Phân Tích đoạn Thơ Sau Trong đoạn Trích Đất Nước Của Nguyễn Khoa ...
Có thể bạn quan tâm
Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
“Em ơi em
Hãy nhìn thật xa
Vào bốn nghìn năm đất nước
Năm tháng nào cũng người người, lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất nước”
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những sáng tác của ông mang đậm cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng với nỗi trăn trở và những tâm tư của người cộng sản trẻ tuổi muốn đóng góp vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Đoạn trích “Đất Nước” (trích trong trường ca Mặt đường khát vọng) chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy. Điều nổi bật của đoạn trích này chính là tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” được thể hiện qua đoạn thơ sau:
“Em ơi em
….
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Mở đầu bài thơ là tiếng gọi tha thiết “Em ơi em!”. Tiếng gọi như tiếng hát thân tình, như lời trò chuyện mộc mạc chân chất dành cho “em”. “Em” có thể là người con gái nào đó trong tưởng tượng của tác giả, cũng có thể là thế hệ tiếp theo, kế tục sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Mong em:
“Hãy nhìn rất xa vào bốn ngàn năm đất nước”.
Trong bốn ngàn năm lịch sử này, Việt Nam đã có gì? Đó chính là sức mạnh, là ý chí, là nỗ lực giữ gìn và bảo vệ độc lập quê hương. Việt Nam là đất nước trưởng thành trong chiến tranh và lớn lên từ những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đó là trận Bạch Đằng oanh liệt, là trận chiến lẫy lừng trên dòng sông Như Nguyệt, là trận Rạch Rầm Xoài Mút dậy sóng phương Nam… tất cả đều đã in tạt và ghi dấu những con người bất tử. Những danh tướng như Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Quang Trung vẫn còn được vinh danh trong sử sách để giờ đây, thế hệ trẻ có thể tự hào:
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái ở nhà nuôi cái cùng còn”
Từ láy hoàn toàn “người người lớp lớp” như gợi lại lịch sử dựng nước ngàn đời của dân tộc, hết lớp người này đến lớp người khác, đều là những người trẻ tuổi, đều là những người mang trong mình bầu máu nóng sục sôi. Trong thời bình họ “cần cù làm lụng”, “xay, giã, giần, sàng”, để “giữ và truyền hạt lúa ta trồng”. Trong thời chiến, họ xếp lại bút nghiên, từ bỏ gia đình lên đường theo tiếng gọi quê hương, để những người vợ ngày ngày trông đợi, ẵm con đợi chồng thành những hòn Vọng Phụ trông về phía biển. Từ láy “người người lớp lớp” còn gợi lại phép đối rất chỉnh, rất tự hào trong phần đầu của Bình Ngô đại cáo:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từ lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Rõ ràng là vây! Trong thời kỳ đất nước trân mình oằn vai gánh hai cuộc chiến tranh ác liệt, đã có biết bao con người ngã xuống. Đó là chàng thanh niên Lý Tự Trọng với câu nói bất hủ: Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, là cậu bé Kim Đồng dũng cảm vượt suối, băng rừng làm giao liên trên tiền tuyến, là La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn với những tấm gương hy sinh quên mình vĩ đại và còn có những người phụ nữ kiên trung, không chỉ về nhà “nuôi cái cùng con” để chồng an tâm đánh giặc, họ dấn thân vào trận địa, dấn thân vào chiến trường để “giết bọn ác ôn” tìm lẽ công bằng cho người nghèo khổ. Chị Võ Thị Sáu mới mười sáu tuổi đã dũng cảm hy sinh, chị Út Tịch ở Trà Vinh với câu nói bất hủ: “Còn cái lai quần cũng đánh” mà Nguyễn Thi đã xây dựng nên tượng đài bất tử mang tên “Người mẹ cầm súng”… Tất cả họ đã làm nên lịch sử, tất cả họ đã viết nên những trang sử vàng của dân tộc bằng chính máu xương mình.
