Phân Tích Chiến Lược PR Của Honda - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Phân tích chiến lược PR của honda 32 8,7K 42 TẢI XUỐNG 42
Đang tải... (xem toàn văn)
XEM THÊM TẢI XUỐNG 42Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1 / 32 trang TẢI XUỐNG 42THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng | |
---|---|
Số trang | 32 |
Dung lượng | 2,72 MB |
Nội dung
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PR CỦA HONDA CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PR 1. Khái niệm PR: Có rất nhiều định nghĩa về PR: “Quan hệ công chúng là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ.” -Theo wikipedia- Bách khoa Toàn thư Thế giới (The World Book Encyclopedia) định nghĩa “Public Relations” (hay “PR”) là “một hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp/truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm được mệnh danh là công chúng." Theo hiệp hội PR Hoa Kỳ (PR Society of UK) : “Quan hệ công chúng là một nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng” Theo một số chuyên gia: "Quan hệ công chúng là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn đưa ra các lời khuyến cáo cho các nhà lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và công chúng” (World Assembly of Public Relations Associates, Mexico City, 8-1978) 2. Tầm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp “Quan hệ công chúng (PR) là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ … Quan hệ công chúng bao gồm sự quản lý những vấn đề hay sự kiện ma tổ chức cần phải nắm được dư luận của quần chúng và có trách nhiệm thông tin cho họ.” Thông thường các cá nhân không để ý đến việc quảng bá hình ảnh nhưng đối với các tổ chức, các ngôi sao thể thao, các chính trị gia và doanh nhân thì PR lại rất cần thiết và quan trọng đối với họ. Quan hệ công chúng là yếu tố cốt yếu tạo thành công trong sự nghiệp. Các ngôi sao phim, ngôi sao ca nhạc cần các fan hâm mộ để quảng cáo bộ phim của họ. Các ngôi sao thể thao cũng cần sự trợ giúp nhằm tăng sự nổi tiếng từ các fan. Các chính trị gia cần có con mắt nhìn tốt từ phía công chúng vì danh tiếng xấu có thể gây cho họ mất đi uy tín. Tương tự đối với các tổ chức, các chính trị gia, các doanh nhân cũng cần được đề cập đến quan hệ công chúng. Bạn phải nhớ rằng hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào các khách hàng quen. Nếu bạn có mối quan hệ không tốt với những khách hàng của mình thì điều đó có thể tạo ảnh hưởng tiêu tực tính tiềm năng đối với những quyết định của họ trong việc tiếp tục hợp tác với bạn. Khi bạn kinh doanh, yếu tố đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty là bán hàng. Bán hàng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực dựa trên một vài đặc điểm. Nó bao gồm danh tiếng của công ty, chất lượng dịch vụ/sản phẩm và mối quan hệ mà bạn thiết lập với khách hàng. Nếu doanh nghiệp bị mang tiếng xấu, điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến doanh số bán. Nếu sản phẩm và dịch vụ tồi tệ thì nó cũng ảnh hưởng đến doanh số bán. Nếu bạn thiết lập mối quan hệ không tốt với khách hàng, nó cũng ảnh hưởng tới doanh số bán. Quan hệ công chúng có mối quan hệ lớn trong việc doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào. Điều này giải thích tại sao nhiều công ty lớn phải tuyển những người hiểu rõ về quan hệ công chúng, những người được gọi là quản lý quan hệ công chúng (PR). Công việc của họ là quan tâm đến công chúng, và không gì có thể hơn điều đó. PR