Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Coca Cola Với 4 Chữ P

Nhắc đến Coca-Cola chắc hẳn không ai là không biết đến là một thương hiệu nước giải khát lớn trên thế giới với hơn 3300 sản phẩm và là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Pepsi. Để có thể đạt được những thành công lớn như vậy không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên toàn thế giới, chắc chắc không thể không kể đến những chiến lược marketing thành công của thương hiệu. Vậy những chiến lược marketing của Coca Cola đang áp dụng là gì? Hãy cùng chúng tôi bóc tách thông qua bài viết phân tích dưới đây.

Chiến lược marketing mix của Coca Cola gắn liền 4P

Nếu như bạn là một Marketer thì chắc hẳn sẽ nắm được thuật ngữ 4P trong marketing bao gồm: Sản phẩm – Giá cả – Phân phối – Truyền thông, và trong bài viết này chúng ta sẽ phân tích chiến lược marketing của Coca-Cola dựa theo yếu tố trên.

Chiến lược Sản phẩm của Coca Cola (Product)

Theo những thống kê từ Nielson, thương hiệu Coca-Cola đứng số 1 trong thị trường nước giải khát trên toàn cầu vào năm 2010. Từ sản phẩm chủ lực là nước đóng chai có ga, hiện nay hãng đã phát triển, nghiên cứu và cho ra nhiều loại sản phẩm mới với màu sắc, mẫu mã, hương vị như: Limca, sprite, Minute Maid, Fanta, Nimbu Fresh, Maaza, Nested Iced Tea… Bên cạnh đó thương hiệu còn cho ra mắt Coca không đường nhằm cạnh tranh trực tiếp với Pepsi, đồng thời đáp ứng được nhu cầu xu hướng sử dụng đồ uống ít đường đang ngày được ưa chuộng từ người tiêu dùng, góp phần hạn chế tình trạng béo phì cũng như các bệnh thường gặp liên quan đến đường.

Chiến lược Sản phẩm của Coca Cola (Product)

Chiến lược sản phẩm của Coca Cola – Ảnh: Internet

Đến thời điểm hiện tại tuy đã có mặt tại thị trường Việt Nam hơn 20 năm những Coca-Cola vẫn đang trên đà phát triển và không có dấu hiệu suy giảm cả về lợi nhuận lẫn doanh thu.

Bao bì của Coca-Cola không ngừng thay đổi, cải tiến nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, cũng như đem đến cho khách hàng sự mới lạ, bắt mắt và lạc quan hơn khi sử dụng sản phẩm của công ty. Không dừng lại ở đó trong những dịp tết Nguyên Đán tại Việt Nam, Coca-Cola sử dụng hình ảnh chim én báo hiệu mùa xuân về tạo ấn tượng vô cùng tốt đối với người tiêu dùng, đồng thời giúp nâng cao giá trị của sản phẩm, rất thích hợp để làm quà biếu, quà tết.

Nói tóm lại trong chiến lược sản phẩm Coca-Cola đã thực hiện việc mở rộng danh mục sản phẩm hiện tại, đi sâu vào các dòng sản phẩm cũng như tăng số lượng các dòng sản phẩm, định vị sản phẩm của hãng phù hợp với từng thị trường đặc biệt là thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường Châu Á nói chung

Chiến lược giá của Coca Cola (Price)

Giá cả được hiểu đơn giản là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm, giá cả được coi là yếu tố rất quan trọng trong lợi nhuận cũng như sự sống còn của công ty. Việc điều chỉnh giá sẽ có tác động sâu sắc đến chiến lược marketing, đồng thời tùy thuộc vào độ co giãn giá của sản phẩm mà ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như doanh số.

Chiến lược giá của Coca Cola (Price)

Chiến lược giá của Coca Cola – Ảnh: Internet

Nhờ vào sự đa dạng về sản phẩm, giá bán của Coca-Cola dễ dàng được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng phân khúc thị trường cũng như vị trí địa lý. Mỗi nhãn hàng của Coca-Cola đều có những chiến lược giá khác nhau sao cho phù hợp với thị trường. Các chiến lược giá của Coca-Cola đều dựa trên việc nhận định, đánh giá các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là Pepsi

Chiến lược phân phối của coca cola (Place)

Là một thương hiệu lớn giải đều trên khắp thế giới. Các hệ thống phân phối của Coca-Cola hầu hết là theo mô hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Các mạng lưới phân phối đầy hiệu quả của Coca-Cola đã gần như loại bỏ những điểm bán nhỏ và vừa trên thị trường. 

Chiến lược phân phối của coca cola (Place)

Chiến lược phân phối của Coca Cola – Ảnh: Internet

Tại Ấn Độ Coca-Cola đánh vào thị trường nông thôn thông qua việc phân phối rộng rãi và lấn át dần thị phần của các thương hiệu khác như Bovonto, Kalimark,….

