PHÂN TÍCH HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kinh tế - Quản lý >>
- Quản trị kinh doanh
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.68 KB, 24 trang )
LỜI NÓI ĐẦUMột thị trường được xem là hiệu quả khi giá của chứng khoánphản ánh đầy đủ thông tin trên thị trường và giá trị thực của chứngkhoán đó. Nếu vậy, khi không có thông tin mới nào được công bố, sựthay đổi về giá của cổ phiếu là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, thị trườngchứng khoán ở Việt Nam lại rất khác biệt. Qua khảo nghiệm, cácchuyên gia đã phát hiện nhiều phiên giao dịch trong đó chỉ số VNINDEX tăng mạnh mẽ dù cho không có thông tin tốt nào được công bốđăng tải. Những dấu hiệu và biến động này xảy ra trên thị trường chứngkhoán đã cho phép các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính quantâm nhiều hơn tới khái niệm “ hành vi bầy đàn” để giải thích tâm lý củanhà đầu tư. Bài tiểu luận của nhóm thực hiện với mục đích “ Phân tíchhành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.Bài tiểu luận gồm 3 chương:Chương 1: Giới thiệu tổng quan.Chương 2: Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Chương 3: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.1MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài2. Mục đích nghiên cứu3. Ý nghĩa đề tàiCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN1. Giới thiệu sơ lược về thị trường Chứng khoán Việt Nam2. Khái niệm hành vi bầy đànCHƯƠNG 2: HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNGKHOÁN VIỆT NAM1. Tâm lí bầy đàn và nguyên nhân của tâm lí bầy đàn2. Cơ sở tạo ra hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán ViệtNam3. Biểu hiện hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt NamCHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP1. Hiện tượng(thực trạng) và nguyên nhân hành vi bầy đàn trên thịtrường hiện nay2. Giải pháp hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoánPHẦN KẾT LUẬN.PHẦN MỞ ĐẦU21. Lí do chọn đề tàiTâm lí(hành vi ) bầy đàn là một hiện phổ biến trong thị trường tàichính nói chung-thị trường chứng khoán nói riêng, bất kể thị trườngphát triển hay đang phát triển. Hành vi bầy đàn nói chung đã làmgiảm tính hiệu quả của thị trường, làm mất sự ổn định của thị trường.Chính hành vi bầy đàn là một nguyên nhân quan trọng và tác nhânkhuếch đại ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm2008.Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề hành vi bầy đàn trên các thị trườngchứng khoán trên thế giới, vậy để hiểu rõ hơn vấn đề này trên thịtrường chứng khoán Việt Nam nhóm đã thực hiện nghiên cứu đề tài:“Phân tích hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.2. Mục đích nghiên cứuĐề tài này tập trung nghiên cứu những nguyên nhân gây ra hành vi bầyđàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mức độ hành vi trên thịtrường cùng với đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế hành vi bầyđàn để cải thiện tính hiệu quả của thị trường đặc biệt là giai đoạn hiệnnay.3. Phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tàiĐề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính,địnhlượng, thống kê nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu.Xuất phát từ thực tế rằng hành vi bầy đàn quá mạnh sẽ có ảnh hưởng lớnđến quá trình ra những quyết định tài chính, việc nắm bắt về hành vi bầyđàn là hết sức quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của thị trườngchứng khoán nói riêng và cả thị trường nói chungĐối với nhà đầu tư, hành vi bầy đàn như là một công cụ cảnh báo bổsung trước khi ra một quyết định dầu tư, sẽ giúp họ có những quyết định3cẩn thận hơn, tìm hiểu kĩ hơn trước khi đầu tư vào cổ phần nào đó mộtcách mù quáng, hoặc đầu tư theo đám đông.Bên cạnh đó,nhà đầu tư có thể dựa vào kinh nghiệm và phán đoán củathân để tính toán độ trễ của giá chứng khoán để kiếm lời, khi mà kinhlệch giá theo cách thông thường không còn đúng khi có hành vi bầy đàn.Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT1. Giới thiệu sơ lượt về thị trường chứng khoán Việt NamThị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) chính thức đi vào hoạtđộng vào năm 2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán(SGDCK) TP.HCM vào ngày 20/7/2000 và SGDCK Hà Nội vào ngày8/3/2005 (trước đó các SGDCK hoạt động với mô hình là các Trung tâmGiao dịch chứng khoán và tổ chức dưới hình thức đơn vị sự nghiệp cóthu thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Đến nay, sau hơn 10 năm đivào hoạt động và phát triển dựa trên các mục tiêu đề ra trong Chiến lượcphát triển TTCKVN đến năm 2010 và Chiến lược phát triển thị trườngvốn đến 2010 và tầm nhìn 2020, hoạt động của TTCK đã và đang trởthành một kênh đầu tư đầy tiền năng cho các tổ chức tài chính cũng nhưcác nhà đầu tư cá nhân.Ngay từ năm đầu tiên được thành lập, thị trường chứng khoán đã đónnhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư trong nước bởi hànghóa còn khan hiếm với "vỏn vẹn" hai mã chứng khoán niêm yết. Chỉriêng trong tháng 12/2000, chỉ số VN-Index tăng 34.96 điểm, tương ứngmức tăng 20.34%, kết thúc năm 2000 đầy ngọt ngào tại mức 206.83điểm. Điều này đồng nghĩa với việc VN-Index ghi nhận mức tăng kỷ lụcqua các năm.Tuy nhiên, tháng 12 của một năm sau đó, tức vào tháng 12/2001, thịtrường tụt dốc mạnh, chỉ số VN-Index đối mặt với mức giảm 47.62điểm, tương ứng 16.83% - mức giảm lớn nhất sau một năm tăng kỷ lục.4Tháng 12 của ba năm sau đó, thị trường biến động không mạnh, ghinhận mức tăng nhẹ. Đến tháng 12/2005 chỉ số này giảm 4.59 điểm, thịtrường bước vào giai đoạn tích lũy để chuẩn bị đón con sóng lớn.Năm 2006 ghi nhận mức tăng phi mã của TTCK, VN-Index tăng hơn450 điểm. Tháng 12 năm đó chỉ số VN-Index đã tăng 120.48 điểm,tương ứng 19.08%. Năm 2007, TTCK tiếp tục vươn lên một tầm caomới, trong tháng 3 chỉ số VN-Index đã thiết lập mức kỷ lục tại 1,170điểm. Tuy nhiên, đỉnh điểm của thị trường cũng đánh dấu cho giai đoạn“bóng xẹp”. VN-Index liên tục lao dốc sau đó, riêng trong tháng12/2007 đã giảm 60.94 điểm, tương ứng 6.17%, VN-Index đóng cửanăm tại 927.02 điểm. Năm 2008 không có biến động gì nhiều khi suốttháng 12, VN-Index chỉ tăng 0.91 điểm, tương ứng 0.29% và cũng làmức tăng thấp nhất trong 8 lần tăng điểm của chỉ số này. Từ năm 2009đến 2012, thị trường đan xen giữa tăng và giảm, với sự biến động đềutrên 20 điểm. Riêng tháng 12/2012, VN-Index ghi nhận mức tăng 34.46điểm, tương ứng 9.09 điểm. Đây có thể là niềm vui lớn cho các nhà đầutư khi thị trường chứng khoán trong năm nay gặp quá nhiều biến cố xấu.Chỉ số VN-INDEX biến động qua 12 năm: (biểu đồ)5Năm 2013, TTCK VN đã trải qua một năm với nhiều biến động, chỉ sốVN-INDEX tăng 21,95%.khối ngoại mua ròng 6.829 tỷ đồng,40 doanhnghiệp hủy niêm yết..là những con số nổ bật trên thị trường chứng khoánnăm 2013.Những năm gần đây, việc đầu tư chứng khoán ở Việt nam trởnên ngày càng phổ biến. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, tấtyếu sẽ tồn tại các doanh nghiệp làm ăn rất hiểu quả. Đồng vốn dư thừacủa họ sẽ có xu hướng chảy vào những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn hơn. Đầutư chứng khoán ra đời để giải quyết nhu cầu đó. Tuy nhiên, đầu tư nhưthế nào để có thể đem lại lợi nhuận cao và rủi ro thấp nhất ở mức cóthể là hoàn toàn không đơn giản.Thị trường chứng khoán Việt namcòn rất non trẻ, hội chứng bầy đàn và hiệu ứng tâm lý có sức chiphối lớn đến các quyết định đầu tư của phần nhiều các nhà đầu tưnhỏ lẻ nhưng chiếm số lượng không nhỏ trên thị trường.6Trong thực tế, nhiều nhà đầu tư, do bị chi phối bởi tâm lý lo sợvà những ảnh hưởng của tâm lý đám đông, đã thụ động lựa chọnnhững chiến lực đầu tư theo xu hướng chung thị trường, thay vì đưa rachiến lực dựa theo chính những nguồn thông tin và phân tích của bảnthân.2. Khái niệm hành vi bầy đànHành vi bầy đàn hay tâm lý bầy đàn là xu hướng những cá nhânbắt chước hành của một nhóm lớn hơn, đặc biệt trong những hoàn cảnhcó rất ít thời gian để suy nghĩ đưa ra quyết định.Trong các văn bản về tài chính, hành vi của một nhà đầu tư bắt chướchành động của các nhà đầu tư khác hoặc tuân theo các chuyển động củathị trường, thay vì dựa trên nguồn thông tin và chiến lược của chính nhàđầu tư đó, thường được coi là "hành vi bầy đàn".Chương 2: HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNGKHOÁN VIỆT NAM1. Tâm lý bầy đàn và nguyên nhânTâm lí bầy đàn biểu hiện qua nhiều dạng như: Theo thông tin, theodanh tiếng, theo thù lao.Tâm lí bầy đàn theo thông tin: Nhà đầu tư có thể theo dõi hành động củanhà đầu tư khác nhưng không thể biết rằng họ có nắm giữ thông tin bímật gì không. Ngay cả khi những cá nhân có trao đổi với nhau thì vẫn cónhững hoài nghi, và họ giám sát hành động thay vì lời nói. Bằng cáchgiám sát, họ sẽ suy tính và đưa ra quyết định của riêng mình.Nếu giá cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu phản ánh mọi thông tin có sẵnhay nói cách khác thị trường hiệu quả về thông tin thì hành vi bầy đàntheo thông tin sẽ không xảy ra.Tâm lý bầy đàn theo danh tiếng: Những nhà quản lí quỹ hay nhân viênphân tích tài chính, họ được thuê mướn để đưa ra những báo cáo, nhậnđịnh, dự đoán thị trường, hay giá cả. Nếu dự đoán của họ khác xa vớinhững dự báo của những nhà phân tích hay quản lí quỹ khác mà lạikhông chính xác thì danh tiếng của họ sẽ bị tổn hại. Họ sẽ không được7thăng tiến hay thậm chí bị sa thải. Do vậy, những nhà phân tích (đặc biệtlà những người ít kinh nghiệm) sẽ bắt chước những dự đoán của ngườikhác.Tâm lý bầy đàn theo thù lao: Nếu mức thù lao của một quản lý đầu tưphụ thuộc vào tỉ suất lợi nhuận của danh mục đâu tư so với benchmark.Benchmark có thể là một chỉ số hoặc tỉ suất lợi nhuận của những quản líkhác. Khi đó nhà quản lí có xu hướng lựa chọn những khoản đầu tưkhông hiệu quả vì nhà quản lí có thể quan sát những người khác haybenchmark để bắt chước cho theo kịp, và điều này cũng có thể dẫn tớihành vi bầy đàn. Nếu thù lao của nhà đầu tư giảm khi tỉ suất lợi nhuậnnhỏ hơn benchmark thì càng có động lực để nhà quản lí bắt chước theo.Nguyên nhân tạo ra tâm lý bầy đànCó nhiều nguyên nhân tạo nên tâm lí bầy đàn trong TTCK, nhưngnhóm đã nghiên cứu và phân tích thành 2 nhóm nguyên nhân chính đólà: Các nhân tố hành vi- lí thuyết tài chính hành vi và bất cân xứngthông tin.a) Các nhân tố hành viHành vi bất hợp lý:Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán (Heuristics)Việc phụ thuộc vào kinh nghiệm khiến con người đưa ra quyết địnhmột cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều này thỉnh thoảng sẽ dẫn đếnnhững sai lầm trong quyết định, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoàithay đổi, và thậm chí có thể dẫn đến các quyết định đầu tư nằm dướiđiểm tối ưu.Một ví dụ của Benartzi và Thaler (2001) đó