Phân Tích Chuỗi Cung ứng Lúa Gạo Huyện Hải Hậu – Nam định - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Kinh tế - Quản lý
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 114 trang )
LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệmột học vị nào.Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong luận văn đềuđược ghi rõ nguồn gốc.Sinh viênLê Thị Phương1LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đãnhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, các nhântrong và ngoài trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, vì thế:Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy cô giáo trong khoaKinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt làcác Thầy cô trong bộ môn Phân tích định lượng, những người đã truyền đạt cho tôinhững kiến bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luậnnày.Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo ThS. ĐỗTrường Lâm, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn tôitrong suốt quá trình thực hiện đề tài.Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể, cán bộ trong UBND huyện HảiHậu – Nam Định, UBND các xã: Hải Giang, Hải Thanh, Hải Hà, Hải Trung vàngười dân trên địa bàn xã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa bàn.Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luônbên cạnh, động viên giúp đỡ tôi về mặt vật chất cũng như tinh thần để tôi có thểhoàn thành báo cáo của mình.Xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, ngàythángSinh viênLê Thị Phương2năm34DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂTBVTVĐBSCLĐBSHDHBTBDHNTBDTGOGPrHTXICKHKTNNLGMIMNTDPBNBBNBLNSNSXNTDNTGSLTrđVAVnđ::::::::::::::::::::::::Bảo vệ thực vậtĐồng bắng Sông Cửu LongĐồng bằng Sông HồngDuyên Hải Bắc Trung BộDuyên Hải Nam Trung BộDiện tíchGiá trị sản xuấtLãi gộpHợp tác xãChi phí trung gianKhoa học kỹ thuật nông nghiệpCông lao độngThu nhập hỗn hợpMiền núi trung du phía bắcNgười bán buônNgười bán lẻNăng suấtNgười sản xuấtNgười tiêu dùngNgười thu gomSản lượngTriệu đồngGiá trị gia tăngViệt nam đồng5PHẦN IMỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiếtSản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tếnông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong số tổng số 11 triệu hộnông dân có tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủcông truyền thống. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có sự đổi mới cơ chế quản lý kinhtế nên Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo. Năm2005, tổng sản lượng lúa của cả nước ước đạt khoảng 35.6 triệu tấn, tăng hơn100.000 tấn so với năm 2004. Cũng vào năm này, Việt Nam đã xuất khẩu được5254,8 triệu tấn gạo (Tổng cục thống kê, 2005), bình quân mỗi năm xuất khẩu từ 3– 4 triệu tấn gạo.Mặc dù sản xuất lúa gạo ngày càng phát triển, nông nghiệp ngày càng đi lên,thế nhưng điều nghịch lý ở đây là đời sống của người nông dân vẫn chưa được cảithiện nhiều. Theo tác giả Pham Quang Diệu (AGROINFO) “Chỉ có người nông dânlà gánh chịu rủi ro nhiều nhất, khi giá gạo tăng giá lúa không tăng cùng nhịp, khôngđược hưởng lợi một cách công bằng trong toàn bộ chuỗi giá trị, khi giá giảm thì giálúa giảm cùng nhịp, hàng tồn kho khó tiêu thụ, chịu lãi vay…” Như vậy khi giá lúagạo tăng hay giảm thì người nông dân lại là người chịu thiệt và chịu thiệt lớn nhất.Người nông dân phải sống chật vật với nông nghiệp, phải họ rời bỏ quê để ra thànhthị làm thuê. Để nâng cao đời sống cho người nông dân sản xuất nông nghiệp nóichung và sản xuất lúa gạo nói riêng cần phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗicung ứng lúa gạo, việc phân bổ lao động cho từng tác nhân tham gia trong chuỗi đểmọi người để được hưởng lợi như nhau.Hiện nay, việc nghiên cứu chuỗi cung ứng lúa gạo đang được rất nhiều cánhân, tổ chức quan tâm thế nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cụ thể nào vềchuỗi cung ứng lúa gạo ở Việt Nam mà chỉ có một số phân tích nhỏ về chuỗi giá trịxuất khẩu gạo. Nói đến chuỗi là nói đến năng lực cạnh tranh của cả ngành hàng liênquan đến nhiều dịch vụ, hoạt động. Chuỗi cung ứng lúa gạo không chỉ liên quan đến6người nông dân trồng lúa mà nó bao gồm tất cả các hoạt động của các tác nhântham gia trong chuỗi như: người nông dân sản xuất lúa, người thu gom lúa, cơ sởxay xát, bán buôn, bán lẻ, các công ty thu mua lương thực ngoài ra còn có ngườicung ứng dịch vụ đầu vào cho nông dân. Chúng ta cần phân tích từng điểm yếutrong hệ thống chuỗi đó là gì để có các biện pháp cải thiện năng lực cạnh tranh toànchuỗi, nâng cao mức sống của người nông dân nghèo.Hải Hậu – Nam Đinh là huyện có nền kinh tế khá đa dạng, gồm nông nghiệp,đánh bắt và chăn nuôi thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ, làm muối, cây cảnh và dulịch. Hải Hậu còn được coi là một trong những vùng lúa của Nam Định cũng nhưvùng đồng bằng sông Hồng. Hải Hậu khá nổi tiếng với gạo tám, nếp hương, dự…cung ứng phần lớn cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Người nông dân HảiHậu nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa gạo. Thế nhưng cũng giống với thựctrạng của sản xuất lúa gạo nói chung, cuộc sống người nông dân ở đây vẫn cònnghèo chưa được cải thiện nhiều từ việc trồng lúa. Việc phân tích hoạt động, chi phívà lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm phân bổ lại lợinhuận cho hợp lý nâng cao hoạt động của chuỗi.Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Phântích chuỗi cung ứng lúa gạo huyện Hải Hậu – Nam Định”.1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chungTrên cơ sở phân tích thực trạng chuỗi cung ứng lúa gạo huyện Hải Hậu –Nam Định, đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gạo từ đó đề xuất mộtsố giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng.1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng,chuỗi cung ứng gạo. Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng gạo huyện Hải Hậu – Nam Định. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gạo huyện Hải Hậu –Nam Định7 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng gạo huyện HảiHậu – Nam Đinh1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài hoạt động của chuỗi cung ứng gạo như sảnxuất, thu gom, vận chuyến, bán buôn, bán lẻ… Chủ thể nghiên cứu bao gồm các tác nhân trong chuỗi cung ứng bao gồm cáctác nhân tham gia ngành hàng như : người sản xuất, người thu gom, ngườixay xát, người bán buôn và bán lẻ.1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên toàn huyện Hải Hậu –Nam Định. Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành từ Tháng 1/2009 đến tháng5/2010, Số liệu điều tra bằng bảng hỏi dự kiến điều tra một lần vào đầu năm2010 để lấy số liệu năm 2008 – 2009 nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu các hoạt động, chi phí lợi nhuận củacác tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng gạo huyện Hải Hậu – Nam Định.1.4 Câu hỏi nghiên cứu• Những tác nhân nào tham gia chuỗi cung ứng gạo• Lợi ích (VA, việc làm) của các tác nhân như thế nào?• Xác định giá bán, lượng hàng và thông tin giữa các tác nhân?• Làm thế nào nhằm để phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia trongchuỗi cho phù hợp?• Cần làm gì để giảm bớt chi phí không cần thiết trong chuỗi cung ứng?• Những yếu tố nào ảnh hưởng hoạt động của chuỗi cung ứng?1.5 Giả thuyết nghiên cứu• Những tác nhân trung gian có khối lượng sản phẩm lớn và thông tin đầy đủsẽ thu được nhiều lợi nhuận trong chuỗi• Giảm bớt chi phí trong chuỗi cung ứng làm giảm sự chênh lệch giá giữangười sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng.8• Giảm bớt trung gian hoạt động kém hiệu quả trong chuỗi sẽ giảm chi phítrong chuỗi cung ứng.• Các dòng chảy sản phẩm, các dòng chảy thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác;các mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi chặt chẽ giúp cho chuỗi hoạtđộng hiệu quả hơn.9PHẦN IICƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN2.1 Cơ sở lý luận2.1.1 Chuỗi cung ứnga) Nguồn gốc chuỗi cung ứngChuỗi cung ứng là một giai đoạn phát của lĩnh vực Logistics (hậu cần). Banđầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu vớinghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là mộtchức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khuvực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á Thái BìnhDương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) ghinhận Logistics đã phát triển qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution)Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằmđảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giaiđoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau: Vận tải, phân phối, bảo quản hànghóa, quản lý kho bãi, bao bì, nhãn mác, đóng gói. Giai đoạn 2: Hệ thống LogisticsGiai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặt trên vàocùng một hệ thống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm. Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứngTheo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗiquan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đến người tiêu dùng. Kháiniệm quản trị dây chuyền chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kếthợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liênquan như các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thôngtin.b) Cấu trúc chuỗi cung ứng10Một dây truyền cung ứng sản xuất tối thiểu gồm 3 yếu tố: nhà cung cấp, bảnthân đơn vị sản xuất và khách hàng.Nhà cung cấp là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vàocần thết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểulà đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm,bán thành phẩm.Đơn vị sản xuất là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào, áp dụng cácquá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuấtđược sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạonên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng.Khách hàng là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.c) Khái niệm chuỗi cung ứngNói đến chuỗi cung ứng là nói đến tất cả mạng lưới gồm các tổ chức có liênquan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạtđộng khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay ngườitiêu dùng cuối cùng. Đã có nhiều quan niệm khác nhau về chuỗi cung ứng.Theo Lee & Billington (1995) thì chuỗi cung ứng là mạng lưới các phươngtiện phục vụ thu mua nguyên vật liệu thô, chuyển hóa chúng thành những sản phẩmtrung gian, tới sản phẩm cuối cùng và giao sản phẩm đó tới khách hàng thông quahệ thống phân phối. Chuỗi cung ứng được thể hiện theo sơ đồ sau:Nhà cung ứngHàng tồn khoNhà sảnxuấtKhách hàngHàng tồn khoKhách hàngHàng tồn khoNhà cung ứngHàng tồn khoNhà sảnxuấtKhách hàngHàng tồnkhoSơ đồ 2.1 Chuỗi cung ứng (Nguồn: Lee & Billington, 1995)11Chuỗi cung ứng là sự liên kết của các công ty để mang những sản phẩm vàdịch vụ cho thị trường (người trích dẫn Michael hugos, 2003).Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc giántiếp làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm cácnhà sản xuất, các nhà cung cấp mà còn có những người vận chuyển, hệ thống khobảo quản, những nhà bán lẻ và cả khách hàng (nguồn: Chopra & Meindl, 2001).Chuỗi cung ứng là mạng lưới của các phương tiện, cách lựa chọn phân phốinhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, biến đổi chúng thành các sảnphẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, phân phối những sản phẩm cuối cùng đótới khách hàng (nguồn: Ganeshan & Harrison, 1995).Chuỗi cung ứng là môi trường nơi dòng sản phẩm, dịch vụ, thông tin dichuyển từ nhà cung ứng đầu tiên tới khách hàng cuối cùng và ngược lại (nguồn:David Sharpe, 2008).Theo Christopher (1998), chuỗi cung ứng là mạng lưới của các tổ chức liênquan trực tiếp và gián tiếp tới những quy trình và hoạt động khác nhau nhằmchuyển giá trị của sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng cuối cùng.Chuỗi cung ứng là mạng lưới của các tổ chức, con người, công nghệ cáchoạt động, thông tin và nguồn lực tham gia vào việc di chuyển sản phẩm dịch vụ từcác nhà cung cấp tới khách hàng (Từ điển bách khoa toàn thư).Trong cuốn “The practice of supply chain management: where theory andapplication convergy”, tác giả Terry P. Harrison đã định nghĩa chuỗi cung ứng nhưsau:“Chuỗi cung ứng là sự tạo lập chuỗi giá trị thông qua sự kết nối hoạt độngtừ các nhà cung cấp của công ty tới những khách hàng của công ty. Cơ sở các hoạtđộng của chuỗi cung ứng thể hiện:Tiếp nhận đầu vào từ các nhà cung cấp → tạo lập giá trị → phân phối sảnphẩm, dịch vụ tới khách hàng”Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trựctiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng ( giáo trình quản trị chuỗicung ứng).12Như vậy, chuỗi cung ứng là một hệ thống phức tạp nhưng có mối liên kếtchặt chẽ giữa các thành viên trong việc tạo ra và phân phối các sản phẩm hoànchỉnh nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó, nó trở thành chìa khóa tạonên sự khác biệt tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.2.1.2 Quản trị chuỗi cung ứngSản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ và sẵn sàng cung ứng chúng cho kháchhàng đòi hỏi việc xây dựng những mối quan hệ không chỉ với khách hàng, mà cònvới cá nhà cung ứng và những nhà bán lại quan trọng trong chuỗi cung ứng củacông ty. Chuỗi cung ứng này bao gồm những những đối tác tuyến trước và tuyếnsau, bao gồm các nhà cung ứng, các trung gian và thậm chí các khách hàng của cáctrung gian. Vì vậy quản trị chuỗi cung ứng là quản lý tất cả các hoạt động dịch vụ,tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng.Quản trị chuỗi cung ứng là việc kiểm soát vật tư, thông tin, và tài chính trongquá trình các yếu tố này dịch chuyển từ nhà cung ứng đến người sản xuất đến ngườitiêu dùng cuối cùng. Quản trị chuỗi cung liên quan đến việc điều phối và hợp nhấtcác dòng dịch chuyển này bên trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệpvới nhau. Mục đích quan trọng nhất của các hệ thống quản trị chuỗi cung ứng nhằmlàm giảm số lượng hàng hóa lưu kho.Michael hugos trong cuốn “Essential of supply chain management” địnhnghĩa quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vậnchuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhanh và hiệu quảcác nhu cầu của thị trường.Không chỉ bao gồm các hoạt động như thu mua, phânphối, bảo trì, quản lý tồn kho mà chuỗi cung ứng có marketting, phát triển sản phẩmmới, tài chính và dịch vụ khách hàng.Cũng có những định nghĩa khác nhau như quản trị chuỗi cung ứng là việc kếthợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sáchlược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công ty và giữa các côngty trong chuỗi cung ứng nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng công tyvà toàn bộ chuỗi cung ứng (Mebtzer và cộng sự, 2001).13Theo Hartmurt và Christoph quản trị chuỗi cung ứng là chiến thuật kết hợpcác tổ chức đơn vị dọc chuỗi cung ứng và phối hợp dòng nguyên vật liệu, thông tinvà tài chính nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cũng như tăng cường tính cạnhtranh của chuỗi cung ứng.Theo TS.Hau Lee và Billington, quản trị chuỗi cung ứng là việc tích hợp cáchoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịchchuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuốicùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối.Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyênvật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơnđặt hàng và quản lý đơn đặt hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến kháchhàng cuối cùng (Supply chain council).Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cáchtích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và cửa hàngnhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đúng địa điểm, đúng lúc và đúng yêu cầuvề chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏamãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.Như vậy, muốn quản trị chuỗi cung ứng thành công cần tiếp cận chuỗi cungứng như là một thực thể thống nhất, là tập hợp của các hoạt động khác nhau, củacác công ty khác nhau trong việc cung ứng các sản phẩm tới khách hàng.Tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp các hoạt động trong chuỗicung ứng một cách hiệu quả trên toàn hệ thống trong việc thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng.2.1.3 Chuỗi giá trịa) Chuỗi giá trịMột chuỗi giá trị là một cách tiếp cận hệ thống đối với phát triển kinh tế.Một chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế bao gồm các nhà vận hành chuỗi, các nhàcung cấp dịch vụ vận hành và sự liên kết kinh doanh của họ ở các cấp độ vi mô,đồng thời, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ ở cấp trung. Tất cả các nhà vậnhành đang tạo thêm giá trị cho một sản phẩm cụ thể nào đó trên thị trường theo cách14của họ - từ nguyên liệu thô cho đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng– đều được coi là một phần của chuỗi giá trị. Đường ranh giới hệ thống của chuỗigiá trị được xác định bởi sản phẩm cuối cùng và bản thân chuỗi giá trị đã bao gồmcác nhà sản xuất và các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cần thiết để đưasản phẩm ra thị trường.Theo Michael Poter chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu đầu tiênđến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổtrợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó khi đi qua lần lượt các hoạtđộng của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các hoạt động chính là cáchoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùngđể cung cấp cho khách hàng. Các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt độngchính.Theo Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị( GTZ Eschborn, 2007) định nghĩa về chuỗi giá trị như sauMột chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế có thể được mô tả như:• Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau (cácchức năng) từ khi mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản phẩmnào đó, đến việc hoàn chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm chongười tiêu dùng.• Cá doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện những chức năng này, ví dụ như:nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một số sản phẩm cụthể. Các doanh nghiệp này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt độngkinh doanh, trong đó, sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban đầuđến người tiêu dùng cuối cùng.• Một mô hình kinh doanh đối với một sản phẩm thương mại cụ thể. Mô hìnhkinh doanh này cho phép các khách hàng cụ thể được sử dụng một côngnghệ cụ thể và là một cách điều phối đặc biệt giữa hoạt động sản xuất vàmarketing giữa nhiều nhà doanh nghiệp.Một chuỗi các hoạt động từ cung cấp các dịch vụ đầu vào cho một sản phẩmcụ thể cho đến sản xuất, thu hái, chế biến, phân phối và tiêu thụ cuối cùng đối với15một sản phẩm cụ thể và được hình thành theo nhu cầu của thị trường. Nó là sự sắpxếp có tổ chức, hợp tác và điều phối giữa người sản xuất, nhà chế biến, các thươnggia, và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm. Chuỗi giá trị là một mô hình thểchế kinh tế trong đó kết hợp việc chọn lựa sản phẩm và công nghệ thích hợp cùngvới cách thức tổ chức các tác nhân liên quan đến tối ưu hóa giá trị. Như vậy chuỗigiá trị là một dạng đặc biệt của ngành hàng hay chuỗi cung ứng và chú ý đến sựphân phối lợi nhuận hợp lý giữa các tác nhân.b) Phân biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứngKhái niệm cơ bản của chuỗi cung cũng tương tự như chuỗi giá trị. Sự khácbiệt là ở chỗ chuỗi cung nói đến một loạt các chức năng sản xuất (đầu chuỗi) vàmarketing (cuối chuỗi) của các doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu là công ty đầu mối.Do đó, quản lý chuỗi cung là một công cụ quản lý kinh doanh hơn là một phần kháiniệm phát triển. Chuỗi cung ứng quan tâm đến các vấn đề hậu cần hơn là việc pháttriển thị trường.2.1.4 Đặc điểm của chuỗi cung ứngChuỗi cung ứng được cấu tạo bởi 5 thành phần cơ bản, các thành phần này làcác nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng: Sản xuất,vận chuyển, tồn kho, định vị, thông tin.Sản xuất là khả năng tạo ra và lưu trữ sản phẩm của chuỗi cung ứng. Phầnxưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trongquá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữakhả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.Vận chuyển là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu,cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằnggiữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựachọn phương thức vận chuyển.Tồn kho là việc hàng hóa được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tốtồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn. Nếu tồn kho ít tức làsản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bao