Phân Tích đoạn Trích Ra-ma Buộc Tội Của Sử Thi Ra-ma-ya-na
Có thể bạn quan tâm
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích
b. Thân bài
- Những nét khái quát
- Sử thi Ra-ma-ya-na
- Theo truyền thuyết câu chuyện về hoàng tử Ra ma được lưư truyền trong dân gian từ xưa về sau được tu sĩ Bàla môn tên là Vamiki – người có nguồn cảm hứng đặc biệt và trí nhớ kì lạ ghi lại bằng văn vần bằng tiếng Xăngcrít vào khoảng thế kỉ III trước công nguyên.
- Tác phẩm bao gồm 24000 câu thơ đôi kể về những kì tích của hoàng tử Ra-ma
- Đoạn trích:
- Vị trí: thuộc khúc ca thứ 6, chương 79
- Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1: Lời buộc tội của Ra-ma
- Đoạn 2: Lời đáp và hành động của Xi-ta
- Tóm tắt nội dung đoạn trích: Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” là đoạn đã kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm. Vợ chồng Xi-ta đã gặp lại nhau, Xi-ta quá đỗi vui mừng khôn xiết. Nhưng Ra-ma lại đang nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Nàng Xi-ta đau khổ và tuyệt vọng không thể thanh minh nên đành bước lên dàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình. Qua đoạn trích “Ra-ma buộc tội”, tác giả đã thể hiện quan điểm về vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi-ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa.
- Sử thi Ra-ma-ya-na
- Phân tích:
- Lời buộc tội của Ra-ma
- Ra-ma dùng lời lẽ trịnh trọng, thái độ xa cách, lạnh lùng tuyên bố: giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ bảo vệ danh sự
- Nêu lí do mà Ra-ma buộc tội Xi-ta: Ra-ma đã phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ, không hề biết đến, và danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác à Bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ
- Ra-ma buộc tội Xi-ta bằng những lời lẽ giận dữ, gay gắt, giọng điệu đi từ trân trọng đến phũ phàng, thô bạo, xúc phạm đến phẩm hạnh và tâm hồn Xi-ta
- Diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta sau lời buộc tội của Ra-ma
- Xi-ta: ngạc nhiên đau đớn và cất tiếng thanh minh bằng những lời lẽ thấu tình đạt lí. Sau đó, nàng yêu cầu Lắc-ma-na lập dàn hỏa thêu và bước lên dàn lửa
- Trước hành động của Xita, Ra-ma “ngồi im” và “dán mắt xuống đất” à để danh dự và lòng ghen tuông thắng thế
- Xi-ta đã chọn hành động quyết liệt bước lên dàn hỏa thêu và nàng khẩn cầu thần A-nhi chứng giám à lựa chọn cái chết để chứng minh phẩm hạnh
- Khi Xi-ta tỏa sáng trong ngọn lửa của thần A-Nhi: Ra-ma thức tỉnh; nhận ra sự kiên trinh, trong trắng.
- Nhận xét:
- Động cơ và thái độ của Ra-ma trong đoạn trích đi theo trách nhiệm và tâm lí của một anh hùng coi trọng danh dự. Song thấu lí mà không đạt tình, coi trọng lý tưởng, danh dự mà coi nhẹ tình cảm à tính chất cộng đồng trong sử thi
- Đoạn trích đẩy nhân vật Rama vào tình huống ngặt nghèo đòi hỏi có sự lựa chọn quyết liệt. Danh dự hay tình yêu à Ra-ma chọn danh dự à tuy cách lựa chọn chưa thấu tình đạt lý nhưng bộc lộ phẩm chất cao quý của một anh hùng, một đức vua mẫu mực.
- Xi-ta đã bước qua mạng sống của bản thân, lựa chọn cái chết để khẳng định, chứng minh lòng chung thủy, sự trong sạch.
- Đoạn trích cho ta thấy Xi-ta xứng đáng hình tượng người phụ nữ Ấn Độ cổ đại toàn thiện, toàn mĩ đáng được ngưỡng mộ
- Lời buộc tội của Ra-ma
- Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật lí tưởng: tâm lí, tính cachsm hành động của các nhân vật
- Sử dụng hình ảnh, điển cố, điển tích, ngôn ngữ miêu tả và đối thoại…
- Giọng điệu, xung đột kịch tính, giàu yếu tố sử thi….
