Phân Tích Chiến Lược Marketing Của KFC - MarketingTrips
Có thể bạn quan tâm
Để khẳng định được vị thế của mình, KFC đã thực hiện hoạt động Marketing như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để thấy được sự thành công trong chiến lược Marketing của KFC.
Là một trong những thương hiệu F&B hàng đầu tại Việt Nam song song với các thương hiệu đối thủ khác như McDonald’s, Burger King hay Lotteria hay Jollibee, KFC đã sử dụng chiến lược Marketing Mix 4Ps có phân khúc một cách linh hoạt.
Tổng quan về KFC.
KFC là viết tắt của cụm từ Kentucky Fried Chicken, là thương hiệu gà rán được thành lập vào 20/03/1930 bởi đại úy Harland Sanders và thuộc sở hữu tập đoàn Yum! Brands. Đây là tập đoàn lớn nhất thế giới về lĩnh vực hệ thống nhà hàng với 39.000 nhà hàng tại hơn 125 quốc gia.
Khởi đầu bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho khách hàng dừng chân tại trạm xăng Corbin – bang Kentucky, ông Harland Sander gọi đó là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn.
AdvertisementTrong một thập kỷ sau, ông luôn nỗ lực, cố gắng và sáng tạo thành công công thức pha chế bí mật với 11 loại hương vị và thảo mộc cùng kỹ thuật nấu, mang đến hương vị đặc biệt của món gà rán.
Năm 1955, ông Harland Sanders tự tin với chất lượng và quyết định thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. 10 năm sau đó, KFC đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền tại Mỹ và Canada.
Đến năm 1964, Harland Sanders quyết định bán chuỗi cửa hàng của mình cho một nhóm nhà đầu tư với giá 2 triệu đô la Mỹ, trong đó có John Y.Brown JR, người sau này đã trở thành thống đốc bang Kentucky.
Bằng chiến lược kinh doanh thông minh, sản phẩm gà rán KFC đã tạo được lòng tin và sự ưa thích với người tiêu dùng. Tại thị trường Trung Quốc, tính đến năm 2018, KFC đã có hơn 5.600 cửa hàng tại 200 thành phố với 5 tỷ USD doanh thu.
AdvertisementTiếp nối thành công đó, KFC ngày càng gia tăng mở rộng thị trường và tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn châu Á, trong đó có Việt Nam.
1997 được xem là năm khởi đầu của KFC Việt Nam khi cửa hàng đầu tiên được mở tại TP. Hồ Chí Minh. Phải mất gần 10 năm chịu lỗ và bền bỉ cố gắng để KFC thay đổi nhận thức người tiêu dùng trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân Việt Nam.
Hàng loạt cửa hàng sau đó được mở ra tại Đồng Nai (1998), Hà Nội (2006), Huế (2008), Nha Trang, Quy Nhơn (2011)… khi người dân Việt bắt đầu chuộng đồ nhanh.
Với sự phát triển và mở rộng hệ thống, tính đến nay KFC đã có hơn 140 cửa hàng tại 32 tỉnh thành phố lớn và sử dụng hơn 3000 nhân lực để phục vụ khách hàng.
AdvertisementPhân tích chiến lược Marketing Mix 4Ps của KFC.
Trước khi phân tích chi tiết chiến lược Marketing Mix của KFC, chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ chiến lược.
Chiến lược là gì?
Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.
Bạn có thể xem Chiến lược là gì để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.
AdvertisementChiến lược sản phẩm của KFC – Product.
Product – Sản phẩm được xem là yếu tố đứng đầu trong chiến lược marketing 4Ps của KFC. Sản phẩm ban đầu của KFC chính là những miếng gà giòn bằng áp suất, được tẩm ướp với công thức gồm 11 loại thảo và gia vị do đại tá Sanders sáng tạo ra.
Đến với mỗi quốc gia, KFC luôn điều chỉnh thực đơn của mình để phù hợp với văn hóa và thói quen ăn uống riêng của từng đất nước.
Tại các nước Hồi giáo và Trung Đông, KFC phục vụ gà Halal; tại Ấn Độ KFC cung cấp các loại bánh kẹp chay và suất cơm chay để phục vụ các khách hàng ăn chay.
Khi vào Việt Nam, KFC cũng thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã để phù hợp với ẩm thực của Việt Nam.
AdvertisementBên cạnh các món ăn truyền thống như gà rán và hamburger, KFC còn chế biến thêm các món ăn khác như cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo, bánh mì mềm… và kích thước cũng nhỏ hơn để phù hợp với thói quen ăn uống của người tiêu dùng Việt.