tốt rất cần thiết đối với một doanh nghiệp thành công, đặc biệt khi bạn trở thành một công ty lớn. Cộng đồng kinh doanh là một cộng đồng xã hội vì thế mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh là rất nhiều. PR tồi có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty, danh tiếng cá nhân và nguồn vốn tạo lợi nhuận. Các công ty lớn thường tuyển dụng nhân viên PR để xây dựng hình ảnh công ty. Những người được tuyển dụng phải chắc chắn rằng doanh nghiệp đó luôn giữ được hình ảnh tốt với khách hàng và công chúng. Tuy nhiên, việc tuyển dụng người để quản lý quan hệ công chúng nghĩa là bạn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Nhưng điều đó lại cần thiết nếu bạn có một công ty lớn. Bạn có thể tuyển dụng một người làm PR để quan tâm đến các vấn đề, họ sẽ giúp bạn có nhiều thời gian và làm được nhiều việc quan trọng khác. Để PR tốt thì bạn cũng tiêu tốn khá nhiều tiền. Vì thế bạn phải chắc chắn rằng bạn bán những sản phẩm/ dịch vụ tốt cùng với đó là các nhân viên phải ứng xử tốt với khách hàng. PR tồi thường nảy sinh từ những tình huống không tốt liên quan đến bạn và công ty vì thế hãy chắc chắn bạn giữ hình ảnh của mình cũng như của công ty… Quan hệ công chúng (PR) là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ. …Quan hệ công chúng bao gồm sự quản lý những vấn đề hay sự kiện ma tổ chức cần phải nắm được dư luận của quần chúng và có trách nhiệm thông tin cho họ. Hơn thế nữa PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối với tất cả các Doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Những người muốn tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định của mình đối với những đối tượng nhất định. Tuỳ vào mục đích của mình và đối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức hoạt động nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm với công đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ mạnh tay luôn thấy xuất hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi Hoa hậu, các Hội chợ triển lãm tầm cỡ… Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bất và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới họ. 3/Những ưu điểm của PR - Một là, sức ảnh hưởng của PR lớn. Al Rie, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi” đã ví PR với hình ảnh mặt trời. Ông nhắc lại câu chuyện ngụ ngôn của Aesop, trong đó Mặt trời và Gió tranh cãi với nhau ai là người mạnh hơn. Chúng cùng nhau thi tài và ai lấy được chiếc áo khoác của người khách du lịch ra khỏi ông ta thì sẽ chiến thắng. Gió càng thổi mạnh thì người khách du lịch càng giữ chặt chiếc áo khoác vào người. Nhưng đến phiên mặt trời, mặt trời chỉ cần toả ánh nắng. Chẳng bao lâu khách cảm thấy nóng nực và tự cởi áo khoác ra. Mặt trời đã thắng cuộc. Rõ ràng không thể dùng sức mạnh để đột nhập vào trong đầu khách hàng tiềm năng. Quảng cáo được hiểu như một sự áp đặt, một khách hàng không mời mà đến, cần thiết phải chống lại. Việc bán hàng cũng như ngọn gió kia càng thổi mạnh bao nhiêu, khách hàng tiềm năng càng cưỡng lại thông điệp bán hàng bấy nhiêu. Trái ngược với quảng cáo, PR là mặt trời. Sức ảnh hưởng của nó tồn tại ngay trong chính nó. Thông điệp của PR chính là “sự quan tâm chú ý của khách hàng đến sản phẩm của chúng ta thì chúng ta sẽ dễ dàng được chấp nhận”. - Hai là, các hoạt động PR mang đến nhiều thông tin đáng tin cậy hơn cho người tiêu dùng. Điều này có thể giải thích bởi những nguyên nhân khác nhau. Lí do thứ nhất bởi vì chẳng có thông tin gì trên