

2. Tiêu chuẩn cá nhân

Các mục tiêu và sự phù hợp; vần đề tăng/giảm quy mô; chi phí cơ hội; mong muốn; chịu đựng rủi ro/tưởng thưởng; chịu sự căng thẳng.

3. Chiến lược khác biệt

Cấp độ của sự phù hợp; nhóm; quản lý dịch vụ; đúng lúc; công nghệ; tính linh động; sự định hướng cơ hội; giá; kênh phân phối; phạm vi nãy sinh thiếu sót

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Các Tiêu Chí đánh Giá ý Tưởng Kinh Doanh