Phân Tích Cổ Phiếu CTD - Liệu Có Thể Trở Lại Sau Tái Cơ Cấu - TakeProfit
Có thể bạn quan tâm
Cổ phiếu CTD không còn là một xa lạ gì đối với giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư gạo cội khi nếu nhắc đến CTD giới đầu tư sẽ nhớ ngay đến sự kiện rất nổi tiếng liên quan đến vấn đề xung đột lợi ích nội bộ của công ty, những hậu quả và khó khăn mà công ty đã phải đối mặt khi sau sự kiện đó. Liệu CTD có thể quay trở lại thời kỳ hoàng kim của mình sau khi tái cấu trúc hoàn toàn khi Ban lãnh đạo mới lên ngôi không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài phân tích nhanh về mã cổ phiếu CTD này nhé.
Tổng quan doanh nghiệp
Coteccons được biết đến là nhà thầu xây dựng số 1 Việt Nam trong nhiều năm qua. Công ty tập trung chủ yếu vào mảng xây dựng dân dụng và đâu đó công nghiệp. Các dự án nổi bật của công ty như là siêu dự án Landmark 81, dự án Casino Hội An,...Tuy nhiên, sau khi Kusto lên nắm quyền tại Coteccons, Ban lãnh đạo mới đã tái cấu trúc và hướng đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hơn.
Tình hình tài chính của CTD
Sức khỏe tài chính
Một điểm rất đặc biệt trong cơ cấu tài sản của CTD là công ty nắm giữ rất nhiều tiền mặt đối với một công ty xây dựng, chiếm khoảng 20-30% tổng tài sản. Điều này thể hiện rằng CTD đang có một tiềm lực tài chính rất lớn.
=> Kiến thức bài bản được kết hợp giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật để tìm ra cổ phiếu tốt, doanh nghiệp có nội tại tốt, cổ phiếu có khả năng tăng giá. Đăng ký ngay khóa học đầu tư miễn phí LET’S INVESTING bắt đầu từ 08/08/2022 tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing?source=web
Ngoài ra đó là khoản mục khoản phải thu chiếm khoảng 50-60% tổng tài sản qua nhiều năm, đây là một rủi ro của CTD và càng rủi ro hơn khi những năm gần đây CTD đang phải trích lập dự phòng cho các khoản phải thu này.
CTD nổi tiếng với việc không vay nợ, tuy nhiên sau khi Kusto lên nắm quyền mọi thứ đã thay đổi. CTD bắt đầu vay nợ bắt đầu bằng việc phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu, điều này cũng không có gì khó hiểu khi ban lãnh đạo là các chuyên gia tài chính, việc vay nợ sẽ giúp công ty tăng được hiệu quả sử dụng vốn hơn.
Bên cạnh đó, như đã đề cập phía trên, khoản trích lập dự phòng đang có xu hướng tăng lên từ dưới 1% lên mức 1,5% tổng nguồn vốn cho thấy những rủi ro về nợ xấu đang hiện hữu đối với CTD.
Ngoài ra, tỷ số người mua trả tiền trước / TTS cũng có xu hướng tăng mạnh, điều này cũng khá khớp với việc các hợp đồng ký mới của CTD đang tăng lên và cho thấy rằng có vẻ tình hình kinh doanh sẽ tốt đẹp hơn.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2021 là một năm rất khó khăn với CTD khi công ty phải chịu áp lực từ cả nội tại doanh nghiệp như tái cơ cấu sau khi nhiều nhân sự cấp cao rời đi lẫn biến động bên ngoài như dịch Covid làm giãn cách xã hội. Tuy nhiên, trong quý 1 năm 2022 mọi thứ đang có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là tăng trưởng biên lợi nhuận của CTD. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện rất tốt, mặc dù chưa được bằng với mức trước đại dịch tuy nhiên điều này cho thấy những dấu hiệu tốt.
Có thể thấy 2 áp lực cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp đang dần dần được tháo gỡ và quý 1 năm 2022 cũng cho thấy những khởi đầu tốt đẹp. Vì thế kết quả kinh doanh của các quý còn lại năm 2022 có thể rất đáng mong chờ.