là khi đối mặt với N lựachọn làm thế nào để đầu tư số tiền tiết kiệm của mình, nhiều người đãnhanh chóng sử dụng quy tắc 1/N (có nghĩa là nếu có N loại hình đầutư, họ sẽ đầu tư1/N số tiền của mình vào mỗi loại hình đầu tư đó).8Tự tin thái quá (Overconfidence)Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng con người đã quá tự tin vào nhữngkhả năng của mình, họ thường nghĩ rằng họ biết nhiều hơn những gì họlàm. Chính sự tự tin quá mức đã dẫn đến những quyết định sai lầm khihọ quá chú trọng đến những thông tin tốt của các công ty được đánh giávà lời đi những thông tin xấu, vì thế họ có xu hướng đầu tư rất nhiều vàomột loại chứng khoán quen thuộc hay chứng khoán của chính công ty họlàm việc, và trở nên ít đa dạng hóa danh mục của mình. Ngoài ra, Barbervà Odean (2001) đã phát hiện ra rằng, trong các hoạt động giao dịch,các nhà đầu tư nam thường có xu hướng tự tin hơn các nhà đầu tư nữ.Và nhà đầu tư nam càng giao dịch nhiều, thì kết quả càng tệ hơn nhà đầutư nữ.Tính toán bất hợp lý (Mental Accounting)Con người thỉnh thoảng có xu hướng đưa ra các quyết định riêng lẻ màđáng ra chúng nên được kết hợp với nhau. Ví dụ, nhiều người đã chiangân sách gia đình thành hai phần, một phần dành để mua thức ăn vàphần còn lại dành cho tiêu khiển, giải trí. Nếu ở nhà, họ sẽ không dùngkhoản tiền chi cho thức ăn để mua tôm hùm hay các món ăn sang trọngkhác bởi vì chúng quá đắt tiền so với các món cá, rau thịt bình thường.Vấn đề nằm ở chỗ họ đã tách biệt hai khoản ngân sách dùng cho bữa ăntại nhà và đi ăn nhà hàng vào cuối tuần.Theo khuôn mẫu (Framing)Theo khuôn mẫu là một khái niệm cho thấy nội dung của một vấn đềriêng biệt sẽ được thể hiện như thế nào. Ví dụ, một nhà hàng có thểquảng cáo về một món ăn đặc biệt hay là những khoản chiết khấu chokhách hàng, nhưng họ sẽ không bao giờ áp dụng các khoản phụ phí vàogiờ cao điểm cho khách hàng. Như vậy, nếu khách hàng cảm thấy rằngmình đang nhận được một khoản chiết khấu vào giờ thấp điểm hơn làphải trả một khoản phụ phí vào giờ cao điểm thì nhà hàng sẽ kinh doanhđược nhiều hơn, thậm chí nếu giá là như nhau.9Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness)Con người có xu hướng đánh giá xác suất của một sự kiện bằng cách lấymộtsự kiện đặc trưng có thể so sánh được và giả định rằng xác suất làtương tự.Điều này chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm mà chúng ta cóđược trong quá khứ. Ngay từ khi mới sinh ra, con người đã có xu hướngphân loại các hiện tượng, sự vật và suy nghĩ.Ví dụ, một nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng một chứng khoán nào đó sẽ diễn biếntốt bởi vì nó cũng đã như thế trong một vài năm trước, và hoàn toànkhông có bấtcứ một nghiên cứu nào về kỳ vọng của các chứng khoánnày. Điều này xảy ra khi mà các nhà đầu tư kỳ vọng vào tương lai dựatrên những điều kiện của quá khứ hoặc hiện tại.Trong thị trường chứngkhoán, lý trí đưa đến nhà đầu tư tin tưởng rằng chiều hướng tăng trưởngmạnh trong quá khứ sẽ tiếp tục trong tương lai, khi trên thực tế giáchứng khoán liên tục sụt giảm cũng chẳng thể đoán được sẽ đi đếnđâu(trong khi nhiều người vẫn cố tình đưa ra những dự đoán, với mộtcon số cụ thể nào đó).Bảo thủ (Conservatism)Khi điều kiện thay đổi, con người có xu hướng chậm thay đổi với nhữngđiều kiện đó. Hay nói cách khác, họ gắn chặt những thói quen của mìnhvới những điều kiện trước đó. Ví dụ,khi ban đầu tin tức công bố của mộtcông ty cho thấy lợi nhuận giảm, người ta vẫn tin rằng đây chỉ là giảmtạm thời, và phản ứng chậm với thông tin này, nên giá cổ phiếu công tycó tin xấu vẫn giảm chậm. Đến