Thế nhưng, trong “bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi” ấy, vẫn có những anh hùng vô danh để sau này khi tạc vào bia mộ, người ở lại ngậm ngùi khắc ghi dòng chữ “Tổ quốc khắc tên anh” đầy xót xa, cảm động. Những con người ấy lặng thầm hy sinh vì Tổ quốc, có những người được gọi tên chung như Đoàn quân Tây Tiến, Tiểu đoàn 307, chí ít cũng được xướng danh để ngợi ca và tri ân, tưởng nhớ, nhưng cũng có những người ngã xuống lặng lẽ và âm thầm như những vần thơ:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm”
Cấu trúc sóng đôi giữa “sống” và “chết”, giữa “giản dị” và “bình tâm” gợi nên sự thanh thản, nhẹ nhàng của người nằm xuống, thế nhưng, người ra đi càng “bình tâm” thì người ở lại càng cảm thấy xót xa và thương cảm. Những chiến sĩ ấy đã ngã xuống âm thầm và lặng lẽ, thậm chí có những người đã ngã xuống với độc mỗi chiếc áo nâu sòng của đồng đội khoác vội trước khi gửi anh về với đất. Và chắc chắn một điều rằng, họ hy sinh không phải để người sau tưởng nhớ, hy sinh không phải vì muốn được ngợi ca. Họ hy sinh với vì tiếng gọi của non sông Tổ quốc:
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta sẽ chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”
Và họ ra đi cũng giản đơn như chính lý do mà họ chọn lựa đó chính là “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” dẫu rằng:
“Không ai nhớ mặt đặt tên.
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.
Câu thơ tuy dung dị nhưng lại chất chứa niềm tự hào và biết ơn sâu sắc trước những mất mất và hy sinh lớn lao ấy. Không lên gân, không cờ hoa, biểu ngữ, nhưng chính ý thơ “làm ra Đất Nước” đã bất tử hóa những con người lặng thầm hiến dâng tuổi trẻ, máu xương và sinh mạng của mình để non sông được vẹn tròn, tươi đẹp.
Đoạn thơ gồm 17 câu thơ hòa quyện giữa thanh, vần, nhịp điệu và giọng kể tâm tình để thể hiện một tư tưởng duy nhất đó là tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”. Với tư tưởng ấy, Nguyễn Khoa Điềm muốn đánh thức lòng yêu nước thẳm sâu trong mỗi con người miền Nam trẻ tuổi thuở ấy, mong muốn thế hệ trẻ miền Nam hãy phát huy tinh thần dân tộc, cất cao ngọn cờ của lý tưởng, ngọn cờ của độc lập, tự do.
Bài viết gợi ý:
1. Phân tích vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
2. Phân tích khổ 1 của bài thơ Tây Tiến
3. Anh chị có suy nghĩ gì về câu nói của J. z. Borysenko: Điều quan trọng không phải là chúng ta có chết hay không mà là chúng ta sẽ sống như thế nào?
4. Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc
5. Phân tích bức tranh tứ bình Việt Bắc
6. Phân tích chín câu thơ đầu trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
7. Dàn ý chi tiết Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong Vợ chồng A Phủ
Từ khóa » Cảm Nhận đoạn Em ơi Em Hãy Nhìn Rất Xa
-
Phân Tích Đoạn Thơ Em Ơi Em Hãy Nhìn Rất Xa … - Tủ Sách 24h
-
Phân Tích Đoạn Thơ Em Ơi Em Hãy Nhìn Rất Xa … - ThiênBảo Edu
-
Em ơi Em. Hãy Nhìn Rất Xa. Vào Bốn Nghìn Năm Đất Nước ...
-
Văn Mẫu Phân Tích đoạn Thơ Sau Trong Bài Đất Nước: "Em ơi Em ...
-
Em Ơi Em Hãy Nhìn Rất Xa Archives, Phân Tích Đoạn Thơ
-
Em Ơi Em Hãy Nhìn Rất Xa …, Phân Tích Đoạn Thơ
-
Em ơi Em Hãy Nhìn Rất Xa
-
Cảm Nhận Về đoạn Thơ Em ơi Em... Có Nội Thù Thì Vùng Lên đánh Bại ...
-
ĐỀ 5: Phân Tích đọan Thơ Sau đây Trong đọan Trích “Đất Nước” Của ...
-
Cảm Nhận Về đoạn Thơ Em ơi Em đánh Bại
-
Em Ơi Em Hãy Nhìn Rất Xa …, Phân Tích Đoạn Thơ
-
Phân Tích đoạn Thơ Sau Trong Bài Đất Nước: "Em ơi Em... Nhưng Họ ...
-
Câu 2. Em ơi Em! Hãy Nhìn Rất Xa Vào Bốn Ngàn Năm Đất Nước...
-
Môn Ngữ Văn Lớp 12 Phân Tích Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân ...