Đăng nhập
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > - Tặng tiền điện tử miễn phí
- Phát thẻ điện thoại miễn phí
- Những nhiệm vụ kiếm tiền
- Hướng dẫn kiếm tiền Binance
FR CV NV QC Phân tích đoạn thơ Ta đi ta nhớ những ngày... Chày đêm nện cối đều đều suối xa... - Việt Bắc
Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Slyaz, 21 Tháng sáu 2021.
-
Slyaz
Bài viết: 16 Ta đi, ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.. Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa.. Một đời làm thơ, TH sang tác rất nhiều tác phẩm, để lại cho kho tàng thi ca việt nam nhiều ảnh hưởng về tư tưởng, về tình yêu lẫn cách mạng. Một trong những tác phẩm đó chính là "VB". "Ta đi ta nhớ.. suối xa.." Ở đoạn thơ trên đây, tuy không phải là "cảnh đinh" trong bài thơ VB, cũng không phải là sự thăng hoa mãnh liệt nơi xúc cảm. Nhưng với những hồi ức ngọt ngào, mộc mạc và giản dị, về cuộc sống nơi VB và những tháng này làm việc cùng nhau, cũng đủ để thấy được cái chất trữ tình lãng mạn trong thơ TH, dù bao trùm lên nó là một sắc màu của chính trị, khô khan và nghiêm nghị. "Ta đi ta nhớ.. đắp cùng" Ở 4 câu đầu tiên, TH chợt nhớ lại cuộc sống nơi núi rừng cùng những người đồng bào VB. Sử dụng cặp từ đối "đắng cay" "ngọt bùi", TH dường như ẩn dụ cho cuộc sống và tình nghĩa nơi VB. Cuộc sống khó khan, đầy thiếu thốn, lại gian lao vất vả. Thế những, nhưng con người VB và các anh cán bộ vẫn sống với nhau vui vẻ, gắn bó, nghĩa tình và đầy thương yêu. Cuộc sống nơi VB là cuộc sống sẻ chia, san sẻ cho nhau từ những điều nhỏ bé, chia nhau từng củ sắn lùi, sẻ nửa cho nhau bát cơm nóng hổi bếp ảnh lửa bập bùng, tuy khốn cùng mà lại đủ đầy tình thương. Đắp chung chiếc chăn sui vào những đêm đông giá rét. Hình ảnh này lại khiến ta nhớ tới "Đồng chí" của Chính Hữu: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" Đêm rét chung chăn, có lẽ đêm về nơi núi rừng VB cũng lạnh lắm, lạnh thấu xương. Nhưng giữa cái lạnh giá rét đó, lại có những có người sưởi ấm nhau bằng nghĩa tình, bằng tình yêu thương ấm áp, chỉ bằng việc đắp chung với nhau một chiếc chăn. Khi đó, lạnh đến mấy, cũng thấy ấm lòng. Đối với những đoạn thơ trước, nỗi nhớ của tác giả được sắp xếp theo một cách rất trình tự, nếu không theo thời gian thì cũng theo mạch cảm xúc. Thế nhưng, đến đoạn thơ này, cách sắp xếp "kỉ niệm" lại có phần trở nên lộn xộn hơn. Có lẽ đến lúc này, cảm trong thổn thức trong TH đã quá mãnh liệt, tuôn tràn, khiến những hồi ức trong ông cứ chảy ra mà chẳng cần theo một thứ tự nào hết. "Nhớ người mẹ.. suối xa.." Điệp ngữ "Nhớ/nhớ sao.." được TH sử dụng, như một cách nhấn mạnh cho nỗi nhớ thêm da diết, sâu đậm hơn. Ở mỗi câu "lục" nhớ, TH lại kèm thêm một câu "bát", về hình ảnh sinh hoạt và cuộc sống nơi VB, lại có khi là về đời sống lao động và những tháng ngày họp hành nơi cơ quan. "Nhớ người mẹ.. bắp ngô" TH đã lựa chọn hình ảnh con người VB, mà ở đây là một người mẹ, đang lao động dưới nắng gắt, cháy đen lưng, người phụ nữ đó vừa làm tròn bổn phận của vị hiền mẫu, vừa làm tròn nhiệm vụ của người hậu phương. Nói không ngoa, những người phụ nữ nơi núi rừng VB đó, hay cả những người phụ nữ làm hậu phương ở những nơi khác, chính họ đã sinh ra và nuôi sống CM. Nuôi sống chiến sĩ và nuôi cả một tương lai cho đất nước, đó là những em bé vẫn còn đang ngủ ngoan trên lưng mẹ. "Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ. Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội, Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng." Cuộc sống nơi VB có lẽ đã rộn ràng hơn, vui vẻ hơn và cũng trở nên nhiệt tâm hơn kể từ ngày nhưng cán bộ miền xuôi hết. Đối với những người dân VB, họ đã cưu mang và giúp đỡ những cán bộ miền xuôi, hơn hết họ xem đó là một bổn phận cần phải làm của mình. Tuy vậy, cán bộ miền xuôi lại coi họ những người anh em, coi họ như ân nhân của mình. Trong những năm tháng ở cùng nhau, để đáp đền ân tình đó, những người cán bộ đã tham gia cùng nhau sản xuất, xây dựng, mở lớp dạy học, mở rộng dân trí cho những con người đầy nhiệt huyết nhưng lại thiếu thốn điều kiện. Nhớ sao lớp học đánh vần, i tờ ít, những con chữ nhỏ nhoi trên trang giấy, đọc lên sao mà to quá, rõ quá. Rồi cuối những buổi sinh hoạt họp hành đó, lại có những buổi liên hoan văn nghệ nhỏ giữa những bó đuốc sáng trên đồng ban khuya. "Nhớ sao ngày tháng.. núi đèo." Nhớ những ngày họp hành nơi cơ quan trung ương đầu não, một vị trí bí mật nằm đâu đó, vì tính chất công việc, những người cán bộ phải leo núi, trèo rừng, lội suối để đến được căn cứ, dẫu gian nan vất vả vẫn cố gắng vượt qua, vang lên khúc ca mơ về ngày chiến thắng. Tiếng hát vang vọng cả núi đèo, khiến cuộc sống cũng trở nên rộng lớn, bát ngát và tươi trẻ theo. "Nhớ sao.. suối xa" TH nhớ tới tiếng mõ báo hiệu, nhớ tiếng chày giã lúa, "đều đều" liên tục, không ngơi nghỉ. Ôi không gian sao mà thơ mộng, lại cô quạnh đến thế. Thời gian hoàng hôn buông, ánh nắng nơi rừng chiều đỏ rực, trong không gian đó, có tiếng mõ quen thuộc vang lên, lại nhớ. "Chày đêm nện cối". Ánh hoàng hôn buông xuống rừng chiều cũng là lúc trời sẫm tối. Ban ngày địu con lên núi hái ngô, đêm đêm lại giã lúa giã gạo. Cuộc sống lao động chăm chỉ, nhẫn nại và đầy tâm huyết để nuôi cán bộ, nuôi sống con đường CM và nuôi một tương lai về ngày độc lập. Tiếng chày nên cối, cứ như vậy mà giã, liên hồi, đều đặn, đêm này qua đêm khác, tiếng chày mà như tiếng trống, vang vọng và mạnh mẽ giữa những con suối xa xa.. Cuộc sống nơi VB, có lẽ chẳng thể đủ đầy, nghèo khó, gian nan, thiếu thốn, vất vả. Nhưng những thứ vật chất nơi núi rừng, không thể bằng được nghĩa tình mà họ dành cho nhau. Tuy VB mang một màu sắc chính trị, đầy trang nghiêm, nhưng lồng ghép và đó là những then cài lãng mạn, trữ tình. Đoạn thơ trên chỉ là một trong những khoảng thời gian những người các bộ và người dân VB sống cùng nhau, nhưng cuộc sống tình nghĩa nơi đó lại đầy ắp sự yêu thương, đầy nét lãng mạn và tình tứ. Đây là chính là bông hoa khiến phong cách thơ TH không hề bị khô khan, gò bó hay nhàm chán. Kết luận: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
TKLINH, dammaynho, Huỳnh ýyyy và 10 người khác thích bài này. Last edited by a moderator: 5 Tháng mười 2022 Slyaz, 21 Tháng sáu 2021 #1 - ☺ kiếm được 22,378 đ từ bài viết, nhận
-
Từ Khóa:
- phân tích
- tố hữu
- việt bắc
Trả lời qua Facebook
- Login with Facebook
- Log in with Google
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?
- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập Đăng ký!
Đề tài cần chú ý
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc... Ột Éc replied 7 Tháng mười một 2024
- Nội quy box học online Sói replied 1 Tháng tám 2023
Đang tải... Xem nhiều nhất tuần
- Phân tích đoạn trích Thúc Sinh... AiroiD posted 15 Tháng mười một 2024
- Đọc hiểu: Sự trung thực của trí... Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 11:27 PM
- Nghị luận xã hội: Vai trò của... Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 12:41 PM
- Đọc hiểu: Tiếng việt - Lưu Quang Vũ Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 10:21 PM
- Đọc hiểu: Thủ vĩ ngâm - Nguyễn Trãi Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 10:29 PM
Đang tải... Bạn sợ con nào?
- Thằn lằn 25 phiếu
- Sâu 48 phiếu
- Nhện 27 phiếu
- Gián 67 phiếu
- Rắn 158 phiếu
- Ma 109 phiếu
- Không sợ con gì hết 65 phiếu
Hướng dẫn cách kiếm tiền trên Binance
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > Đang tải...