quảng cáo ngoài hình ảnh. Lời nói nếu có chỉ để tăng cường cho hình ảnh mà thôi. Người ta ít tin cậy lời nói trong một quảng cáo bởi lời nói trên những banner quảng cáo luôn hô hào sáo rỗng “Chúng tôi là tốt nhất”. Phản ứng của người tiêu dùng sẽ là “công ty nào mà chẳng nói như thế!” Khẳng định sự vượt trội so với quảng cáo, PR dùng ngôn từ để diễn đạt thay vì hình ảnh. PR đã “đánh trúng” tâm lí của người tiêu dùng là khách hàng suy nghĩ bằng ngôn từ, không bằng hình ảnh. Và hình ảnh của doanh nghiệp được truyền tải bởi bên thứ ba của đại diện của quan hệ cộng đồng nên được đánh giá là khách quan và dễ gây được lòng tin hơn so với hoạt động quảng cáo thường mang tính chất thông tin 1 chiều và một khi những thông tin về doanh nghiệp đã được công chúng thưà nhận, tạo ra dư luận tốt, nó sẽ có sức lan tỏa rộng lớn. Anh chàng Joe sẽ không gọi phục vụ mang ra một “loại bia mà Louie uống”. Không, anh ta sẽ kêu một loại bia khác và nghĩ, "Vua của các loại bia, loại bia bán chạy nhất ở Mỹ, loại bia mà tất cả bạn bè tôi đều uống…” Một lí do khác khiến khách hàng thường không dễ tin vào những thông điệp quảng cáo bởi vấn đề không đơn giản là làm cho công chúng nhớ đến sản phẩm hay thương hiệu mà phải nhở đến với một thiện cảm. Các nhà quản trị thương hiệu đã phát hiện thấy PR có khả năng dành lấy tình cảm công chúng. Nếu như quảng cáo tìm cách đưa tới cho công chúng lý do để họ lựa chọn sản phẩm của doanhh nghiệp thì PR tìm cách “thu phục nhân tâm” quần chúng. Hoạt động PR cung cấp cho thị trường những thông tin, kiến thức cần thiết về doanh nghiệp và sản phẩm. Và mọi người thường tin tưởng vào những thông tin được các nhà phân tích báo chí đăng tải. “Bất cứ nơi nào mà quảng cáo được xem như là một sự tuyên truyền về sản phẩm thì một bài viết của một phóng viên hay một nhà biên tập thì độc giả sẽ cho rằng thật hơn và hữu ích với họ hơn. Chúng ta vốn dĩ đã nghi ngờ về các mẫu quảng cáo và chúng ta cũng thường có khuynh hướng không quan tâm đến chúng. Tuy nhiên chúng ta vẫn thường cắt những mẫu tin hữu ích và được trình bày kỹ lưỡng và gởi cho những người thân” (trích trong “Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi”) - Ba là, doanh nghiệp thừa hưởng ảnh hưởng của PR lâu dài hơn Không có gì vô dụng cho bằng mẩu quảng cáo của ngày hôm qua. Nó sẽ kết thúc trên tường của một đại lý quảng cáo hay trong một cuốn sách về các quảng cáo đoạt giải thưởng. Nhưng, đối với một người tiêu dùng bình thường, một mẩu quảng cáo chẳng khác nào một chú bướm: sống ngắn ngủi rồi chết. Đối với PR thì không như thế. Một tin tức hay bài báo hay sẽ sống mãi. Chiến lược cơ bản của PR là đăng tin trong một tờ báo và, giống như leo thang, đưa nó đến một tờ báo lớn hơn, hoặc từ báo in sang đài phát thanh hay truyền hình. Trong PR hiện đại, điều quan trọng là có được bài báo đầu tiên thật thích hợp. Bài báo đầu tiên này sẽ có ảnh hưởng lớn đến các tin bài sau đó. Thông tin trên một tờ báo có thể sẽ được phản ánh lại trên nhiều tờ báo khác trong những năm sau đó. (Ngược lại, không có ai lại đi phối kiểm với những quảng cáo cũ). Các phương tiện truyền thông đại chúng vận hành y như đầu óc một con người. Một khi có một cụm từ đã hình thành trong đầu, thì quả là nan giải khi muốn thay đổi nó. ”Tỉ phú Ron Perlman” là cụm từ mà giới truyền thông vẩn sử dụng để chỉ ông chủ của hãng mỹ phẩm Revlon. Mặc dù với sự sa sút của Revlon và các khoản đầu tư khác của ông Perlman không còn là một tỉ phú nữa từ nhiều năm rồi. Nhưng, đối với giới