=> Đừng bỏ lỡ khóa học giao dịch thực chiến Trading Mastery bắt đầu từ 2/7/2022 - Đăng ký tại: Khóa học Trading
Luận điểm đầu tư cổ phiếu CTD
- Sự hồi phục của thị trường bất động sản sau dịch Covid
Tại Việt Nam, nhu cầu nhà ở vẫn ở mức cao, không bị mất đi bởi ảnh hưởng của dịch bệnh mà chỉ tạm thời dời lại, do nhu cầu này tới từ các yếu tố nhân khẩu học dài hạn ổn định như xu hướng đô thị hóa và thu nhập trung bình tăng. Nhu cầu nhà ở cao được thể hiện qua giá sản phẩm bất động sản vẫn tăng giữa đại dịch khi nguồn cung bị hạn chế.
Bước sang năm 2022, thị trường xây dựng nhà ở xây dựng kỳ vọng hồi phục khả quan khi các nhà phát triển bất động sản trở lại thực hiện các dự án nhà ở đang dang dở. Bên cạnh đó, nhu cầu và giá bán sản phẩm bất động sản vẫn ở mức cao và những khả năng tiếp cận khách hàng trở nên dễ dàng hơn do dịch Covid đã không còn quá nghiêm trọng nữa sẽ là những động lực tăng trưởng tương đối lớn đối với thị trường xây dựng trong năm nay
- Backlog và các hợp đồng ký mới tăng lên
Backlog được chuyển sang năm 2022 ở mức 27,7 nghìn tỷ đồng và số hợp đồng ký mới trong quý I năm 2022 đạt mức 10 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt hơn, các khách hàng của CTD đang trở nên đa dạng hơn khi có rất nhiều những cái tên mới được xuất hiện như BIM, Ecopark & Nomura Japan hay BRD,... cho thấy chiến lược tái cấu trúc của CTD đang có dấu hiệu tích cực.
Nếu giai đoạn trước đây, mọi dự án của CTD đều đến từ các mối quan hệ của các thành viên Ban lãnh đạo, điều này mang đến những rủi ro phải phụ thuộc nhiều vào một vài cá nhân. Tuy nhiên, cuối năm 2021 CTD đã phát triển phòng tìm kiếm dự án, và kết quả mang lại là rất tích cực khi cả quý 4 năm 2021 và quý 1 năm 2022 số giá trị hợp đồng ký mới của CTD đã là 20,000 tỷ đồng.
- Biên lợi nhuận gộp có khả năng được cải thiện do giá thép giảm
Đối với những doanh nghiệp xây dựng, giá nguyên liệu đầu vào chiếm đến khoảng 70% chi phí giá vốn, trong đó 40% chi phí nguyên liệu là thép, CTD cũng không phải ngoại lệ.
Khác với thời điểm đầu năm khi những lo ngại về đứt gãy chuỗi cung ứng và căng thẳng giữa Nga – Ukraine đẩy giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thép liên tục tăng cao, thời điểm hiện tại giá cũng đã hạ nhiệt. Ngoài ra, tình trạng dư cung thép tại Trung Quốc vẫn đang ở mức cao, do đó việc xuất khẩu thép của Việt Nam bị chững lại. Xuất khẩu thép xây dựng của Việt Nam trong tháng 4 giảm mạnh tới 44% so với tháng 3 và chỉ tăng nhẹ gần 5% so với năm 2021.
Với việc xuất khẩu suy giảm, tiêu thụ trong nước giảm, nguyên liệu đầu vào hạ nhiệt đã tạo áp lực lên giá thép khiến giá nguyên vật liệu này được điều chỉnh giảm. Đây được cho là tín hiệu tốt đối với CTD để công ty có thể cải thiện biên lợi nhuận gộp trong năm 2022 này.
Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu CTD
- Rủi ro cạnh tranh của các công ty cùng ngành
Vẫn là những hậu quả sau cuộc xung đột lợi ích trong quá khứ của CTD, những lãnh đạo chủ chốt của công ty đã tách ra và thành lập những công ty xây dựng mới để trở thành chính đối thủ của CTD, phải kể đến như Newtecons của nguyên chủ tịch Nguyễn Bá Dương hay Central của ông Trần Quang Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc của CTD trước đây. Ngoài ra, Hòa Bình (HBC) cũng là một cái tên rất đáng gờm và có thể nói HBC đã được hưởng lợi rất lớn từ việc xung đột nội bộ của CTD khi những biến động này đã tạo cơ hội cho HBC vươn lên nhanh chóng.
