Phân Tích Cơ Bản Với Hệ Số Nợ, Hệ Số Thanh Khoản - Kế Toán - Thuế

Kế Toán - Thuế: Thông Tin Tài ChínhKế Toán - Thuế: Thông Tin Tài Chính

Menu Home Phân tích cơ bản Tài chính-Chứng khoán Phân tích cơ bản với hệ số nợ, hệ số thanh khoản Phân tích cơ bản với hệ số nợ, hệ số thanh khoản 3.10.17 Phân tích cơ bản Tài chính-Chứng khoán Phân tích cơ bản với hệ số nợ, hệ số thanh khoản Hệ số nợ, hệ số thanh khoản phản ánh tình hình tài chính, sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả, có hợp lý không, có đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ không.

1. Hệ số nợ

Hệ số nợ là một hệ số quan trọng để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không; hệ số này cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không? Công thức tính: Hệ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản Ý nghĩa: Hệ số cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Để đánh giá tỷ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp, mục đích vay vốn ... thông thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) là chấp nhận được, khá an toàn. Ngoài hệ số nợ, Hệ số Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu cũng được dùng để đo lường mức độ rủi ro tài chính, cho biết mức độ thiệt hại của các chủ nợ khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (phá sản).

2. Hệ số thanh toán

Các hệ số thanh khoản của doanh nghiệp phản ánh năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ. 2.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn (Current ratio) - Công thức tính: Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn / Nợ ngắn hạn - Ý nghĩa: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống. Hệ số này cao (lớn hơn 1) cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán hết các khoản nợ. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán kém. Tuy nhiên, cần xem xét cẩn trọng khi hệ số này tăng giảm; Chẳng hạn khi hệ số này tăng, có thể do nợ chưa thu tiền cao, hàng tồn kho nhiều chưa bán được ... làm tài sản lưu động cao; thì khả năng thanh toán ngắn hạn cao chưa hẳn là tốt. 2.2. Khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio) - Công thức tính: Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn - hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn - Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán nhanh được loại trừ yếu tố hàng tồn kho- tính thanh khoản thấp nên nó phản ánh chính xác hơn khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp cũng khá khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn; nếu hệ số này quá thấp so với khả năng thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp hiện tại đang quá phu thuộc vào hàng tồn kho. 3.3. Hệ số thanh toán tiền mặt (Cash ratio) - Công thức tính: Hệ số thanh toán tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn - Ý nghĩa: Tiền và cá khoản tương đương tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, hệ số này cho thấy mức độ thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số này càng cao thì rủi ro về thanh toán thấp, nhưng hệ số này cao quá cũng không hẳn tốt: hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn « Prev Post Bài cũ hơn Next Post »

Biểu tượngBiểu tượng

Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Chia sẻ

Mới nhất

Tiêu điểm

  • Thông tư 132/2018/TT-BTC: Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ
    • Lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng 240.000 đồng/tháng
    • Thông tư 133/2016/TT-BTC: Chế độ kế toán DNNVV
    • Thông tư 200/2014/TT-BTC: Chế độ kế toán doanh nghiệp
    • Luật kế toán 88/2015/QH13 hiệu lực từ năm 2017
    • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế TNCN
    • Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế TNDN
    • Luật số 58/2014/QH13- Luật BHXH sửa đổi hiệu lực 01/2016
    • Luật số 68/2014/QH13- Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) hiêu lực từ 01/07/2015

Hỗ trợ

  • Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2019
  • Hướng xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo quy định mới
  • Ebook kế toán- thuế- lao động- tiền lương
  • Sơ đồ kế toán chủ yếu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
  • Cách tính mức hưởng chế độ thai sản
  • Tiền lương làm thêm giờ được tính ra sao?
  • Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng
  • Một số lưu ý kế toán khi quyết toán thuế
  • Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản dành cho nam giới

Xem nhiều

  • Nhóm tài khoản hàng tồn kho (TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158) Nhóm tài khoản hàng tồn kho (TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158)
  • Nhóm tài khoản chi phí (TK 611, 621, 622, 623, 627, 631, 632, 635, 641, 642) Nhóm tài khoản chi phí (TK 611, 621, 622, 623, 627, 631, 632, 635, 641, 642)
  • Nhóm tài khoản phải thu ngắn hạn (TK 131, 133, 136, 138, 141) Nhóm tài khoản phải thu ngắn hạn (TK 131, 133, 136, 138, 141)
  • Hướng dẫn ghi mẫu C70a-HD theo Quyết định 636/QĐ-BHXH Hướng dẫn ghi mẫu C70a-HD theo Quyết định 636/QĐ-BHXH
  • Thông tư 147/2016 /TT-BTC: Quy định mới về quản lý và trích khấu hao tài sản cố định Thông tư 147/2016 /TT-BTC: Quy định mới về quản lý và trích khấu hao tài sản cố định

Chuyên mục

  • Công việc kế toán-thuế 169
  • Excel-Kế toán 25
  • Hướng dẫn hạch toán 26
  • Lao động-Tiền lương 29
  • Tài chính-Chứng khoán 14
  • Thuế GTGT 31
  • Thuế TNCN 20
  • Thuế TNDN 20
  • Thuế XNK 15
  • Tin-Sự kiện 180
  • Văn bản mới 122

Phản hồi

Từ khóa » Cách Tính Hệ Số Nợ So Với Tài Sản