khi liên tục vài quý sau,tình hình vẫnxấu, thì người ta đã “phát hiện” ra một tình huống điển hình mới:Côngty này quý trước cũng kinh doanh kém, quý này cũng kinh doanhkém,vậy nên bán tống cổ phiếu công ty này đi để tránh lỗ. Thế là mọingười đổ xô đi bán cổ phiếu. Kết quả, lại dẫn đến phản ứng thái quá.Hành vi không hợp lý mang tính hệ thốngNếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởngcủa giao dịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là10không đáng kể (cho dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rấthạn chế nếu chỉ đơn độc một mình). Chỉ khi hành vi không hợp lý làmang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư cùng có mộthành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiệnvà có thể bắt đầu kéo dài. Như vậy, hành vi bầy đàn là không tốt cho thịtrường trong trường hợp chúng ta xem hiệu ứng bầy đàn là tất cả đềuhành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc, không hợp lý, thấy ailàm sao thì làm vậy.Giới hạn về khả năng kinh doanh chênh lệch giáViệc định giá sai các tài sản tài chính là hiện tượng phổ biến. Việc địnhgiá sai có 2 dạng: một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanhchênh lệch giá được, một dạng là không thường xuyên xảy ra, kéo dài vàkhông thể kinh doanh chênh lệch giá được. Dạng thứ nhất, các chiếnlược kinh doanh có thể kiếm được tiền. Dạng thứ 2 rất dễ dẫn đến tìnhtrạng “tiền mất, tật mang”. Việc định giá sai không thường xuyên xảy ra,nhà đầu tư không thể xác định được đỉnh và đáy cho đến khi chúng xảyra trên thực tế. Tồi tệ hơn, nếu các đối tác và nhà đầu tư tiến hành rútvốn sau khi thua lỗ có thể dẫn đến áp lực mua bán làm trầm trọng thêmtính không hiệu quả.Giới hạn duy lýKhái niệm này cho rằng mặc dù các cá nhân cư xử theo lí trí, theo đó sựsắp đặt của các cá nhân được cho là hoàn chỉnh, nhất quán và kín kẽ, khảnăng thu thập và xử lý thông tin của họ lại bị hạn chế, nghĩa là giới hạnkhả năng tính toán của bộ óc con người .Trong lý thuyết trò chơi, giớihạn duy lý là khái niệm dựa trên thực tế về lí trí của các cá nhân là bịhạn chế bởi những thông tin mà họ có, những hạn chế về nhận thức tưduy, và thời gian hạn chế trong việc đưa ra quyết định. Đồng thời cácquyết định của con người là thiếu khả năng và nguồn lực để đi đến giảipháp tối ưu. Họ chỉ có thể đưa ra sự lựa chọn hợp lý khi các sự lựa chọnlà được đơn giản hóa và có sẵn. Và như vậy, quyết định đưa ra được thỏa11mãn.Con người cũng mong muốn có sự lựa chọn thỏa mãn hơn là mộtsự lựa chọn tối ưu.b) Bất cân xứng thông tinNguyên nhân của tình trạng bất cân xứng thông tin: Có rất nhiềunguyên nhân để dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu đều liên quan đếnhai yếu tố là sự thiếu minh bạch và giám sát trong các cơ chế về quy tắccông bố thông tin và kiểm toán và các yếu tố mang tính rủi ro về đạođức của các doanh nghiệp, định chế tài chính và ngay cả những nhà đầutư. Hậu quả sẽ rất lớn nếu đó là sự thật về việc hoạt động kém hiệu quả,tình trạng tài chính bất ổn và các rủi ro liên quan đến sản phẩm mà họphát hành. Khi đó thị trường sẽ đánh giá chứng khoán loại này cao hơnso với giá trị thực tế mà chúng mang lại cho nhà đầu tư. Các thông tin vềcung cầu cổ phiếu trên thị trường, các quyết định của doanh nghiệp vềchia cổ tức: thời gian, tỷ lệ, cổ phiếu thưởng …cũng như thông tin vềviệc tăng quy mô vốn và mở rộng đầu tư. Và chính điều này là cơ hội đểnhiều đối tượng tung tin đồn thất thiệt đến nhà đầu tư. Ảnh hưởng đếnuy tín cũng như chất lượng của các cổ phiếu trên sàn giao dịch.Tác động của bất cân xứng thông tin