truyền thông thì vẫn cứ là “tỉ phú Ron”. - Bốn là, hoạt động PR có tác dụng tích cực cho xã hội Bằng việc tham gia hay phát động những hoạt động mang tính chất hỗ trợ cộng đồng như ngày hội khách hàng, tư vấn việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chia sẻ nỗi đau với nạn nhân chất độc màu da cam…các doanh nghiệp ít nhiều đã góp phần chia sẻ với cộng đồng và xã hội. Ví dụ chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của Unilever, “Đèn đom đóm” của Dutch Lady Việt Nam, chương trình “Thắp sáng ước mơ xanh” của Công ty Dệt May Thái Tuấn, “Tiếp sức mùa thi” của Thiên Long, “Ươm mầm tài năng” của Vinamilk hay “Ấm áp mùa đông” của Công ty 4 Oranges,… là những ví dụ điển hình của hoạt động PR vì một mục đích cao đẹp chung tay xây dựng cộng đồng Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn. - Năm là, doanh nghiệp không phải đầu tư chi phí lớn cho hoạt động PR Thay vì phải tốn nhiều tiền cho quảng cáo mà kết quả thu được không cao, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần chi một khoản ngân sách bằng 1/10 phí quảng cáo cho một chiến lược PR đã có thể mang lại những hiệu quả khó có thể được biểu thị bằng 1 con số chính xác. Các hoạt động của nó thường có chi phí thấp hơn do không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ cho hoạt động PR của các công ty thường ít hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần. Tuy nhiên, hiệu quả thông tin thường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng (word – mouth). Hoạt động PR thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam. Tóm lại: hoạt động PR là: Đáng tin cậy.Chi phí thấp. Tránh được các rắc rối: Các thông điệp PR được công chúng đón nhận như một tin tức chứ ko phải là quảng cáo.Hướng đến từng nhóm đối tượng cụ thể. Hình ảnh doanh nghiệp: Công tác PR hiệu quả có thể giúp xây dưng hình ảnh tốt đẹp về công ty trong công chúng. 4/Các công cụ PR thường sử dụng - Các công cụ PR hay sử dụng chính là: + Tổ chức sự kiện thu hút sự chú ý của cộng đồng + Tham gia tài trợ các hoạt động xã hội + Hoạt động công ích + Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông (báo chí, họp báo, truyền hình, phát thanh, Internet…) + Phương tiện nhận dạng - Đối với DN: Thứ nhất là thuê các công ty chuyên về PR (PR Agency). Thứ hai là tuyển dụng những người có khả năng về PR và những người này sẽ chịu trách nhiệm các hoạt động PR tại công ty (PR in house). - Có 4 kênh thông tin mà 1 người làm công tác Pr cần chú trọng xem xét: + Kênh truyền thông đại chúng Ưu điểm kênh này là tiếp xúc cùng lúc được nhiều người tại nhiều nơi khác nhau. Nhưng chi phí của nó cũng thật là đáng phải xem qua nêu như DN bạn là 1 Doanh nghiệp nhỏ. Nó thường là tổ chức họp báo, gửi thông cáo báo chí và tạo quan hệ giới báo chí, phóng viên, mời tham gia sự kiện. + Sự kiện Hiện nay các chủ DN Việt Nam nói chung đang khai thác tối đa kênh truyền thông này. Như hội thảo ứng dụng thương mại điện tử trong tiếp thị quảng cáo của VCCI, hội nghị khách hàng . Các sự kiện thường được tổ chức là: - Hội thảo. - Lễ khai trương - Lễ giới thiệu sp mới. - Chương trình tham quan nhà máy . + Tài liệu quan hệ công chúng + Kênh giao tiếp cá nhân. 5. Thực trạng hoạt động PR tại Việt Nam: Vừa qua, Công ty nghiên cứu thị trường FTA đã công bố một kết quả nghiên cứu về thị trường dịch vụ tiếp thị với nhiều phát hiện lý thú, giúp cho các công ty làm dịch vụ tiếp thị có dịp đánh giá lại mình và biết thêm khách hàng mong đợi gì nơi họ. Nghiên