Phân Tích Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình - HOCMAI
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh và hòa bình là những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, bởi lẽ chúng ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới. Cùng HOCMAI phân tích văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” nhằm hiểu thêm về nguy cơ chiến tranh luôn đe dọa cuộc sống loài người và sự cần thiết phải đấu tranh cho hòa bình của trái đất.
I. Thông tin về tác giả
– Tên thật: G. G Mác – Két (tên đầy đủ là Gabriel Garcia Marquez)
– Sinh năm: 1928
– Quê quán: Cô-lôm-bi-a
– G. G Mác – Két là nhà báo, nhà văn nổi tiếng thế giới với các tác phẩm đầy tính hiện thực và giá trị nhân văn.
– Sự nghiệp sáng tác:
Năm 1936, G. G Mác – Két tốt nghiệp tú tài ngành Luật tại trường đại học Tổng hợp Bô – gô – ta, Cô – lôm – bi – a. Ông bắt đầu viết báo cùng các tập truyện ngắn đầu tay.
Năm 1967, ông viết tác phẩm nổi tiếng gắn liền với sự nghiệp của mình: Trăm năm cô đơn. Đây là một tiểu thuyết bất hủ của nhân loại.
Năm 1972, ông giành được giải thưởng Văn học Quốc tế Neustadt.
Năm 1982, ông vinh dự giành giải Nobel Văn học thông qua tác phẩm “Trăm năm cô đơn.”
Các tác phẩm nổi tiếng: “Trăm năm cô đơn” (1967), “Biên niên sử về cái chết được báo trước” (1981) và “Tình yêu thời thổ tả” (1985).
– Phong cách sáng tác:
Các tác phẩm của G. G Mác – Két thường được viết theo khuynh hướng hiện thực, huyền ảo.
Ông thường sáng tác xoay quanh các vấn đề như sự cô đơn, lòng yêu thương hay vô tình giữa con người, tình đoàn kết,.. Những chủ đề này mang đậm tính nhân văn và giá trị hiện thực, một sở trường của Mác – Két do có xuất thân là người viết báo chuyển hướng sang sáng tác văn thơ.
II. Thông tin về tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời
Tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là đoạn trích bản tham luận của G. G Mác – Két trong buổi họp mặt lần thứ hai, tháng 8 năm 1986 giữa sáu nguyên thủ quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a. Cuộc họp nhằm bàn luận về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ nền hòa bình của thế giới.
Bản tham luận được tác giả viết nhằm đưa ra bản tuyên bố chung về việc kêu gọi ngừng chạy đua vũ trang tại các nước, xóa sổ vũ khí hạt nhân nhằm bảo vệ an ninh và hòa bình nhân loại.
2. Bố cục Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
– Đoạn 1 (Từ đầu đến “mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân có tác động khủng khiếp đến loài người và mọi cá thể sinh sống trên Trái đất.
– Đoạn 2 (Từ tiếp đến “trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang giữa các nước khiến cuộc sống của con người trở nên khó khăn, chiến tranh hạt nhân trái với quy luật tự nhiên và lý trí của loài người.
– Đoạn 3 (Từ tiếp đến hết): Nhiệm vụ của con người trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, góp phần tạo nên một thế giới hòa bình, văn minh.
III. Phân tích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
1. Chiến tranh hạt nhân có tác động khủng khiếp đến loài người và mọi cá thể sinh sống trên Trái đất
– Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các lực lượng đối lập, như giữa các quốc gia, chính phủ, giữa các giai cấp hay các nhóm bán quân sự,… Chiến tranh thường được diễn tả như một hành vi bạo lực tiêu cực đoan, là một hình thức xâm lược bằng quân sự thường xuyên hoặc không thường xuyên.
– Chiến tranh hạt nhân, hay còn gọi là chiến tranh nguyên tử, là chiến tranh có trang bị vũ trang là các vũ khí hạt nhân. Chiến tranh hạt nhân có phạm vi phá hủy cực rộng, gây ra hậu quả lâu dài sau cuộc chiến.
Tác giả đã bắt đầu bài tham luận bằng cách đưa ra các luận cứ nhằm bảo vệ và nhấn mạnh hiểm họa khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân:
– Với thời gian cụ thể: “Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986” cùng số liệu cụ thể lượng đầu đạn hạt nhân (hơn 50000 đầu đạn), tác giả đã thể hiện sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân tới vạn vật trên Trái Đất.
– Sử dụng phép tính đơn giản nhưng đầy sức thuyết phục: Mỗi người trên Trái đất đang ngồi trên thùng chứa tới 4 tấn thuốc nổ, nếu tất cả nổ tung lên sẽ tiêu diệt tới mười hai lần toàn bộ dấu vết sự sống trên Trái đất.
– Tiếp tục đó, Mác – Két còn đưa ra thêm tính toán để chứng minh luận điểm “chiến tranh hạt nhân tác động khủng khiếp tới loài người” của mình: Kho vũ khí nói trên có khả năng tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, hủy diệt thêm bốn hành tinh, do đó thế thăng bằng của mặt trời bị phá hủy.