Có thể thấy, tại thời điểm hiện tại vị thế của CTD đã không còn được như trước và phải chịu những áp lực cạnh tranh vô cùng lớn từ các đối thủ cạnh tranh tuy mới nhưng rất mạnh này sẽ là một rủi ro của CTD trong việc cạnh tranh để có được những dự án mới.
- Rủi ro về khả năng thực thi các dự án của CTD sau khi “thay máu” Ban lãnh đạo
Câu chuyện về xung đột thượng tầng của CTD không còn xa lạ gì nữa, việc những người chủ chốt của CTD rời đi đã để lại những câu hỏi về việc liệu CTD có thể làm tốt không khi Ban lãnh đạo hiện nay đa phần là các chuyên gia tài chính chứ không phải chuyên gia xây dựng như trước đây.
Tuy nhiên, với việc CTD liên tục trúng thầu được rất nhiều hợp đồng mới, đặc biệt là có sự xuất hiện của các khách hàng mới như BIM, Ecopark, BW Industrial thay vì chỉ những cái tên quen thuộc như Vinhomes trước đây, đã cho thấy năng lực tìm kiếm những dự án mới cũng như các chủ đầu tư đang dần đặt niềm tin hơn vào công ty. Tất nhiên đây là một dấu hiệu rất tích cực, tuy nhiên về năng lực triển khai và hoàn thành được bao nhiêu trong số những hợp đồng ký mới và backlog còn lại từ 2021 thì vẫn là một yếu tố cần phải theo dõi thêm trong năm 2022 này.
Sau những khó khăn mà CTD đã gặp phải trong giai đoạn hậu xung đột lợi ích, CTD đang cho thấy những sự chuyển dịch khá tích cực về mặt ký kết các hợp đồng mới cũng như là lượng giá trị backlog khá lớn được chuyển từ 2021 sang năm 2022. Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy sự trở lại của cổ phiếu CTD trong thời gian tới. Tuy nhiên, rủi ro là luôn hiện hữu đối với một công ty mới trở lại sau một giai đoạn tái cấu trúc dài và những rủi ro này đều sẽ là một bài toán khó mà Ban lãnh đạo cần phải giải quyết trong thời gian tới.
=> Tham khảo: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing K6 - Nằm ngay bí quyết giao dịch hiệu quả, đón đầu những cơ hội tốt nhất! Bắt đầu từ 08/08/2022
Từ khóa » Ctd Cổ Phiếu Thưởng
-
CTCP Xây Dựng Coteccons (HOSE: CTD) - VietstockFinance
-
Lịch Sự Kiện, Cổ Tức, Cổ Phiếu Thưởng Ctd - CTCP Xây Dựng Coteccons
-
Chủ Tịch Coteccons Hoàn Tất Mua Vào 441700 Cổ Phiếu CTD
-
CTD | Hồ Sơ | Hồ Sơ Doanh Nghiệp - Stockbiz
-
CTD: Lợi Nhuận Chưa Tìm Thấy đáy Dưới Thời Kusto, Cổ Phiếu ... - BSC
-
CTD : Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Coteccons - CafeF
-
Coteccons (CTD) Chốt Danh Sách Cổ đông Trả Cổ Tức Bằng Tiền Tỷ Lệ ...
-
Hoảng Loạn Vì Omicron, CTD - Mỗi Ngày 1 Mã Cổ Phiếu
-
Tiền Mua Cổ Phiếu Quỹ Của Coteccons (CTD) Sắp Ngang Ngửa Vốn ...
-
Coteccons (CTD) Dự Kiến Lợi Nhuận Năm 2022 Giảm 17% Về Chỉ Còn ...
-
CTD: Tổ Chức Họp Đại Hội đồng Cổ đông Thường Niên Năm 2021 - VSD
-
Tổ Chức Họp Đại Hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) Thường Niên Năm 2022
-
Chủ Tịch CTD Chi Gần 40 Tỷ Mua Vào 730 Nghìn Cổ Phiếu - VnEconomy