cứu của công ty FTA được thực hiện trong hai tháng 8 và 9/2003 vừa qua và cung cấp miễn phí cho những công ty, doanh nghiệp quan tâm. Một số chuyên gia cho rằng, vì mới thành lập nên đây là cách mà FTA tiếp cận hiệu qủa các khách hàng tiềm nǎng là các công ty quảng cáo và các công ty khách hàng khác. Kết quả nghiên cứu dựa trên phỏng vấn trực tiếp 70 ''đại gia, chủ yếu trong các ngành hàng tiêu thụ nhanh như Pepsi, Unilever, Tiger, Heineken, Gilette, Kodak, Philip Moris, Nestlé, Dutch Lady và các công ty thuộc các lãnh vực khác như Sont-Ericsson, Honda, Microsoft. Một số công ty trong nước có tên tuổi cũng nằm trong đối tượng nghiên cứu như Vinamilk, Thiên Long, Kinh Đô. Những người trả lời phỏng vấn là những người giữ các chức vụ liên quan trực tiếp đến PR và sự kiện, bao gồm Giám đốc Tiếp thị, Giám đốc Sản phẩm, hay Giám đốc Thương hiệu. Kết quả cho thấy, 66% các công ty tự làm và 77% thuê ngoài các hoạt động PR tổ chức sự kiện. Các công ty này hầu hết là thuê ngoài theo sự vụ, không có hợp đồng dài hạn. Dù là thuê ngoài hay tự làm, 37% những người được hỏi cho biết là hài lòng với kết quả mang lại. Theo họ những yếu tố mà họ mong đợi là có mối quan hệ tốt (với báo chí, cơ quan chức nǎng), ''nhiệt tình'', ''chuyên nghiệp'', ''hiệu quả'' và điều họ không hài lòng là công ty dịch vụ "thiếu sáng tạo". Nên không có gì lạ, khi 44% đặt yếu tố ''sáng tạo'' lên hàng đầu trong việc chọn các công ty tư vấn, sau đó mới tới các yếu tố ''phục vụ khách hàng'', "kỹ nǎng truyền đạt thông tin", ''kỹ nǎng giải quyết vấn đề'', ''hiểu biết về ngành'' . Kỹ nǎng truyền đạt thông tin, thường là bằng tiếng Anh, cũng được đặt ra cho các nhân viên PR, đơn giản vì họ là những tập đoàn đa quốc gia. Kỹ nǎng giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng để giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, hay các sự cố không mong đợi . Nghiên cứu của FTA còn cho biết trong số các công ty PR/tổ chức sự kiện thì Max Communications đứng đầu trong danh sách 20 công ty được nhắc đến, bao gồm ''nhiều người biết'', ''sử dụng nhiều'' và ''sẵn sàng giới thiệu cho người khác'' ; tiếp theo sau là các công ty Galaxy, Venus, XPR và Mai Thanh. Max Communications là công ty PR đầu tiên của Việt Nam, thành lập từ đầu nǎm 1997. Công ty đã tổ chức thành công buổi nói chuyện ngoài trời cho Tổng thống Bill Clinton tạI cảng VICT, nhân dịp ông đến thǎm Việt Nam. Ngoài ra trong số 20 công ty được nhắc đến có 9 công ty quảng cáo, cung cấp thêm PR/tổ chức sự kiện là một phần của dịch vụ trọn gói. JWT đứng thứ 8, trong khi Saatchi, Leo Activation và Asatsu DK đứng cuối bảng (theo thứ tự). Đáng chú ý là có 2 công ty PR nước ngoài là Batey Burns và Ogilvy PR đã không được ai nhắc đến khi được hỏi. Có thể là trong số 70 đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn không có ai là khách hàng của họ, hoặc gần đây 70 công ty này không có làm gì với 2 công ty PR nói trên. Đại diện công ty FTA cho biết là các công ty ngân sách tiếp thị lớn, đặc biệt là các công ty quảng cáo đã hoan nghênh cuộc nghiên cứu, giúp họ điều chỉnh chiến lược phát triển kinh doanh, lựa chọn nhà cung cấp hiệu qủa. Họ yêu cầu FTA nên thực hiện hàng nǎm các cuộc nghiên cứu này. Theo một số chuyên gia trong ngành cho biết ngành PR/tổ chức sự kiện ở Việt Nam hàng nǎm tǎng trưởng rất lớn, ước tới 30% vì chi phí quảng cáo ngày càng tǎng. Hoạt động PR không còn coi là ''con ghẻ'' trong việc phân bổ ngân sách. Nhiều công ty trong nước đã để mắt tới nhiều hoạt động này, quan trọng hơn là có khuynh hướng sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp thuê ngoài. Do vậy, trong 2 nǎm qua đã có nhiều công ty PR ra đời, nay đã có gần 20. Chưa kể hàng trǎm công ty quảng cáo khác cũng tham gia hoạt động PR. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HONDA Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam. Kể từ khi Honda bước chân vào thị trường Việt Nam hơn 10 năm trước đây, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường mà xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn Nhà máy xe máy Nhà máy ô tô Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 03 đối tác: Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%) Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%) Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%) Nhà máy xe máy thứ nhất : Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy thứ nhất. Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda taị thị trường Việt Nam. Thành lập: Năm 1998 Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: USD 290,427,084 Lao động: 3.560 người Công suất: 1 triệu xe/năm Nhà máy xe máy thứ hai: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam. Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố “thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy này được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió, Ánh sáng và Nước Năm thành lập: Năm 2008 Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: 65 triệu USD Lao động: 1.375 người Công suất: 500.000 xe/năm Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới. - Ô tô Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Đây là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của Công ty. Chỉ sau 1 năm và 5 tháng, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, xây dựng mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên vào tháng 8 năm 2006. Từ thời điểm đó, Honda Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất xe máy với các sản phẩm danh tiếng mà còn là nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam. Nhà máy sản xuất Ô tô: Năm thành lập: 2005 . PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PR CỦA HONDA CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PR 1. Khái niệm PR: Có rất nhiều định nghĩa về PR: “Quan hệ công chúng. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PR TẠI CÔNG TY HONDA VIỆT NAM 1. Phân tích một số hoạt động PR nổi bật của công ty 1.1. Tổ chức sự kiện 1.1.1. Honda ViệtNgày đăng: 10/12/2013, 22:18
Xem thêm
- Phân tích chiến lược PR của honda
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
- chiến lược pr của honda
- phân tích chiến lược giá của viettel
Từ khóa » Chiến Dịch Pr Của Honda
-
Chiến Lược Marketing Của Honda: Thương Hiệu Không Bao Giờ "lỗi ...
-
CÁC HOẠT ĐỘNG PR CỦA HONDA VỚI NHIỀU HOẠT ... - StuDocu
-
Campaign: Honda - Kết Thân Với Gen Z Bằng Những Trăn Trở Của Thế Hệ
-
Honda - Brands Vietnam
-
TopList #Tag: Chiến Dịch PR Của Honda - Thả Rông
-
Phân Tích 3 Chiến Dịch Truyền Thông Của Honda, Cocacola Và ...
-
Cách PR Của Vietel Và Honda? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Chiến Dịch Marketing Đi Về Nhà Của Honda Và đằng Sau Sự Chuyển ...
-
HONDA Việt Nam - Lợi ích Xã Hội Và Trách Nhiệm Cộng đồng Trong ...
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Honda Tại Việt Nam - MISA AMIS
-
Tuyển Dụng | Chi Tiết Cơ Hội Việc Làm - Honda
-
Tìm Hiểu Về Chiến Lược Kinh Doanh Thành Công Của Honda Việt Nam