Phân Tích đa Thức Thành Nhân Tử Bằng Phương Pháp Tách Hạng Tử

Cách phân tích đa thức thành nhân tử

  • A. Phương pháp tách hạng tử
  • B. Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp tách hạng tử
    • a) Đối với đa thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c có nghiệm
    • b) Đối với đa thức hai biến dạng f(x; y) = ax2 + bxy + cy2
  • B. Bài tập ví dụ phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp tách hạng tử
  • C. Bài tập phân tích đa thức thành nhân tử

Bài tập Toán 8: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp tách hạng tử là tài liệu ôn tập với các bài tập Toán 8 phân tích đa thức thành nhân tử, giúp các bạn học sinh học tốt Toán 8 và luyện tập các dạng Toán lớp 8 đạt kết quả tốt nhất, góp phần củng cố thêm kiến thức của các bạn học sinh.

Tài liệu tham khảo liên quan:

  • Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
  • Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
  • Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử

A. Phương pháp tách hạng tử

- Ta có thể tách một hạng tử nào đó thành hai hay nhiều hạng tử thích hợp để làm xuất hiện những nhóm hạng tử mà ta có thể dùng các phương pháp khác để phân tích được.

Chú ý: Quy tắc dấu ngoặc

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "−" đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "−“ thành dấu "+" và dấu "+” thành dấu "−". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

B. Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp tách hạng tử

a) Đối với đa thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c có nghiệm

Phương pháp chung

Bước 1: Tìm tích ac rồi phân tích ac ra tích của hai thừa số nguyên bằng mọi cách

Bước 2: Chọn hai thừa số trong các tích trên có tổng bằng b

Bước 3: Tách bx = aix + cix. Từ đó nhóm hai số hạng thích hợp để phân tích tiếp

Ví dụ: Phân tích đa thức f(x) = 3x2 + 8x + 4 thành nhân tử

Hướng dẫn giải

Phân tích ac:

ac = 12 = 3 . 4 = (-3) . (-4) = 2 . 6 = (-2). (-6) = 1 . 12 = (-1) . (-12)

Tích của hai thừa số có tổng bằng b = 8 là tích ac = 2 . 6

Tách 8x = 2x + 6x

=> 3x2 + 8x + 4 = 3x2 + 2x + 6x + 4 = (3x2 + 2x) + (6x + 4)

= x(3x + 2) + 2(3x + 2) = (x + 2)(3x + 2)

b) Đối với đa thức hai biến dạng f(x; y) = ax2 + bxy + cy2

Phương pháp chung

Phương pháp 1: Xem đa thức f(x; y) = ax2 + bxy + cy2 là đa thức một biến x

Khi đó hệ số lần lượt là a, by, xy2 và ta áp dụng phương pháp như với đa thức bậc hai một biến.

Phương pháp 2: Viết đa thức về dạng f\left( {x;y} \right) = {y^2}\left[ {a{{\left( {\frac{x}{y}} \right)}^2} + b{{\left( {\frac{x}{y}} \right)}^2}} \right]. Đặt t = \frac{x}{y} và phân tích đa thức at2 + bt + c theo phương pháp như với đa thức bậc hai một biến.

Ví dụ: Phân tích đa thức 2x2 – 5xy + 2y2 thành nhân tử

Hướng dẫn giải

Cách 1: Xét đa thức f(x) = 2x2 – 5xy + 2y2

Khi đó ta có a = 2; b = -5y; c = 2y2

Ta có ac = y . 4y = (-y) . (-4y) = 2y . 2y = (-2y) . (-2y) = ….

Ta chọn tích (-y) . (-4y) vì (-y) + (-4y) = -5y = b

=> 2x2 – 5xy + 2y2 = 2x2 – xy – 4xy + 2y2 = x(2x – y) – 2y(2x – y) = (x – 2y)(2x – y)

Cách 2: Xét đa thức f\left( {x;y} \right) = {y^2}\left( {\frac{{2.{x^2}}}{{{y^2}}} - 5\frac{x}{y} + 2} \right)

Đặt t = \frac{x}{y} và ta có đa thức 2t2 – 5t + 2 = 2t2 – t – 4t + 2 = (2t – 1)(t – 2)

Khi đó ta được f(x; y) = y2(2t – 1)(t – 2) = {y^2}.\left( {2\frac{x}{y} - 1} \right)\left( {\frac{x}{y} - 2} \right) = (2x – y)(x – 2y)

Chú ý: Quy tắc dấu ngoặc

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "−" đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "−“ thành dấu "+" và dấu "+” thành dấu "−". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