Ngoài ra, danh mục sản phẩm cũng được sắp xếp theo nhiều loại giúp khách hàng lựa chọn được thức ăn ưa thích như: gà rán truyền thống, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, nước giải khát…
KFC cũng cải tiến tung ra thị trường nhiều món mới như hamburger phi lê, hamburger tôm… cùng nhiều thức uống giải khát thay thế nước ngọt cũng tạo nên sự thích thú và tò mò cho giới trẻ và giảm sự nhàm chán khi chỉ độc quyền phục vụ mỗi gà rán.
Một điểm đáng chú ý nữa khi KFC đã nghiên cứu và tạo ra một loại dầu chiên gà ít béo nhằm chú trọng tới sức khỏe của khách hàng. Dầu chiên được sản xuất từ đậu nành, ít hydro hớn và tạo ra ít axit béo no sẽ tốt cho tim mạch hơn các loại dầu chiên khác.
AdvertisementNgoài ra, nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC cũng là điểm mạnh giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng khi vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng.
Chiến lược giá của KFC – Price.
Khi mới gia nhập thị trường Việt Nam thì đồ ăn nhanh như gà rán đang quá xa lạ với người Việt. Do đó KFC thực hiện chính sách giá thấp để thâm nhập thị trường nhằm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm hơn.
Đây được xem là chiến lược hiệu quả bởi sau thời gian chịu lỗ gần 10 năm, năm 2006, KFC bắt đầu có lãi và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần đồ ăn nhanh tại Việt Nam.
Khi đã có lượng khách hàng trung thành, KFC chuyển sang chiến lược tăng giá cao hơn đối thủ. Dù mức giá không vượt xa quá nhiều, nhưng điều này đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý khách hàng về hình ảnh thương hiệu đi đầu cùng lối suy nghĩ sản phẩm có giá cao hơn sẽ có chất lượng tốt hơn.
AdvertisementNhắm vào đối tượng mục tiêu của mình là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, KFC linh hoạt sử dụng chiến lược định giá khác nhau để phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau, cụ thể:
- Định giá tùy chọn: Với phương thức này, KFC cố gắng gia tăng số tiền chi tiêu khi họ bắt đầu mua. Khách hàng có thể mua các món chính trong thực đơn và lựa chọn thêm các “món bổ sung” hoặc món phụ, món tráng miệng để phù hợp với món chính đã mua.
- Giá theo gói: KFC gộp các sản phẩm và tạo thành gói combo cung cấp cho khách hàng với mức giá ưu đãi hơn khi lựa chọn mua riêng lẻ. Chính điều này đã khuyến khích khách hàng mua nhiều mặt hàng hơn, các combo cũng được triển khai linh hoạt và tùy chọn để vừa đáp ứng đúng sở thích vừa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt.
Chiến lược phân phối của KFC – Place.
Phân phối cũng là một trong những chiến lược marketing góp phần tạo nên thành công của KFC. KFC thực hiện chiến lược phân phối trên nhiều mặt: phân khúc thị trường theo vị trí địa lý, phân khúc thị trường theo nhân khẩu học, phân khúc thị trường theo tâm lý, phân khúc thị trường theo hành vi.
-
Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý.
KFC tập trung vào các thành phố lớn, đông dân cư như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… Không phát triển ồ ạt, KFC triển khai mở rộng hệ thống cửa hàng theo hướng vững chắc.
-
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học.
KFC phân khúc thị trường theo 3 khía cạnh: Lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp
Advertisement+ Lứa tuổi: KFC nhắm vào các đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 17 -29 tuổi, gia đình có trẻ em. Lựa chọn đối tượng khách hàng trẻ tuổi có xu hướng tiếp cận văn hóa nhanh cùng đối tượng trẻ em nhằm tác động vào nhận thức của trẻ em từ khi còn nhỏ là một trong những chiến lược marketing nổi bật của KFC
+ Thu nhập: KFC tập trung vào đối tượng có thu nhập khá, thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu để có thể dễ dàng chi tiền vào các sản phẩm đồ ăn nhanh. Các khách hàng thu nhập thấp vẫn có thể trở thành khách hàng của KFC tuy nhiên tần suất sử dụng sẽ thấp hơn.
+ Nghề nghiệp: Các đối tượng khách hàng trẻ tuổi, khách hàng là nhân viên văn phòng bận rộn, các học sinh sinh viên tại các trường đại học cần sự tiện lợi đối với các thực phẩm đồ ăn nhanh.
