Phân Tích đoạn 2 Tây Tiến Quang Dũng Hay Nhất Cho Học Sinh Lớp 12

Phân tích đoạn 2 Tây Tiến Quang Dũng- Phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu và xuất sắc trong sự nghiệp thơ của Quang Dũng và đây cũng là bài thơ nổi bật trong nền văn học kháng chiến. Bài thơ không chỉ cho ta thấy vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn cho thấy sự hi sinh của người lính, tình yêu tổ quốc sâu sắc, đặc biệt thông qua đoạn thơ thứ hai. Cùng theo dõi bài phân tích đoạn 2 Tây Tiến Quang Dũng chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn về điều trên.

Bài phân tích đoạn 2 tây tiến chi tiết- CungHocVui

Phân tích đoạn 2 tây tiến chi tiết

Mở bài phân tích đoạn 2 Tây Tiến

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm vào những trang vàng của lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật hình thành từ đề tài này. Nền thơ ca giai đoạn này mang đậm tinh thần yêu nước. Phải chăng vì thế mà đây là giai đoạn văn học có nhiều thành công. Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những tác phẩm như vậy.

Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất nước vừa hào hùng vừa hào hoa đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Đặc biệt là đoạn 2 của bài thơ:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Xem thêm:

Dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết nhất

Phân tích đoạn 3 Tây Tiến cụ thể, chi tiết

Thân bài phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến

Giới thiệu chung về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn 2 Tây Tiến

Quang Dũng (1921-1988) là người làng Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây nhưng ông chủ yếu sống ở Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài với nhiều thể loại thơ ca, nhạc, họa nhưng thơ ca là đỉnh cao nhất của ông. Ông là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Thơ ông thể hiện được tâm hồn nhạy cảm và đậm chất lãng mạn. Trong thơ còn cho thấy khả năng cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người.

Tây Tiến được sáng tác khi nhà thơ rời xa đơn vị Tây Tiến của mình một thời gian “Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Red xà đơn. vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh, anh viết bài thơ Tây Tiến”, (Lời kể của ông Trần Lê Văn – bạn thân của Quang Dũng). Chính vì vậy mà bài thơ được viết dưới lăng kính của những hoài niệm với tâm trạng nhớ da diết, chơi vơi.

Đơn vị Tây Tiến được thành lập vào năm 1947 với mục đích phối hợp với bộ đội nước Lào nhằm bảo vệ biên giới Lào – Việt, nhằm đánh tiêu hao địch tại Thượng Lào để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến tại những vùng núi rừng khác trên đất Lào.

Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng lớn. Bao gồm khu vực vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và khu vực Thượng Lào: từ Châu Mai, Châu Mộc sang đến Sầm Nứa rồi vòng về miền tây Thanh Hóa. Những nơi này rất hoang vu và hiểm trở với núi cao, sông sâu, rừng núi có nhiều thú dữ. Người lính Tây Tiến hầu hết là những thanh niên, trai tráng Thủ đô, gồm nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên.

Phân tích khố 2 bài thơ Tây Tiến: Đêm liên hoan văn nghệ thấm đậm tình quân dân (bốn câu đầu)

 Phân tích đoạn 2 tây tiến Quang Dũng chi tiết- CungHocVui

Phân tích đoạn 2 tây tiến Quang Dũng chi tiết

Qua phân tích đoạn 2 bài thơ Tây tiến từ những câu thơ đầu, Tây Tiến mở ra trước mắt người đọc một không gian hùng vĩ, hiểm trở đầy nguy hiểm của núi rừng Tây Bắc. Trong tám câu thơ tiếp của đoạn thơ thứ hai, người đọc sẽ được hòa mình vào trong không gian tưng bừng của đêm liên hoan văn nghệ tại doanh trại với sự lãng mạn, nên thơ của chiều sương chốn Châu Mộc::

Bức tranh lãng mạn của đêm văn nghệ thấm đậm tình quân dân, “quân với dân như cá với nước” được thể hiện thông qua bốn câu đầu tiên của đoạn thơ:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ".

