Phân Tích Cơ Sở Pháp Lý Của Bản Tuyên Ngôn độc Lập Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
Độc lập, tự do, tự chủ là giá trị lớn nhất của một quốc gia, dân tộc. Ở đó, chúng ta - những người dân đang sinh sống trên mảnh đất quê hương phải có tiếng nói riêng, bảo vệ độc lập, tự do đó. Lịch sử dựng nước, giữ nước của Việt Nam đã gây dựng nên 03 bản “Tuyên ngôn độc lập” sống mãi với thời đại: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Trong đó, Tuyên ngôn độc lập được đánh giá là bản tuyên ngôn mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Cùng phân tích cơ sở pháp lý của bản “Tuyên ngôn độc lập” - Hồ Chí Minh qua bài viết dưới đây!
Cơ sở pháp lý Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh
Đôi nét về tác giả, tác phẩm, bố cục và cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập
Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dân tộc, “danh nhân văn hóa lớn của nhân loại”.
- Người đã góp nhiều công sức trong hành trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới của độc lập, tự do và tự chủ.
Tuyên ngôn độc lập
- Tác phẩm vừa là một văn kiện lịch sử vừa là áng văn chương chính luận mẫu mực với hệ thống luận cứ, luận điểm rõ ràng, cách lập luận chặt chẽ, sắc bén.
- Bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh viết và đọc trên quảng trường Ba Đình ngày 02/9/1945, đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước nhà.
Về cơ sở pháp lý:
- Hồ Chí Minh dựa vào bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp về nhân quyền, dân quyền,...
-> Dùng lời của Pháp, Mĩ để khẳng định lại cho Pháp, Mỹ về dân quyền, nhân quyền của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Xem thêm:
Phân tích tuyên ngôn độc lập
Dàn ý phân tích bài tuyên ngôn độc lập đủ ý
Bài văn phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập hay nhất
Bàn về văn chính luận, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là chuẩn mực, đại diện điểm sáng trong lập luận, dẫn chứng và tận dụng các thủ pháp nghệ thuật. Ở phần mở đầu của Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lý vô cùng vững chắc, làm cho những luận điệu của thực dân Pháp, Mỹ và các nước đế quốc trên thế giới trở thành luận điệu vô nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ để làm căn cứ, nền tảng của lời tuyên bố sau này.
Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề nhân quyền của con người, đó vốn dĩ là những nhu cầu vô cùng cần thiết và vốn có mà không ai có thể xâm phạm, tước bỏ.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791 cũng khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Quyền tự do, bình đẳng là nhân quyền cũng là dân quyền, ngay từ khi mới ra đời, con người đã có sẵn những quyền lợi đó.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa tuyên ngôn của Pháp, Mỹ làm cơ sở pháp lý bởi đây là hai bản tuyên ngôn là những áng văn chương vô cùng nổi tiếng, có giá trị pháp lý, lịch sử vô cùng vững chắc. Hơn nữa, cả Pháp và Mỹ thời bấy giờ là những quốc gia phát triển vượt bậc, hiện đại văn minh và đề cao con người; lấy Pháp, Mỹ là điểm soi chiếu thì sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập sẽ tăng thêm.
Đây còn là thủ pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc của tác giả, lấy “gậy ông đập lưng ông”. Người dùng những luận điệu, lời lẽ và lập luận của Pháp, Mỹ để nhấn mạnh và khẳng định lại với hai cường quốc này về những vấn đề tương tự đối với Việt Nam.
Xem thêm:
Tóm tắt tuyên ngôn độc lập
Không chỉ thể, việc đưa ra cơ sở pháp lý như vậy một mặt thể hiện sự tôn trọng đối với những tư tưởng tiến bộ trong tuyên ngôn của Pháp, Mỹ, mặt khác giành thế chủ động về cho dân tộc ta, khiến Pháp, Mỹ rơi vào tình thế bị động, không thể phản bác lại. Bởi lẽ, những vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sắp bàn đến là dựa theo hai bản tuyên ngôn của họ. Pháp, Mỹ tiếp tục xâm lược Việt Nam chính là đang truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc, vấy bẩn lên lá cờ tự do bình đẳng bác ái mà cha ông họ đã từng giương cao.