B. Bài tập ví dụ phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp tách hạng tử

Ví dụ 1: Dùng phương pháp tách hạng tử phân tích đa thức thành nhân tử:

a. {x^2} + 8x + 7

b.{x^2} - 5x + 6

c. {x^2} + 3x - 18

d. 3{x^2} - 16x + 5

Hướng dẫn giải

a. Ta có:

\begin{matrix}   {x^2} + 8x + 7 \hfill \\    = {x^2} + x + 7x + 7 \hfill \\    = x\left( {x + 1} \right) + 7\left( {x + 1} \right) \hfill \\    = \left( {x + 7} \right)\left( {x + 1} \right) \hfill \\  \end{matrix}

b. Ta có:

\begin{matrix}  {x^2} - 5x + 6 \hfill \\   = {x^2} - 2x - 3x + 6 \hfill \\   = \left( {{x^2} - 2x} \right) + \left( { - 3x + 6} \right) \hfill \\   = x\left( {x - 2} \right) - 3\left( {x - 2} \right) \hfill \\   = \left( {x - 3} \right)\left( {x - 2} \right) \hfill \\ \end{matrix}

c. Ta có:

\begin{matrix}  3{x^2} - 16x + 5 \hfill \\   = 3{x^2} - x - 15x + 5 \hfill \\   = \left( {3{x^2} - x} \right) + \left( { - 15x + 5} \right) \hfill \\   = x\left( {3x - 1} \right) - 5\left( {3x - 1} \right) \hfill \\   = \left( {x - 5} \right)\left( {3x - 1} \right) \hfill \\ \end{matrix}

d. Ta có:

\begin{matrix}   {x^2} + 3x - 18 \hfill \\    = {x^2} + 6x - 3x - 18 \hfill \\    = x\left( {x + 6} \right) - 3\left( {x + 6} \right) \hfill \\    = \left( {x - 3} \right)\left( {x + 6} \right) \hfill \\  \end{matrix}

Ví dụ 2: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp tách hạng tử:

a. {x^2} - 7x + 6

b. {x^2} - 3x - 10

c. 2{x^2} + 5x - 3

d. 6{x^2} + x - 7

Hướng dẫn giải

a. Ta có:

\begin{matrix}   {x^2} - 7x + 6 \hfill \\    = {x^2} - x - 6x + 6 \hfill \\    = x\left( {x - 1} \right) - 6\left( {x - 1} \right) \hfill \\    = \left( {x - 6} \right)\left( {x - 1} \right) \hfill \\  \end{matrix}

b. Ta có:

\begin{matrix}  {x^2} - 3x - 10 \hfill \\   = {x^2} + 2x - 5x - 10 \hfill \\   = x\left( {x + 2} \right) - 5\left( {x + 2} \right) \hfill \\   = \left( {x - 5} \right)\left( {x + 2} \right) \hfill \\ \end{matrix}

c. Ta có:

\begin{matrix}   2{x^2} + 5x - 3 \hfill \\    = 2{x^2} + 6x - x - 3 \hfill \\    = 2x\left( {x + 3} \right) - \left( {x + 3} \right) \hfill \\    = \left( {x + 3} \right)\left( {2x - 1} \right) \hfill \\  \end{matrix}

d. Ta có:

\begin{matrix}   6{x^2} + x - 7 \hfill \\    = 6{x^2} - 6x + 7x - 7 \hfill \\    = 6x\left( {x - 1} \right) + 7\left( {x - 1} \right) \hfill \\    = \left( {6x + 7} \right)\left( {x - 1} \right) \hfill \\  \end{matrix}

C. Bài tập phân tích đa thức thành nhân tử

Bài tập 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:

a.4{x^2} + 15x + 9

b. 3{x^2} + 10x + 3

c. 5{x^2} + 14x - 3

d. 5{x^2} - 18x - 8

e. 6{x^2} + 7x - 3

f. 3{x^2} - 3x - 6

g. 3{x^2} + 3x - 6

h. 6{x^2} - 13x + 6

i. - 8{x^2} + 5x + 3

k. {x^2} - 7xy + 10{y^2}

Bài tập 2: Phân tích đa thức thành nhân tử:

a. 5{x^2}{y^2} - 25{x^3}{y^4} + 10{x^3}{y^3}

b. 12{x^2}y - 18x{y^2} - 30{y^2}

Bài tập 3: Phân tích đa thức thành nhân tử:

a. 6{x^2} - 11x + 3

b. 2{x^2} + 3x - 27

c. 2{x^2} - 5xy - 3{y^2}

d. {x^3} + 2x - 3

e. {x^3} - 7x + 6

f. {x^3} + 5{x^2} + 8x + 4

g. {x^3} - 9{x^2} + 6x + 16

h. {x^3} + {x^2} - x + 2

Bài tập 4: Dùng phương pháp tách hạng tử và thêm bớt cùng hạng tử phân tích các đa thức dưới đây thành nhân tử:

a) 4x2 + 16x - 9b) -5x2 - 29x - 20
c) x2 + 2x - 3d) 3x2 - 11x + 6
e) 6x2 + 7x + 2f) x2 - 6x + 8
g) 9x2 + 6x - 8h) 3x2 - 8x + 4