nhiêu, từ đó chứngtỏ hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa.16Định vị là việc tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nàolà địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành côngcủa dây chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành mộtcách nhanh chóng và hiệu quả hơn.Về thông tin: Những thông tin gì cần được thu thập? Thông tin gì nên chiasẻ? Thông tin càng nhanh, càng chính xác sẽ giúp cho các thành viên trong chuỗiđưa ra những quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau.Trả lời những câu hỏi này, các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ đưa ra nhữngquyết định ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của toàn chuỗi. Tuy nhiên để trả lờiđược những câu hỏi trên, các doanh nghiệp tham gia chuỗi phải ý thức rõ thị trườngmà họ phục vụ cũng như đối tượng khách hàng mà họ hướng tới. Sự năng động củachuỗi cung ứng trong việc nắm bắt những tín hiệu thị trường sẽ giúp cho việc thỏamãn những nhu cầu khách hàng nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.Tùy từng giai đoạn các công ty có những mục tiêu khác nhau, thậm chí mâuthuẫn nhau. Nhưng xét cho cùng, bất kỳ công ty nào cũng theo đuổi mục tiêu lợinhuận, chuỗi cung ứng cũng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận của toàn chuỗi. Lợinhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ cho các thành viên xuyênsuốt chuỗi chứ không chỉ ở một giai đoạn riêng lẻ nào trong chuỗi. Nguồn tạo ra lợinhuận của chuỗi cung ứng là từ các khách hàng cuối cùng. Điều này cũng làm sángtỏ hơn cho câu hỏi tại sao cần tiếp cận quản lý chuỗi cung ứng một cách hệ thống.Một chuỗi cung ứng có nhiều thành viên tham gia. Chuỗi cung ứng đơn giảnnhất bao gồm công ty, các nhà cung cấp và các khách hàng của công ty.Nhà cung cấpCông tyKhách hàngSơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng giản đơn (Micheal Hugos, 2003)Chuỗi cung ứng mở rộng ngoài ba thành viên trên còn có thêm bà thành viênkhác đó là nhà cung cấp của các nhà cung cấp, khách hàng của khách hàng, và toànbộ các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty trong chuỗi cung ứng. Các công tycung cấp dịch vụ này sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, tìm hiểu thị trường,17thiết kế sản phẩm và công nghệ thông tin cho các công ty khác trong chuỗi cungứng.Nhà cungứng chuỗiNhà sảnxuấtCông tyNhà cung cấpdịch vụKháchhàngKháchhàng cuốicùngDịch vụ cung cấp thuộccác lĩnh vực như:- Hậu cần- Tài chính- Nghiên cứu thị trường- Thiết kế sản phẩm- Công nghệ thông tinSơ đồ 2.3: Chuỗi cung ứng mở rộng (Micheal Hugos, 2003)Cụ thể hơn, dọc theo một chuỗi cung ứng bắt đầu từ các công ty. Các công tynày chính là nhà sản xuất, chế biến, phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và kháchhàng của khách hàng.Nhà sản xuấtNhà phân phốiNhà bán lẻKhách hàngSơ đồ 2.4: Thành viên chuỗi cung ứng (Micgeal Hugos, 2003)Nhà sản xuất: Nhà sản xuất, chế biến là các công ty làm ra sản phẩm . Nhàsản xuất ở đây gồm các nhà sản xuất ra nguyên vật liệu (nhà cung ứng nguyên vậtliệu) và nhà sản xuất ra sản phẩm.Nhà phân phối: là các cá nhân, công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhàsản xuất và bán các sản phẩm đó. Họ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm đến taykhách hàng khi họ muốn và đến nơi họ cần. Đây là thành viên gần gũi với kháchhàng, nắm bắt, theo dõi nhu cầu của khách hàng. Không chỉ thực hiện những chiếndịch khuyến mại, các nhà phần phối còn thực hiện các chức năng như quản lý vận18hành các kho hàng, vận chuyển các sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ kháchhàng.Nhà bán lẻ: thực hiện chức năng dữ trữ sản phẩm và bán các sản phẩm vớilượng bán nhỏ hơn. Đây là thành viên gần gũi với khách hàng nhất (khách hàngcuối cùng). Tổng hợp những thông tin về khách hàng từ nhà bán lẻ sẽ giúp nhữngnhà phân phối cũng như các công ty nắm bắt tốt hơn những nhu cầu của khách hàngtrên thị trường.Khách hàng: Là những đối tượng mua các sản phẩm của công ty. Một kháchhàng có thể mua sản phẩm của công ty và bán cho khách hàng khác và sử dụng nó.Nhà cung cấp dịch vụ: có chức năng cung cấp các dịch vụ cho các nhà sảnxuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng. Sự xuất hiện của các nhà cung cấpdịch vụ trên chuỗi cung ứng sẽ làm các hoạt động hiệu quả hơn bởi đôi khi nhữngdịch vụ mà những nhà cung cấp cung ứng có mức giá thấp hơn hẳn so với việc cácthành viên của chuỗi tự làm.Như vậy, ranh giới của một chuỗi cung ứng rất linh hoạt, ranh giới của mộtchuỗi cung ứng kéo dài từ nhà sản xuất (nhà sản xuất nguyên vật liệu) tới kháchhàng của khách hàng của họ.Có ba dòng chảy xuyên suốt toàn chuỗi cung ứng. Đó là dòng chảy của sảnphẩm, của thông tin và tài chính. Các dòng chảy này tạo ra chi phí của chuỗi cungứng. Khách hàng là nguồn doanh thu duy nhất của chuỗi cung ứng.Sự phối hợp chặt chẽ của dòng chảy sản phẩm, thông tin và tài chính là vôcùng quan trọng trong chuỗi cung ứng. Đặc biệt là vai trò cầu nối của dòng chảythông tin bới nó ảnh hưởng lớn tới việc đáp ứng các nhu cầu khách hàng đúng lúc.Tại một cửa hàng bán lẻ, khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm, giá cả và sựsẵn sàng, đầy đủ về thông tin (sản phẩm, nhà sản xuất, khuyến mãi…) và ngược lạikhách hàng sẽ thanh toán tiền sản phẩm mà họ mua. Nhà bán lẻ sẽ gửi thông tin liênquan đến việc bán hàng, đơn đặt hàng tới các nhà phân phối để họ chuyển hàng tới.Các cửa hàng bán lẻ sẽ chuyển tiền cho nhà phân phối sau khi nhận được hàng. Nhàphân phối cũng đổi cho nhà bán lẻ những thông tin về sản phẩm, giá cả…Vòng tuầnhoàn bắt đầu với việc nhận những đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi19khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. Cứ như vậy, dòng sản phẩm, tài chínhvà thông tin được luân chuyển trong chuỗi cung ứng.Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng cần cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh vàtính hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nếu chỉ tập trung vào tính hiệu quảmà bỏ qua tính đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng thì các công ty, cácchuỗi cung ứng không thể thành công. Cùng sự phát triển vượt bậc của khoa họccông nghệ, các công ty ngày càng chú trọng, chuyên môn hóa vào các sản phẩm mànó thực hiện tốt nhất để cạnh tranh được với đối thủ khác. Chính điều này đã thúcđẩy các công ty khác nhau liên kết lại với nhau cùng thực hiện các hoạt động trongchuỗi cung ứng như sự liên kết của các công ty chịu trách nhiệm sản xuất với cáccông ty chịu trách nhiệm sản xuất với các công ty chuyên về vận chuyển, phân phối,bán lẻ.2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứngCác yếu tổ ảnh đến chuỗi cung ứng liên quan đến các hoạt động dịch vụ, cáctác nhân tham gia cũng như các dòng chảy thông tin, sản phẩm, tài chính trongchuỗi. Bao gồm như sản xuất, tồn kho, vận chuyển, vị trí và thông tin.Về sản xuất: Phương tiện sản xuất là các nhà máy và nhà kho. Quyết định cơbản của các công ty khi sản xuất là làm thế nào để cân đối giữa tính đáp ứng nhanhvà tính hiệu quả. Để đáp ứng nhanh các nhu cầu công ty phải xây dựng nhà máy vàkho thừa công suất, nhưng điều này lại làm sản xuất kém hiệu quả khi lãng phínguồn lực và chứa đựng nhiều rủi ro bởi nhu cầu luôn thay đổi.Các nhà máy có thể được xây dựng theo hai hướng: Tâm điểm sản phẩm vàtâm điểm chức năng. Theo tâm điểm sản phẩm, công ty sẽ thực hiện các công đoạntừ chế tạo tới lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Theo tâm điểm chức năng, công ty sẽchuyên về một chức năng cụ thể thay vì về một sản phẩm sẵn có.Kho hàng cũng được thiết kế thích ứng theo các phương pháp khác nhau nhưlưu kho đơn vị, cho phép lấy và đóng gói hiệu quả hơn có thể sử dụng phương pháplưu kho theo công năng, hoặc để nâng cao hiệu suất của chuỗi cung ứng có thể sửdụng lưu kho chéo. Lưu kho chéo là phương pháp lưu kho mà Wal-mart đã sử dụng.Theo phương pháp này các kho hàng chứa quy trình chứ không chứa sản phẩm.20Hàng tồn kho: Hàng tồn kho không chỉ là những sản phẩm cuối cùng đượclưu trữ tại các kho hàng, mà nó còn bao gồm nguyên vật liệu cho sản xuất cũng nhưcác sản phẩm trung gian. Do đó, tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng đềunắm giữ lượng hàng tồn kho nhất định.Hàng tồn kho cũng chịu ảnh hưởng từ mâu thuẫn giữa tính đáp ứng nhanh vàtính hiệu quả. Để hiệu quả, mục tiêu của các công ty là giảm chi phí hàng tồn kho.Nhưng để đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng, các công ty phải tăng thêm chi phídành cho hàng tồn kho. Có ba quyết định cơ bản về tồn trữ hàng tồn kho. Đó làhàng tồn kho chu kỳ, hàng tồn kho an toàn và hàng tồn kho thời vụ.Hàng tồn kho theo chu kỳ là lượng hàng tồn kho cần thiết để thỏa mãn nhucầu sản phẩm trong kỳ giữa những lần thu mua. Tuy nhiên việc không thể dự báochính xác nhu cầu sản phẩm đã khiến các công ty phải tồn kho thêm để dự phòngtrong trường hợp nhu cầu tăng cao và vì vậy, đẩy chi phí tồn kho, chi phí vậnchuyển hàng hóa tăng. Các công ty sẽ cân nhắc giữa chi phí tăng lên với phầndoanh thu bị mất nếu không tồn kho để đưa ra những quyết định của mình. Tấtnhiên, các công ty đều không ưa thích phương thức tồn kho này. Tại những thờiđiểm nhất định trong năm dự báo nhu cầu sẽ tăng cao, các công ty còn lựa chọnhàng tồn kho theo thời vụ.Vị trí: Liên quan đến quyết định về tính đáp ứng nhanh và hiệu quả của cáccông ty. Để đáp ứng nhanh công ty phải hoạt động tại nhiều vị trí (về mặt địa lý)khác nhau, gần với khách hàng dễ dàng cho việc đáp ứng nhu cầu của họ. Nhưng đểhiệu quả công ty lại hoạt động tại một vài vị trí để giảm thiểu chi phí. Do đó, việclựa chọn các vị trí có tác động lớn tới chi phí và đặc trưng, sự phân phối sản phẩmcủa chuỗi cung cấp cũng như việc tìm kiếm và “giữ chân” khách hàng.Vận chuyển: Tại các địa điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng có nhữngcách thức vận chuyển khác nhau. Người quản lý chuỗi cung ứng cần lập ra những lộtrình khác nhau để đưa sản phẩm từ khu sản xuất tới mạng lưới các nhà phân phối,bán lẻ thông qua các phương tiện vận chuyển. Việc lựa chọn các phương tiện vậnchuyển, con đường vận chuyển ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí và từ đó gián tiếpảnh hưởng tới lợi nhuận toàn chuỗi. Nguyên tắc chung trong vận chuyển sản phẩm21là giá trị càng cao thì càng nhấn mạnh tính đáp ứng nhanh, giá trị càng thấp thì càngnhấn mạnh tính hiệu quả.Thông tin: Thông tin là yếu tố then chốt