⇒ Cách vào đề trực tiếp cùng chứng cứ xác thực giúp thu hút người đọc, người nghe, gây ấn tượng mạnh về tính chất quan trọng của vấn đề được nhắc tới. Mác – Két đã khẳng định cho người đọc tính chất khốc liệt cùng hiểm họa khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân.
⇒ Cho thấy khả năng lập luận chặt chẽ của tác giả. Trước các nguyên thủ quốc gia, tác giả đã thành công phân tích bước đầu về tính tiêu cực của chiến tranh hạt nhân, từ đó đưa ra thêm các hậu quả xấu của loại hình chiến tranh này.
2. Chạy đua vũ trang giữa các nước khiến cuộc sống của con người trở nên khó khăn, chiến tranh hạt nhân trái với quy luật tự nhiên và lý trí của loài người
a. Chạy đua vũ trang giữa các nước khiến cuộc sống của con người trở nên khó khăn
Tiếp tục với luận điểm tiêu cực về chiến tranh hạt nhân đã được nêu trên, tác giả đưa thêm các dẫn chứng so sánh thuyết phục về tính phi lí của chạy đua vũ trang:
– Số tiền 100 tỷ đô la chi phí cho 100 máy bay Mỹ cùng 7000 tên lửa có thể được sử dụng nhằm cải thiện cuộc sống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới.
– Giá trị của 10 chiếc tàu sân bay Mỹ đủ xây dựng chương trình phòng bệnh 14 năm cho 1 tỉ người trên thế giới cùng hơn 14 triệu trẻ em Châu Phi
– Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ xóa mù chữ cho con người trên toàn thế giới.
– Những ví dụ so sánh trong luận điểm này đề cập tới hàng loạt lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế nhu yếu phẩm, giáo dục,… Đây đều là những lĩnh vực hết sức cốt yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt tại các nước nghèo, chưa phát triển.
Cụ thể:
– Chạy đua vũ trang đang cướp đi những điều kiện cũng như cơ hội nhằm cải thiện mặt bằng sống của con người, nhất là những người yếu thế tại các nước nghèo.
– Trẻ em nghèo, người bệnh cùng các đối tượng yếu thế khác thay vì được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội nhằm nâng cao mức sống hoặc mức tồn tại cơ bản, nay bị cướp đi cơ hội được cải thiện cuộc sống vì cuộc chạy đua, so bì vũ khí hạt nhân giữa các thế lực
– Những con số được đưa ra lập luận trong đoạn trích là con số biết nói, thay tác giả nói ra tính chất phi lí của chạy đua vũ trang cũng như chiến tranh hạt nhân nói chung.
⇒ Tác giả đã đưa ra những ví dụ với số liệu cụ thể, liên quan tới các lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Từ đó, nhấn mạnh sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.
⇒ Bằng lập luận đơn giản nhưng có sức thuyết phục cao, các luận cứ xác đáng cùng dẫn chứng hết sức cụ thể, tác giả đã thành công thuyết phục người đọc về tính phản nhân đạo của chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.
b. Chiến tranh hạt nhân trái với quy luật tự nhiên và lý trí của loài người
– Chiến tranh hạt nhân có khả năng tiêu diệt toàn bộ loài người, thậm chí phá hủy mọi sự sống trên Trái đất. Điều này đi ngược lại quy luật tiến hóa của tự nhiên và lý trí con người.
Trong đó:
– Lý trí là khả năng hiểu các sự việc thông qua việc sử dụng logic, thường được dùng trong các hoạt động trí tuệ, giúp con người đưa ra những quyết định hành vi đúng đắn.
– Lý trí con người là quy luật phát triển của nền văn minh, diễn ra trong xã hội loài người. Để có thể hình thành nên một nền văn minh tiến bộ như ngày hôm nay, loài người đã phải trải qua thời gian dài tích lũy tri thức và vật chất. Quá trình này luôn diễn ra và đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nhân loại trong tương lai.
– Lý trí tự nhiên là quy luật tiến hóa mang tính tất yếu của tự nhiên, sự sống, không thể thay đổi và quyết định bởi con người
Tác giả đã đưa ra những bằng chứng về khoa học địa chất, nhằm chứng minh cho quy luật tự nhiên tồn tại trên Trái Đất đã có từ rất lâu đời:
– Một con bướm muốn biết bay phải trải qua 380 triệu năm
– Bông hồng đầu tiên muốn nở cũng phải trải qua 180 triệu năm
– Con người muốn hát hay hơn chim và biết chết vì yêu cũng phải trải qua 4 kỷ địa chất
⇒ Bằng những dẫn chứng xác đáng, tác giả đã cho thấy, sự sống của vạn vật trên Trái Đất là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính bằng đơn vị hàng triệu năm
⇒ Nếu chiến tranh hạt nhân diễn ra, nhân loại sẽ trở về điểm xuất phát ban đầu, phá hủy mọi thành tựu của con người trong quá khứ. Điều này khiến quá trình phát triển nền văn minh diễn ra trong hàng thiên niên kỷ trở nên vô nghĩa.