Nỗi nhớ từ "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi", tác giả bỗng nhớ đến "hội đuốc hoa" khi doanh trại bừng lên vào đêm văn nghệ thắm thiết tình quân dân. Đuốc hoa vốn là cây nến thắp lên trong phòng vào đêm tân hôn. Bỗng nhớ đến Truyện Kiều có câu: "Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa" (dòng 3096).

Xem thêm:

Tổng hợp Top 5 kết bài Tây Tiến hay nhất

Top 5 mở bài Tây Tiến hay nhất

Từ hình ảnh trên, Quang Dũng đã sáng tạo thành "hội đuốc hoa" để nhớ về đêm liên hoan văn nghệ, đêm đốt lửa trại giữa các cán bộ chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến với những người dân đồng bào của các bản mường. “Bừng" là động từ mạnh hiện lên nhằm vừa chỉ ánh lửa, ánh đuốc sáng rực, vừa là để tả âm thanh của tiếng cười nói, tiếng hát, tiếng khèn vang lên trong đêm hội.

Chữ "kìa" là đại từ dùng để chỉ một đối tượng nào đó từ phía xa; trong hoàn cảnh này ta có thể thấy sự ngạc nhiên, niềm vui thích, tình tứ của những người lính trẻ Tây Tiến khi nhìn thấy các "em", các "nàng" đến dự trong bộ xiêm áo lộng lẫy, xinh đẹp. Hình ảnh "nàng e ấp" là một trong những nét vẽ tài hoa và vô cùng có hồn đã gợi tả nên vẻ đẹp duyên dáng và kín đáo, tình tứ và tinh tế của những nàng thiếu nữ miền Tây.

Ánh lửa, tiếng hát, tiếng khèn, màu xiêm áo rực rỡ, vẻ đẹp kiều diễm của các "em", các "nàng" như đã "xây hồn thơ" trong những chàng lính trẻ. Những con người trẻ chung, xinh đẹp, hào hoa và đa tình; còn ngòi bút của thi nhân thì lại rất tài hoa và lãng mạn.

Thông qua hội đuốc hoa khi phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến, ta thấy ngày càng thấy đời sống tinh thần phong phú của đoàn binh Tây Tiến tại chiến trường miền Tây gian khổ.

Phân tích Tây Tiến khổ 2 qua Cảnh sống nước và con người nơi Tây Bắc (bốn câu còn lại)

 Phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến- CungHocVui

Phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến

Viết tiếp đoạn thơ là bốn câu thơ tiếp theo trong dòng hồi tưởng "trôi" về miền đất lạ - Châu Mộc thuộc tỉnh Sơn La - nơi có nhiều bãi cỏ rộng bát ngát, mênh mông, nơi này có dãy Pha Luông cao 1880m, nơi đó có bản Pha Luông sầm uất của người Thái. Quang Dũng là người lính với tâm hồn thi sĩ đã khai phá ra biết bao nhiêu vẻ đẹp kì thú của nơi Châu Mộc. Năm tháng cứ thế trôi qua, chỉ còn lại bao nhiều kỉ niệm, cảnh vật và con người của miền đất lạ ấy đã trở thành một mảnh tâm hồn của bao người:

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa".

"Chiều sương ấy" là buổi chiều đầy sương trắng đang phủ mờ khắp núi rừng tại chiến khu vào buổi chiều thu hôm ấy in sâu đậm vào trong hồn người; tất cả bây giờ chỉ còn là: “khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ khi ta đi đất lạ hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên). “Hồn lau” ở đây là hồn mùa thu. Hoa lau nở trắng như những lá cờ, những bông lau đung đưa theo gió tạo nên tiếng kêu xào xạc trong gió thu nơi bờ sông bờ suối.

Với tâm hồn tài hoa, Quang Dũng cảm nhận về vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Châu Mộc thông qua cảnh sắc "chiều sương" và "hồn lau nẻo bến bờ". Những thi liệu ấy đã tạo nên những vẻ đẹp cổ điển trong bức tranh suối rừng nơi đây. Thấp thoáng đằng sau những vần thơ "Tây Tiến" là những câu cổ thi trong các bài thơ thời xưa:

"Sương đầu núi buổi chiều như dội,

Nước lòng khe nẻo suối còn sâu…"

(Đặng Trần Lâm - Đoàn Thị Điểm)

hay:

"Ngàn lau cười trong nắng

Hồn của mùa thu về

Hồn mùa thu sắp đi

Ngàn lau xao xác trắng".

(Chế Lan Viên)

Phân tích đoạn 2 Tây Tiến ở trên, ta thấy điệp ngữ "có thấy" và "có nhớ" là tác giả đang hoài niệm về những kỉ niệm về chiều sương Châu Mộc cố thêm phần man mác, bâng khuâng. Họ nhớ cảnh rồi đến nhớ đến người. Những dòng hồi tưởng của thi sĩ qua cảnh sắc và con người nơi suối rừng miền Tây, tại nơi cao nguyên Châu Mộc được thể hiện lên một cách tuyệt đẹp với bút pháp vô cùng tài hoa và những hồn thơ lãng mạn.

Núi rừng Tây Bắc là chốn “rừng thiêng nước độc” vô cùng hoang vu, hẻo lánh và chất chứa nhiều hiểm nguy. Thế nhưng, với tâm hồn vô cùng lạc quan và yêu đời, niềm tin vào một tương lai tươi sáng của một thời đại mới đã được khai phá với biết bao nhiêu vẻ đẹp thơ mộng và xinh tươi của cảnh sắc thiên nhiên và con người nơi Tây Bắc.

Những hoài niệm về chiến trường và núi rừng nơi đây như được chắt lọc từng chi tiết nhỏ trong tâm hồn thi sĩ.

Xem thêm:

Soạn bài Tây Tiến đầy đủ nhất- ngữ văn 12

Phân tích bài thơ Tây Tiến Quang Dũng hay nhất

Nghệ thuật phân tích đoạn 2 Tây Tiến

Đoạn thơ với bút pháp chấm phá mềm mại và uyển chuyển, ngôn ngữ đậm chất thơ, chất nhạc. Ta có thể thấy được cuối mỗi câu thơ đều kết thúc bằng vần trắc đã tạo nên nhạc điệu của bài thơ. Bên cạnh đó với thể thơ thất ngôn và nhịp thơ 4/3, giọng điệu phù hợp với cảm xúc qua từng câu chữ. Cùng với việc sử dụng khéo léo những câu hỏi tu từ đã làm cho bức tranh đêm văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây hiện lên vô cùng chi tiết là thơ mộng.

Kết bài bài phân tích đoạn 2 Tây Tiến

Tóm lại, có thể nói phân tích đoạn 2 Tây Tiến đã cho ta để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc bởi những nét lãng mạn hiện lên giữa hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Há chăng bài thơ đã cùng góp lên tiếng nói độc đáo vào những bài thơ kháng chiến viết về người lính thời kỳ chống Pháp. Những bài thơ ấy đã cùng làm nên một bức tượng đài to lớn về những người chiến sĩ vừa hào hùng vừa hào hoa. Nó đã gieo vào lòng người đọc những tình cảm yêu thương, tình quân dân thắm thiết, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta….

Trên đây là bài phân tích chi tiết đoạn 2 Tây Tiến của Quang Dũng. Hy vọng với bài phân tích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như tài hoa của tác giả. Đừng bỏ lỡ dàn ý chi tiết phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến tại đây.

Tags Tây Tiến quang dũng phân tích tây tiến phân tích đoạn 2 tây tiến phân tích đoạn 2 bài thơ tây tiến

Từ khóa » Khổ 2 Tây Tiến Soạn