trong việc ra quyết định của tất cảcác thành viên trong chuỗi cung ứng. Nó được xem là yếu tố kết nối các hoạt độngvề sản xuất, hàng tồn kho, vị trí, vận chuyển trong chuỗi. Nắm bắt thông tin giúpcông ty dự đoán và lên kế hoạch thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tương lai. Bấtkỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệuquả, nếu có được thông tin tốt các công ty có thể so sánh được những chi phí, lợinhuận liên quan tới quyết định các vấn đề trên, đồng thời so sánh giữa chi phí để cóđược thông tin và lợi ích có được từ nguồn thông tin đó. Thông tin nhanh, chínhxác, đầy đủ sẽ giúp thực hiện mục tiêu lợi nhuận của toàn chuỗi cung ứng.2.1.6 Định nghĩa các tác nhânTác nhân là một là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trungtâm, hoạt động độc lập và tự quyết hành vi của mình. Tác nhân có thể là những hộhay những doanh nghiệp… tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt độngkinh tế của họ.Trong một chuỗi cung ứng có thể bao gồm nhiều kênh hoạt động. Các kênhnày thể hiện mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia thị trường hàng hóa đó, baogồm người sản xuất, người thu gom, người chế biến, vận chuyển, bán buôn, bán lẻvà người tiêu dùng. Theo GS.TS Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009) các kênh thịtrường có thể có các tác nhân tham gia sau đây: Người sản xuấtNgười sản xuất bao gồm nông dân, trang trại, các doanh nghiệp, hợp tác xã,nông lâm trường trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Ở các nước đang pháttriển, nông dân chiếm vị trí trọng yếu trong việc cung cấp ra sản phẩm nông nghiệp.Người sản xuất, nhận được tín hiệu thị trường tiến hành đầu tư kinh doanh, đến vụthu hoạch, bán sản phẩm của mình cho người thu gom, các đại lý, các tổ chức thumua, hoặc người tiêu dùng cuối cùng, phục vụ cho chế biến, trao đổi thương mạihay tiêu dùng trực tiếp. Người thu gom22Người thu gom có thể là tư thương, các tổ chức thu mua của các doanhnghiệp (tham gia xuất khẩu, chế biến nông sản), các hợp tác xã. Tùy theo tính chấtcủa từng loại sản phẩm nông nghiệp, điều kieenhj thụ trường và quan hệ kinh tế(như canh tác hợp đồng) mà người thu gom có thể là tư thương hay doanh nghiệp.Với nông sản(như thóc, gạo, lợn gà…), ở cá nước đang phát triển, tư thương có vaitrò vô cùng quan trọng. Tư thương phản ứng nhanh nhạy với sự biến đổi thị trường.Cơ chế vận hành trong thu mua của tư thương thương thường thích hợp hơn với nềnnông nghiệp phân tán, đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa. Với nông sản đòi hỏi phải chế biến (như bông, cà phê, cá, tôm…), người thugom là các doanh nghiệp, thường ký hợp đồng giao sau với nông dân. Nông dân căncứ vào hợp đồng đã ký, thực hiện canh tác – gọi là canh tác hợp đồng. Các doanhnghiệp bao tiêu sản phẩm đã sản xuất ra. Đây là hình thức khá phổ biến ở nhữngnước có nền nông nghiệp phát triển.Thu gom là quá trình mà trong đó các khối lượng nhỏ một loại hàng hóa nhấtđịnh được tập trung về một trung tâm để tiến hành các hoạt động marketing tiếptheo. Việc thu gom nông sản hàng hóa nhằm đảm bảo các yêu cầu sau: a) đáp ứngđược đầy đủ khối lượng hàng hóa theo yêu cầu của thị trường; b) đảm bảo có mộtlượng đủ lớn về sản phẩm để cho các doanh nghiệp, các cá nhân tham gia vào bánbuôn, bán lẻ thực hiện kinh doanh marketing; c) giúp cho nông dân sản xuất nhỏ,nhất là những người ở xa nhiều thành phần kinh tế tiến hành, có thể là tư thương,các công ty, các doanh nghiệp của Nhà nước hay tập thể thực hiện. Tùy theo chủngloại nông sản hàng hóa mà việc thu gom có thể do thành phần kinh tế này hay thànhphần kinh tế khác chiếm ưu thế. Người chế biếnNgười chế biến bao gồm các tổ chức hay cá nhân tham gia vào việc chế biếnhay sơ chế sản phẩm trước khi bán cho người bán buôn hay bán lẻ. Trong nhiềutrường hợp, người thu gom cũng có thể là người chế biến. Trong nền nông nghiệpphát triển, người chế biến thường là các doanh nghiệp hay các hợp tác xã. Tuynhiên, cũng không loại trừ các hộ kinh doanh khác ở nông thôn và thành thị.23Nông sản hàng hóa được chia thành hai nhóm: loại tiêu dùng trực tiếp và loạiphải qua chế biến. Trong đó, loại phải qua chế biến (bao gồm sơ chế và chế biếntinh) chiếm tỷ trọng chủ yếu. Với các loại sản phẩm đó, quá trình marketing cầnphải chuyển chúng thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Mặtkhác, tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp làm cho việc cung các nông sản hànghóa ra thị trường cũng mang tính thời vụ. Lượng sản phẩm của nông sản hàng hóanào đó có thể rất dồi dào ở thị trường vào lúc này nhưng lại khan hiếm vào lúckhác. Do vậy, việc chế biến là rất cần thiết để giải quyết tình trạng cung thừa lúc thuhoạch và cầu thừa lúc khan hiếm. Mặt khác việc chế còn có tác dụng làm tăng chấtlượng sản phẩm trước khi bán và duy trì được sản phẩm trong thời gian dài. Chỉ cóchế biến mới nâng cao được giá trị sản phẩm và thỏa mãn được yêu cầu của ngườitiêu dùng. Việc chế biến nông sản hàng hóa là toàn bộ các hoạt động có tính côngnghiệp có liên quan đến nhau nhằm thay đổi những hình dạng cơ bản của sản phẩmnhư chuyển nông sản thành sản phẩm hàng hóa, sản phẩm tươi sống, sản phẩm nấuchín, sản phẩm đồ hộp hay đóng túi cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.Việc chế biến có thể do doanh nghiệp tư nhân, nhà nước hay tập thế đảm nhận. Tùytheo chủng loại sản phẩm, tính chất công nghệ đòi hỏi trong chế biến và trang thiếtbị cho chế biến mà thành phần kinh tế này hay kinh tế khác thực sự chiếm vị trí thenchốt. Người bán buônNgười bán buôn là những người mua sản phẩm từ người thu gom hay từngười chế biến, trong một số trường hợp, từ người sản xuất để bán sản phẩm chongười bán lẻ. Thông thường, người bán buôn là các đại lý, siêu thị, các doanhnghiệp. Quy mô sản phẩm kinh doanh cảu người bán buôn thuuwongf lớn, chiếm vịtrí quan trọng trong điều tiết thị trường.Hoạt động bán buôn bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng và dịch vụcho những người mua về để bán lại hoặc để kinh doanh. Người bán lẻNgười bán lẻ mua sản phẩm từ bán buôn, hay người chế biến, trong một sốtrường hợp có thể từ người sản xuất và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng24cuối cùng. Người bán lẻ có thể bao gồm các diaau thị , tư thuuwongf buôn bán nhỏvà cả người sản xuất. Xã hội càng phát triển, sự tham gia bán lẻ của các siêu thịcàng nhiều. Sản phẩm bán lẻ không thuần túy là nông phẩm tươi sống mà sẽ là nôngsản thực phẩm (những nông sản chế biến phục vụ cho tiêu dùng trực tiếp).Hoạt động bán lẻ là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc bán hànghóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng để họ sử dụng cho bản thânchứ không phải kinh doanh. Có nhiều tổ chức – nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhàbán lẻ - thực hiện các chức năng bán lẻ, nhưng phần lớn công việc bán lẻ là donhững nhà bán lẻ chuyên nghiệp thực hiện. Việc bán lẻ có thể thực hiện qua nhânviên bán trực tiếp, bưu điện, điện thoại hay các máy bán lẻ tự động. Người tiêu dùng cuối cùngNgười tiêu dùng cuối cùng là những mua sản phẩm và dịch vụ từ người bánlẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng cuối cùng bao gồm những ngườitiêu dùng của xã hội với các nghề nghiệp khác nhau, thu nhập khác nhau và có hànhvi tiêu dùng khác nhau. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu nông sản thực phẩm càngnhiều và chất lượng càng cao, đòi hỏi các loại nông sản phải được chế biến đạt tiêuchuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.Trên thực tế, thị trường một sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng và phức tạp.Dòng lưu chuyển hàng hóa có thể phải trải qua tất cả cá tác nhân trên, nhưng cũngcó thể rút ngắn tới mức chỉ có quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuốicùng, tùy theo sự phát triển của thị trường ở vùng đó và sản phẩm đó.2.2 Cơ sở thực tiễn2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giớiTrên thế giới cây lúa được hơn 250 triệu hộ nông dân trồng, là lương thựcchính của 1.3 tỷ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân.Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 – 200 kg/người/ năm tại các nước Châu Á, khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ.Nhu cầu gạo tẻ thơm trên thế giới liên tục tăng mạnh về cả số lượng và chấtlượng, vì vậy chương trình chọn lọc và đánh giá nguồn gen lúa tẻ thơm Quốc tế đãđược tổ chức thông qua chương trình INGER từ năm 1996 (Vũ Đức Thọ, 2008).25
Tài liệu liên quan
- Phân tích chuỗi cung ứng hạt điều
- 64
- 2
- 21
- Phân tích chuỗi cung ứng ngành sữa Việt Nam - Lựa chọn DN trong chuỗi cung ứng làm trọng tâm nghiên cứu Công ty sữa VINAMILK.doc
- 42
- 5
- 97
- Giới thiệu phân tích chuỗi cung ứng hạt điều
- 8
- 1
- 6
- Báo cáo phân tích chuỗi cung ứng sữa tại thị trường việt nam
- 19
- 1
- 3
- PHẦN 1: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG doc
- 13
- 2
- 8
- tiểu luận phân tích chuỗi cung ứng xúc xích của công ty tnhh shinshu nt
- 79
- 2
- 4
- Phân tích chuỗi cung ứng của công ty việt nam NOK (VNN)
- 21
- 1
- 13
- Thuyết trình phân tích chuỗi cung ứng của công ty việt nam NOK (VNN)
- 26
- 1
- 8
- nghiên cuu chuoi cung ứng lúa gạo của thái lan và bài học cho việt nam
- 73
- 3
- 52
- Phân tích chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam ppt
- 30
- 1
- 9
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(2.02 MB - 114 trang) - Phân tích chuỗi cung ứng lúa gạo huyện hải hậu – nam định Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sơ đồ Chuỗi Cung ứng Lúa Gạo
-
[PDF] PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG ...
-
[PPT] Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo ĐBSCL Đặng Kim Khôi - CGSpace
-
Nghiên Cuu Chuoi Cung ứng Lúa Gạo Của Thái Lan Và Bài Học Cho Việt ...
-
Chuoi Cung Ung Lua Gao VN SCM - BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI ...
-
Sơ Đồ Lớn Thu Mua
-
Bàn Về Việc Hoàn Thiện Chuỗi Cung ứng Gạo Xuất Khẩu Của Việt Nam
-
Chuỗi Cung ứng Lúa Gạo ấn Độ
-
[PDF] BÀN VỀ VIỆC HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU ...
-
[PDF] 2015 Trang 121 THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO ...
-
Liên Kết Trong Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo Và Vai Trò Của Logistics
-
Xã Đông Hoàng Xây Dựng Chuỗi Cung ứng Lúa Gạo - Báo Thanh Hóa
-
[PDF] PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THEO ...
-
Miền Tây Nguy Cơ đứt Gãy Chuỗi Cung ứng Lúa Gạo