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ, nhận xét, đánh giá của bản thân về đoạn trích
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích Ra-ma buộc tội
Gợi ý làm bài
Ramayana là một trong hai bộ sử thi vĩ đại nhất của người Ấn Độ, là tác phẩm bất hủ, có sức sống trường tồn và trở thành bài ca của thời đại . Người Ấn Độ thường tự hào rằng: “chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana còn làm say lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”.
Đoạn trích Ra-ma buộc tội kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm. Vợ chồng gặp lại nhau, Xi-ta vui mừng khôn xiết. Nhưng hoàng tử Ra-ma nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta không thể thanh minh nên đành bước lên dàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình. Qua nội dung đoạn trích, các tác giả đã thể hiện quan điểm về vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi-ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Mọi người có mặt ở đó đều cảm động trước hành động dũng cảm và tấm lòng trong sạch của Xi-ta, những tiếc khóc thương của những người xung quanh chính là sự đồng cảm, tấm lòng cảm động của đông đảo mọi người đối với nàng. Hơn nữa, sự chung thủy, son sắc của Xi-ta đã làm cảm động cả thần lửa A-nhi. Sau bao nhiêu sóng gió, cuối cùng nàng cũng vượt qua và chạm tay vào hạnh phúc thực sự.
Qua đoạn trích Ra-ma ta có thấy được những khát vọng của người Ấn Độ và mẫu hình người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng của thời đại bấy giờ, qua đoạn trích ta cũng hiểu được phần nào vì sao mà sử thi Ramayana lại có thể làm say đắm nhiều thế hệ đến vậy.
Vừa rồi là trích dẫn một phần nội dung tài liệu bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Ra-ma buộc tội trong chương trình Ngữ văn 10. Các em vui lòng đăng nhập để tải về toàn bộ nội dung tài liệu bao gồm các bài văn mẫu, sơ đồ tư duy và dàn ý chi tiết để tham khảo. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ có ôn tập và củng cố kiến thức một cách thuận tiện hơn, hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm và cảm nhận sâu sắc hơn về quan niệm của người Ấn độ về người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm những gợi ý soạn bài Ra-ma buộc tội và nội dung bài giảng Ra-ma buộc tội để nắm khái quát hơn về đặc điểm thể loại, những nội dung trọng tâm hay những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. Và để hiểu hơn về nhân vật Xi-ta, trân trọng hơn về nhân cách của người phụ nữ lí tưởng theo quan niệm của người phụ nữ Ấn Độ, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Cảm nhận về nhân vật Xi-ta qua đoạn trích. Chúc các em có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích từ những tài liệu tham khảo trên
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài Ra Ma Buộc Tội
-
Sơ đồ Tư Duy Ra-ma Buộc Tội - Thủ Thuật
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Ra-ma Buộc Tội Dễ Nhớ, Ngắn Gọn
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Ra-ma Buộc Tội Lớp 10 Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Ra Ma Buộc Tội Ngắn Nhất - Mobitool
-
Sơ đồ Tư Duy Ra-ma Buộc Tội, Sử Thi Ramayana, Ngữ Văn Lớp 10
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Ra-ma Buộc Tội - Văn 10
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Ra Ma Buộc Tội Ngắn Nhất - Sky Park Residence
-
Sơ đồ Tư Duy Ra-ma Buộc Tội - Vay Tiền Miễn Phí Lãi Suất Lần Đầu
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Ra Ma Buộc Tội Ngắn Nhất - Quang An News
-
[ĐÚNG] Tóm Tắt Bài Ra-ma Buộc Tội Bằng Sơ đồ Tư Duy - Top Tài Liệu
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Ra-ma Buộc Tội - Văn 10
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Ra-ma Buộc Tội - Văn 10 - Trường THPT Ninh Châu
-
Ra-ma Buộc Tội - Sử Thi (Tóm Tắt, Hoàn Cảnh St, Nội Dung, Nghệ Thuật ...