⇒ Luận điểm trên cho thấy nhận thức sâu sắc của tác giả về tính phản tự nhiên và phản tiến hóa của chiến tranh hạt nhân. Đây đồng thời là lời cảnh báo của tác giả về hậu quả nhân loại sẽ phải gánh chịu nếu không ngăn chặn hiểm họa từ chiến tranh hạt nhân. Từ đó, tạo động lực cho con người đấu tranh vì một thế giới hòa bình.
3. Nhiệm vụ của con người trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, góp phần tạo nên một thế giới hòa bình, văn minh
– Lời kêu gọi của Mác két, kêu gọi mọi người cùng chống lại cuộc chạy đua vũ trang được nêu rõ trong nội dung: “hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng…”
– Lời đề nghị của Mác két được thể hiện qua đoạn: “… đề nghị mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân”. Mục đích của đề nghị này là nhằm đón đầu những hậu quả khi chiến tranh hạt nhân thực sự diễn ra.
– Tác giả nhận thức được sự nhỏ bé của bản thân trước những diễn biến của nhân loại. Ông hiểu rằng cho dù có kêu gọi và có sự đồng lòng từ nhân dân thì chiến tranh hạt nhân vẫn có thể xảy ra. Vậy nên, song song với ngăn chặn, tác giả cũng đề xuất giải pháp cứu rỗi nhân loại trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
⇒ Trong luận điểm này, tác giả cho thấy sự nhận thức hết sức sâu sắc về thảm họa sẽ đến với nhân loại nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Nhưng thay vì lo âu, tác giả lựa chọn đưa ra giải pháp. Ông lạc quan cho rằng, Trái đất sẽ không phải đối diện với những hậu quả trên nếu chúng ta ngăn chặn được mầm mống của chiến tranh và cùng nhau đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
⇒ Bằng cách diễn đạt sắc sảo và đầy tinh tế, Mác – két đã đưa ra những thông điệp vô cùng ý nghĩa và thiết thực. Đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ mà con người cần thực hiện để mang lại một thế giới đáng mơ ước trong tương lai.
IV. Tổng kết phân tích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
1. Giá trị nội dung của tác phẩm
Tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” đề cập đến một trong những vấn đề cấp bách nhất của nhân loại. Đó là nguy cơ diễn ra chiến tranh hạt nhân. Qua văn bản, ta có thể thấy, chiến tranh hạt nhân có sức tàn phá như một loại bệnh dịch, có thể khiến cho cuộc sống của con người trở về thời kỳ tiền sử.
Để tránh cho hậu quả xấu nhất có thể xảy ra, nhiệm vụ của chúng ta đó chính là cùng nhau ngăn chặn nguy cơ diễn ra chiến tranh hạt nhân và đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
2. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là một văn bản nghị luận về hiện thực xã hội rất thuyết phục. Điều này được thể hiện qua tất cả hệ thống luận điểm và luận cứ vô cùng rõ ràng, các chứng cứ rất cụ thể và xác đáng; cùng với đó là lập luận chặt chẽ, dựa trên những hiểu biết của chính tác giả.
Có thể thấy, chiến tranh hạt nhân là vấn đề hết sức cấp bách của con người. Ngoài tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác két, các bạn học sinh có thể tham khảo các văn bản nghị luận và nhật dụng trong tài liệu Soạn văn 9. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hình thành yêu hòa bình, một phẩm chất cần có của con người trong thời đại ngày nay.
Tham khảo thêm:
Phân tích Ánh Trăng
Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Phân tích Lục Vân Tiên gặp nạn
HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
- Chu trình học tập khép kín HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA
- Đa dạng hình thức học - Phù hợp với mọi nhu cầu
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy nổi tiếng với 16+ năm kinh nghiệm
- Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập
Từ khóa » đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình Tác Giả
-
Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình - G. G. Mác-két | Tác Giả
-
Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình - Ngữ Văn Lớp 9
-
Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình - G.G. Mác-két - Ngữ Văn 9
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình - Toploigiai
-
A. Nội Dung Tác Phẩm Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình - Haylamdo
-
Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình - Tác Giả Tác Phẩm
-
Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình
-
Phân Tích Tác Phẩm Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình - G.G.Mác-két
-
[Soạn Văn 9] Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình (Bố Cục, Soạn Bài ...
-
Soạn Bài Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình (trang 17)
-
Bài 5: Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình - Môn Ngữ Văn - Lớp 9
-
Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình (G.G Mác-két) - Baitap123
-
Văn Bản Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình Ra đời Trong Hoàn Cảnh ...
-
Soạn Bài Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hoà Bình
-
Khái Quát Về Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình
-
Giới Thiệu Về Tác Phẩm Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình Của Mác