Đối với thị trường tại Việt Nam sản phẩm của Coca-Cola được sản xuất tại 3 nhà máy đóng chai ở Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Bên cạnh đó mạng lưới phân phối của Coca-Cola tại Việt Nam cũng trải rộng khắp cả nước từ thành thị đến nông thôn, từ tổng đại lý đến các cửa hàng bán lẻ, các quán cafe, nước giải khát, quán ăn… Một trong những cách thu hút các điểm phân phối nhỏ mà Coca-Cola vẫn áp dụng đó là hỗ trợ tài chính, phương tiện bán hàng, ô dù…

Chiến lược Truyền thông của Coca Cola (Promotion)

Truyền thông được coi là một trong những chiến lược góp quan trọng về sự thành công của Coca-Cola, đưa hình ảnh thương hiệu đến rộng khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là một trong số ít công ty đầu tư một số tiền tương đương chi phí sản xuất để thực hiện các chiến dịch marketing nhằm đánh bóng tên tuổi ngay từ khi mới thành lập.

Tại Việt Nam Coca-Cola đã từng thực hiện chương trình khuyến mãi trên toàn quốc dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời” với mục đích thu hút khách hàng mục tiêu của Coca-Cola là giới trẻ.

Chiến lược Truyền thông của Coca Cola (Promotion)

Chiến lược truyền thông của Coca Cola – Ảnh: Internet

Bên cạnh đó “sự tự tin” cũng là một trong yếu tố góp phần tạo dựng được thương hiệu Coca-Cola như ngày nay. Bạn có thể thấy rõ điều này thông qua những slogan hay từ họ như: 6 triệu một ngày (1925) – Thức uống không cồn tuyệt vời của quốc gia (1906) – Thứ thật (1942) – Cái bạn muốn là một chai Coke (1952) – Coke là thế (1982) – Luôn luôn là Coca-Cola (1993) – tuôn tràn hứng khởi (2013)…. những câu slogan trên đều thể hiện sự tự tin và tham vọng của thương hiệu này

Các chiến lược quảng cáo sản phẩm của công ty luôn có sự đầu tư, thông qua những cửa hàng bán lẻ, các siêu thị, Coca-Cola luôn được trưng bày ở những vị trí tốt nhất, những nơi bắt mắt nhất nhằm thu hút người tiêu dùng và để làm được điều đó thì khoản chi phí mà Coca-Cola bỏ ra cũng không hề nhỏ

Các hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng như: Truyền hình, báo đài, hoạt động vui chơi… cũng được Coca-Cola đặt lên ưu tiên hàng đầu với khoản đầu tư không hề nhỏ. Theo số liệu từ công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, Coca-Cola đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, báo giấy ở thời điểm năm 2010 tại thị trường Việt Nam, đây có thể nói là một khoảng chi phí rất lớn mà Coca-Cola Việt Nam bỏ ra lúc bấy giờ.

Có thể nói những hoạt động quảng cáo của Cola-Cola rất ấn tượng và thu hút được nhiều sự chú ý từ người dùng, những nhứng ý tưởng sáng tạo, độc đáo luôn thể hiện sự mới lạ. Bạn có thể thấy rõ qua những đoạn quảng cáo của Coca-Cola với Mr BRRRRRRRrrrr, quảng cáo về Happiness Factory… Cùng với đó là những poster quảng cáo của Coca-Cola cũng được phủ rộng khắp mọi nơi với những hình ảnh rất ấn tượng và thu hút

Coca Cola Hello Happiness – Nguồn: BrandLab Middle East

Ngoài ra truyền thông đẩy mạnh các hình thức khuyến mãi, các chiến lược khuyến mãi của coca-cola cũng là công cụ quảng cáo tốt mà Coca-Cola cũng thường xuyên áp dụng, việc sử dụng các hình thức khuyến mãi không chỉ giúp doanh số của công ty tăng lên, mà nó còn góp phần thể hiện giá trị mà công ty mang lại cho những khách hàng của họ.

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Chiến lược marketing ngày 20/10
  • Chiến lược marketing của TH True Milk
  • Chiến lược marketing của Vinamilk
  • Chiến lược marketing của Apple

Như vậy trên đây là những phân tích về chiến lược marketing của Coca Cola giúp hãng thành công và có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam nói riêng mà còn trên toàn thế giới. Đây được coi là những chiến lược điển hình đánh để các thương hiệu khác tham khảo và học hỏi.

Khánh Khiêm | Tackexinh.com

Từ khóa tìm kiếm:

  • chu kỳ sống của sản phẩm coca-cola
  • chiến lược marketing mix của coca cola
  • khách hàng mục tiêu của coca cola
  • marketing coca cola
  • chiến lược khuyến mãi của coca-cola
  • chiến lược 4p của coca cola
  • marketing mix of coca cola
  • marketing trực tiếp của coca cola
  • chiến lược quảng cáo của coca cola
  • chiến lược xúc tiến của coca cola
  • đối tượng khách hàng của coca-cola
  • chính sách giá của coca cola
  • coca cola marketing mix
4.5/5 - (2 bình chọn) Tags: Chiến lược marketing

Từ khóa » Chiến Lược 4p Của Coca Cola Việt Nam