Bằng các dẫn chứng về nhân quyền, Hồ Chí Minh mở rộng ra vấn đề về dân quyền: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Lời khẳng định vô cùng mạnh mẽ của tác giả về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Dù là nam hay nữ, người da trắng, da vàng hay da đen, người giàu hay người nghèo,...thì đều được hưởng các quyền lợi như nhau.
Đó gọi là công bằng, bình đẳng. Những quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do là quyền cơ bản nhất mà ai cũng có quyền được hưởng, không một ai hoặc bất cứ thế lực nào được quyền chà đạp. Người khẳng định: “Đó là lẽ phải, không ai chối cãi được".
Bên cạnh cơ sở pháp lý được đưa ra, Hồ Chí Minh còn cho thấy tài năng của mình qua cách lập luận vô cùng sắc bén, lúc nhu, lúc cương vô cùng linh hoạt. Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là chuẩn mực của văn học chính luận, tuy mang tính chính trị cao nhưng không hề nhàm chán, mực thước; ngược lại còn khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc, trầm trồ khen ngợi trước áng văn chương bất hủ này.
Kết bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn Độc lập Hồ Chí Minh
Đã hơn 75 năm kể từ ngày cả đất nước hướng về quảng trường Ba Đình cờ hoa rực lửa, nghe Hồ , Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giây phút thiêng liêng, hào hùng ấy không khỏi làm cho nhiều người xúc động mà rơi lệ. Dường như cho đến giờ đây, mỗi lần đọc bản Tuyên ngôn độc lập, ta lại nghe được giọng nói trầm ấm, thân mật, chân thành xen lẫn niềm tự hào vô bờ.
Phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ giúp ta hiểu hơn về tài năng, con người của vị lãnh đạo xuất chúng Hồ Chí Minh mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc bao đời nay vẫn thế.
Tags tuyên ngôn độc lập cơ sở pháp lý tuyên ngôn độc lập tuyên ngôn độc lập cơ sở pháp lýTừ khóa » Dàn ý Tuyên Ngôn độc Lập Cơ Sở Pháp Lý
-
Phân Tích Cơ Sở Pháp Lý Của Bản Tuyên Ngôn độc Lập
-
Cơ Sở Pháp Lý Và Cơ Sở Thực Tiễn Của Bản Tuyên Ngôn độc Lập
-
Phân Tích Cơ Sở Pháp Lý Của Bản Tuyên Ngôn độc Lập - Ôn Thi HSG
-
17 Bài Phân Tích Tuyên Ngôn độc Lập Siêu Hay
-
TOP 10 Bài Phân Tích đoạn đầu Tuyên Ngôn độc Lập Hay Nhất
-
Dàn ý Phân Tích Cơ Sở Thực Tế Bản Tuyên Ngôn độc Lập ... - Top Lời Giải
-
Tìm Hiểu Cơ Sở Pháp Lý Của Bản Tuyên Ngôn độc Lập - Luật Hoàng Phi
-
Dàn ý Phân Tích Cơ Sở Thực Tế Bản Tuyên Ngôn độc Lập Của ... - Thủ Thuật
-
Phân Tích Cơ Sở Pháp Lý Của Bản Tuyên Ngôn độc Lập - Hỏi Gì 247
-
Cơ Sở Pháp Lí Và Cơ Sở Thực Tiễn Của Văn Bản Tuyên Ngôn độc Lập
-
Dàn ý Phân Tích Nghệ Thuật Lập Luận Trong Tuyên Ngôn độc Lập
-
Dàn ý Phân Tích Bản Tuyên Ngôn độc Lập Của Hồ Chí Minh
-
Dàn ý Phân Tích Bản Tuyên Ngôn độc Lập Của Hồ Chí Minh
-
Phân Tích đoạn đầu Bản Tuyên Ngôn độc Lập Năm 2021 (dàn ý