Bài tập 5: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp tách hạng tử (thêm bớt hạng tử)

a) 10x2 + 4x - 6

b) x2 + 2x - 15

Bài tập 6: Phân tích đa thức sau thành nhân tử

a) (x2 + 3x + 1)(x2 + 3x + 2) - 30

b) 4x4 - 8x3 + 3x2 - 8x + 4

c) 2x4 - 15x3 + 35x2 - 30x + 8

d) 2x3 - x2 + 5x + 3

Bài tập 7: Bằng phương pháp tách hạng tử (thêm bớt hạng tử) phân tích các đa thức dưới đây thành nhân tử:

a) x2 - 4xy + 3y2b) 16x4 + 4x2y2 + y4c) x4 + x2 + 1
d) x4 + 4e) 4x4 + 1f) x4y4 + 4
g) x2 + 3xy+ 2y2h) x4 - 5x2y2 + 4y2i) x4 + 3x2 + 4
k) x4 + 64l) 4x4y4 + 1m) ab2c3 + 64ab2
n) 27x3y - a3b3yp) x4 + 3x2 - 2x + 3q) x2 - y2 + 10x - 6y + 16

Bài tập 8: Cho 4x2 + 9y2 = 9. Tìm giá trị của biến x, y để A = x - 2y + 3 đạt GTNN, GTLN

Bài tập 9: Tìm x để biểu thức sau đạt giá trị nhỏ nhất

A = 4x4 - x2 - 1/(x2 + 1)2

Bài tập 10: Tìm x để biểu thức đạt giá trị nhỏ nhất

A = (x - 1)(x - 4)(x - 5)(x - 8)

-------------------------------------------------

GiaiToan.com đã gửi tới các bạn tài liệu Chuyên đề phân tích đa thức thành nhân tử. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu khác như Giải Toán 8, Giải Bài tập Toán 8, Luyện tập Toán 8, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Chúc các em học tập tốt!

Tài liệu liên quan:

  • Cho đường tròn (O) và một điểm A cố định trên đường tròn. Tìm quỹ tích các trung điểm M của dây AB khi điểm B di động trên đường tròn đó.
  • Cho tam giác ABC vuông tại A. trên AC lấy một điểm M và vẽ đường tròn đường kính MC. Kẻ BM cắt đường tròn tại D. Đường thẳng DA cắt đường tròn tại S. Chứng minh rằng:
  • Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (C) và tia phân giác của góc A cắt đường tròn tại M. Vẽ đường cao AH. Chứng minh rằng:a. OM đi qua trung điểm của dây BCb. AM là tia phân giác của góc OAH
  • Một xe máy dự định đi từ A đến B với vận tốc 35km/h. Nhưng khi đi được nửa đường AB thì xe bị hỏng nên dừng lại sửa 15 phút, để kịp B đúng giờ người đó tăng vận tốc 5km/h trên quãng đường còn lại. Tính độ dài quãng đường AB.
  • Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 30 km/h. Đến B người đó làm việc trong một giờ rồi quay về A với vận tốc 24 km/h. Biết thời gian tổng cộng hết 5 giờ 30 phút. Tính quãng đường AB.
  • Quãng đường AB dài 45 km. Một người đi xe đạp từ A đến B trong khoảng thời gian nhất định, do đường khó đi nên người đi xe đạp đã đi với vận tốc bé hơn vận tốc dự định 5 km/h và tới B muộn hơn dự định 1h30p. Tìm vận tốc dự định của xe.
  • Một người đi xe đạp từ A đến B cách nhau 24km. Khi đi từ B trở về A người đó tăng vận tốc thêm 4km/h so với lúc đi, nên thời gian về ít hơn thời gian đi là 30 phút. Tính vận tốc của xe đạp khi đi từ A đến B.
  • Cho đường trong (O, R) và đường thẳng d không qua O cắt đường tròn tại hai điểm A, B. Lấy một điểm M trên tia đối của tia BA kẻ hai tiếp tuyến MC, MD với đường tròn (C, D là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm của AB.

Từ khóa » Tách đa Thức Thành Nhân Tử