Phân Tích Hai Khổ đầu Bài Ánh Trăng (Nguyễn Duy) | Văn Mẫu 9

     Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm sáng rõ một điều đó là ánh trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao. Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu, của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng. Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

Đề bài:Phân tích hai khổ đầu bài Ánh trăng của Nguyễn Du và nêu cảm nhận.

Bài văn đạt điểm cao phân tích hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, người đọc biết đến ông qua bài thơ Cây tre Việt Nam. Thời bình ông đổi mới sáng tạo nghệ thuật đi tìm triết lí lối sống của con người và Ánh trăng là một minh chứng sáng tác. Đặc biệt 2 khổ thơ đầu của bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Tác giả đưa ta về với năm tháng tuổi thơ, từ hồi nhỏ gợi khoảng thời gian tuổi thơ, hình ảnh cậu bé sống ở nông thôn cùng bạn bè dạo chơi đồng sông bể có ánh trăng đầy kỉ niệm. Theo thời gian cậu bé lớn lên vào chiến trường:

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Đó là những năm tháng gian lao cùng với đồng đội chiến đấu, trăng soi đường lúc hành quân, lúc nghỉ ngơi trăng tự tình trở thành tri kỉ. Tình cảm những năm tháng ấy thật hoang sơ mộc mạc:

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Hình ảnh trần trụi hồn nhiên gợi cho ta cảm nhận đây là khoảng thời gian giữa con người và thiên nhiên xích lại gần nhau hơn. Không vật vã không một chút suy nghĩ phân cách, nó trong trắng, hồn nhiên đó là tình bạn tuổi thơ, tình đồng đội mà nhân vật trữ tình ngỡ không thể nào quên. Vậy mà khi chiến tranh kết thúc, người lính trở về cuộc sống đời thường nhân vật trữ tình may mắn được sống và làm việc trên thành phố thì đã quên mất, bỏ lỡ người bạn tri kỉ năm xưa.

Khi đất nước xã hội chuyển mình phát triển, con người sẽ bắt nhịp cuộc sống mới, sẽ vô tình quên đi quá khứ quên đi nghĩa tình. Hai khổ thơ đầu Ánh Trăng của Nguyễn Duy giúp ta thấu hiểu như một lời nhắc nhở răn đe ta không được lơ là quá khứ bằng lời thơ hết sức giản dị, ngôn ngữ mộc mạc giọng điệu nhẹ nhàng như là lời tâm tình của tác giả với thể thơ 5 chữ giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn về đạo lý sống đẹp của con người, hãy sống thủy chung, sống đúng đạo lý dân tộc "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Có thể bạn quan tâm: Bài văn phân tích hai khổ cuối bài Ánh trăng

Một số bài văn hay nêu cảm nghĩ về hai khổ đầu Ánh trăng

Bài số 1

Vầng trăng dịu mát, sáng trong, vầng trăng huyền diệu tròn đầy tự bao giờ đã trở nên thân thương gắn bó với con người. Nếu vị thi tiên Lý Bạch khi xa quê đã không thể quên ánh trăng trên đỉnh núi Nga Mi:

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương"

Nếu Bác kính yêu coi trăng như bè bạn tri âm “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” thì Nguyễn Duy nhà thơ trưởng thành thời kháng chiến chống Mỹ lại coi trăng là nguồn sáng lung linh để thanh lọc tâm hồn, để ăn năn hối lỗi. Bài thơ “Ánh trăng” (1978) của ông được khơi nguồn từ những cảm xúc chân thành và cao đẹp như thế

Bài thơ mang dáng dấp như một câu chuyện với lời kể mở đầu tự nhiên, trôi chảy về mối quan hệ gắn bó giữa trăng và nhà thơ:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Du đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành, một không gian thân thương: đồng, sông, bể. Từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê, sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người. Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn, lúc này người và trăng lại càng gắn bó ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của tác giả. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua, cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ, chung thuỷ.

Hai chữ "hồi" ở câu thơ thứ nhất và thứ ba làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành. Ánh trăng soi rọi về quá khứ khiến tiếng nói tâm tình trở nên sâu lắng thiết tha:

Trần trụi giữa thiên nhiên

..........

Cái vầng trăng tình nghĩa

Trăng hồn nhiên như trẻ thơ, trăng chân thành như bè bạn, trăng gắn bó sâu nặng với con người mà không trở lực nào có thể ngăn cách. Những năm tháng con người sống thật nhất với mình, trần trụi, hồn nhiên là khi con người ta trân trọng, đinh ninh một lời thề son sắt “ngỡ không bao giờ quên, cái vầng trăng tình nghĩa”.

  • Đọc thêm: Hướng dẫn soạn bài Ánh trăng

Bài số 2

Trước kia, con người sống hòa mình vào thiên nhiên, sống hồn nhiên, vui vẻ. Và vầng trăng sáng trên bầu trời đêm khi ấy giống như người bạn thân thiết với con người vậy. Điều đó, đã được thể hiện qua hai khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng.

Ngay khi ta đọc khổ thơ thứ nhất:

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ”

Với giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, lại kết hợp với cụm từ “hồi nhỏ, hồi chiến tranh” đã gợi ta liên tưởng một quãng thời gian dài từ niên thiếu đến trưởng thành, nhất là những năm tháng gian lao thời chiến tranh. Từ khi còn nhỏ, con người đã sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên:

“Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ”

Ta thấy, con người lúc bấy giờ luôn sống gắn bó, hòa hợp với đồng, sông, bể, rừng. Nghệ thuật điệp từ “với, hồi” kết hợp cùng với biện pháp liệt kê đã cho người đọc thấy điều đó. Hơn hết, nó mở ra trong tâm trí ta một không gian bao la, rộng lớn, khoáng đạt, đồng thời là niềm hạnh phúc của tuổi trẻ khi gắn bó với thiên nhiên và vầng trăng. Đến khi đi lính, trưởng thành, vầng trăng sáng vẫn luôn là bạn, gắn bó với con người. Trăng và người đã sống với nhau thân thiết, hồn nhiên, vô tư đến độ “như cây cỏ”. Giữa họ có một tình bạn trong sáng, không vụ lợi. Tình cảm chân thành, bền chặt của con người với vầng trăng được diễn tả qua biện pháp so sánh và đồng thời là cả nhân hóa nữa. Ta thấy con người khi ấy coi trăng như tri kỉ, như tình nghĩa. Với sự gắn bó nghĩa tình ấy, con người đã từng tâm niệm:

“ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa”

Từ ngỡ được đặt lên trên đầu của câu, nó như vừa nói lên điều tâm niệm sâu sắc trong lòng con người, vừa như báo trước một sự thay đổi lớn lao.

Và qua hai khổ thơ đầu ấy, ta thấy vầng trăng mộc mạc, giản dị ấy cũng giống như tầm hồn chân chất, hồn nhiên của người lính khi gắn bó với thiên nhiên.

Xem thêm: Phân tích 3 khổ cuối bài Ánh trăng - Nguyễn Duy

-----

Trên đây là những bài văn cảm nhận và phân tích hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy mà Đọc tài liệu đã tổng hợp được. Hy vọng đã phần nào giúp ích cho các em trong quá trình tìm hiểu nội dung để viết bài sao cho tốt. Chúc các em học tốt môn văn !

Từ khóa » Khổ 2 ánh Trăng