-
Phân khúc thị trường theo tâm lý.
Với tâm lý nắm bắt nhanh các xu hướng mới trên thế giới cùng sự tiện lợi mang đến cho khách hàng, KFC dần khẳng định vị thế của mình trong tiềm thức của khách hàng yêu thích và thường xuyên sử dụng các sản phẩm đồ ăn nhanh
Advertisement-
Phân khúc thị trường theo hành vi.
Theo khảo sát của KFC đối với tập khách hàng độ tuổi từ 17-29 tuổi về việc tại sao yêu thích sản phẩm gà rán KFC thì đều nhận được câu trả lời bởi sự tiện lợi, ngon và giá cả phải chăng, phục vụ nhanh.
Chính vì vậy, KFC luôn chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên, mở rộng hệ thống cửa hàng nhằm mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra, KFC cũng đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến, giao đồ ăn tại nhà để phục vụ khách hàng được tốt nhất.
Khách hàng có thể đặt hàng qua website, tổng đài của KFC hoặc qua các app giao đồ ăn khác nhau để có được mức giá ưu đãi và không mất thời gian tới cửa hàng để mua sản phẩm.
Chiến lược quảng cáo của KFC – Promotion.
Quảng cáo và truyền thông là 2 yếu tố chính đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của KFC.
AdvertisementXem thêm: Quảng cáo là gì?
-
Quảng cáo, khuyến mãi .
KFC sử dụng đa dạng các phương tiện quảng cáo như TV, tạp chí, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo ngoài trời…để quảng bá cho thương hiệu nhằm tăng tương tác và giúp khách hàng hiểu biết sâu sắc hơn về các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nhiều TV quảng cáo thương hiệu đã được KFC thực hiện với mục đích giúp khách hàng nhận thức về thương hiệu ngoại nhưng mang đậm hương vị Việt.
Ngoài ra slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” cũng được chú trọng làm rõ và trở thành một trong những slogan nổi tiếng nhất thế kỷ 20
AdvertisementNắm được thị hiếu của người tiêu dùng Việt, chiến lược marketing của KFC tập trung nhắm vào các chương trình khuyến mãi không chỉ áp dụng trong ngày lễ mà còn được áp dụng trong ngày thường.
Các khuyến mãi hấp dẫn khi mua hàng vào thời điểm chuông cửa hàng reo (mỗi ngày có 24 lần rung chuông), khách hàng sẽ được tặng 01 miếng gà, 01 phiếu đổi miễn phí 2 cốc Pepsi lớn khi mua 2 cốc Pepsi nhỏ ở lần mua hàng sau.
Ngoài ra các chương trình khuyến mãi lớn như mua 01 phần ăn giáng sinh có cơ hội nhận laptop, điện thoại, máy nghe nhạc… cũng được KFC áp dụng.
-
Quan hệ công chúng (PR).
KFC thường xuyên thực hiện nhiều hoạt động tài trợ, từ thiện vừa góp phần giúp ích cho xã hội vừa nâng cao hiệu quả về mặt truyền thông.
AdvertisementKFC cũng thành lập các đội tình nguyện thực hiện các hoạt động từ thiện giúp đỡ các trẻ em mồ côi, tàn tật… gây được nhiều thiện cảm với khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Kfc
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của KFC Và Sự Thành Công Tại Việt ...
-
Chiến Lược Marketing Của KFC - Đi đến đâu "bản địa Hóa" đến đó
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của KFC: Định Vị Thương Hiệu ...
-
Chiến Lược Marketing Của KFC Tại Thị Trường Việt Nam | LADIGI
-
CHIẾN Lược MARKETING Của KFC Tại VIỆT NAM - Tài Liệu Text
-
Chiến Lược Marketing Của KFC - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tony Dzung Chiến Lược Marketing 4P Của KFC
-
Top 15 Chiến Lược Marketing Kfc Tại Việt Nam
-
Top 15 Chiến Lược Marketing Kfc
-
Chiến Lược Marketing Mix Cho KFC Tại Thị Trường Việt Nam - StuDocu
-
CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA KFC - ÔNG VUA GÀ RÁN
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của KFC Tại Việt Nam
-
Chiến Lược Marketing Của KFC: Tầm Nhìn Làm Nên Thương Hiệu
-
Chiến Lược Marketing Của KFC - Ông Hoàng đồ ăn Nhanh Trên Toàn ...