đến nhà đầu tư trên thị trườngchứng khoán.Trước hết phải xét đến các tác động mà bất cân xứng thông tin mang đếncho những nhà đầu tư trên thị trường. Bởi vì chính họ là những người sửdụng thông tin để đưa ra quyết định đầu tư của mình nên một khi có mộtsự bất cân xứng thông tin nào xảy ra trên thị trường thì họ là người gánhchịu hậu quả nhiều nhất. Và kết quả là dựa trên lượng thông tin ít ỏi màhọ có được, việc định giá cổ phiếu, tính toán tỷ suất sinh lợi và rủi ro từviệc đầu tư là không chính xác. Những quyết định đầu tư sai lầm sẽ gâythiệt hại cho họ.Hệ thống các quy tắc công bố thông tin còn nhiều sơ hở.Bên cạnh những thông tin vi mô của doanh nghiệp thì những thông tin vĩmô về ngành, nền kinh tế còn thiếu và chưa chính xác, ảnh hưởng đếnquá trình phân tích của nhà đầu tư khi họ không có cơ sở để so sánh và12dự báo mang tính vĩ mô. Những yếu tố trên đều góp phần làm cho quyếtđịnh của nhà đầu tư trở nên không hợp lý.2. Cơ sở tạo ra hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoánNhư đã đề cập trên đây, hành vi bầy đàn là một dạng tâm lý vốn cócủa con người, nhưng trở nên mạnh hơn khi con người quyết định phảilàm, khi nhà đầu tư không tin tưởng vào chất lượng và tính minh bạchcủa thông tin mà mình nhận được, hoặc khả năng đánh phân tích thôngtin bị hạn chế thì họ thường có xu hướng bắt chước hành động củanhững nhà đầu tư khác trên thị trường. Ở thị trường VN, hành vi bầy đànmạnh là do những nguyên nhân chủ yếu sau:a) Chất lượng thông tin và minh bạch thông tin cònnhiều bất cậpNhiều bất cập về chất lượng và vi phạm các quy định về minh bạchthông tin liên tiếp xảy ra và đáng ngạc nhiên là số vụ vi phạm có xuhướng tăng theo sự gia tăng của số lượng công ty niêm yết. Những bấtcập về chất lượng thông tin và minh bạch thông tin trên thị trường: Bất cập về khả năng so sánh của thông tin trên báo cáo tàichính và tính đơn điệu của thông tin trên báo cáo thườngniên. Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp VN hiện naychưa có phần phân tích của ban quản trị về vị thế tài chính, kếtquả hoạt động của doanh nghiệp, phân tích rủi ro mà doanh nghiệpTài chính mạnh hơn khi con người quyết định phải phải đối mặt.Vì những vấn đề trên nên nhà đầu tư thiếu đi sự tin tưởngvào thông tin doanh nghiệp công bố, trong hoàn cảnh đó việc nhàđầu tư coi trọng các thông tin “rỉ tai” hoặc “tin đồn” hơn nhữngthông tin chính thức mà doanh nghiệp công bố là điều dễ hiểu, dẫnđến tâm lý bầy đàn. Doanh nghiệp niêm yết bóp méo báo cáo tài chính. Trong2008, thị trường VN đã xảy ra trường hợp bóp méo số liệuvà đã bị phát hiện (công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết). Công ty13cổ phần Bông Bạch Tuyết đã lập báo cáo tài chính quý và nămsai lệch để công bố ra thị trường, bóp méo doanh thu, tạo lợinhuận giả. Nghiêm trọng là việc thua lỗ của công ty Bông BạchTuyết bị che dấu trong nhiều năm. Mặc dù đây là trường hợp viphạm đầu tiên được phát hiện nhưng nó đã ảnh hưởng xấu lênniềm tin của thị trường về chất lượng thông tin của các báocáo tài chính được kiểm toán. Nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định công bố thông tin vềhuy động vốn, chào bán chứng. Hơn nữa minh bạch việc sửdụng nguồn vốn huy động ít được quan tâm từ cả góc độ quảnlý nhà nước và nhà đầu tư. Vào năm 2006 và 2007 với sựtăng giá chứng khoán liên tục, các doanh nghiệp đua nhau pháthành, nhà đầu tư tranh mua chứng khoán. Tuy nhiên công táchậu kiểm sau khi vốn được huy động bị bỏ ngỏ. Vì thế cótrường hợp vốn huy động được không phải tập trung vào sảnxuất theo phương án huy động vốn, thay vào đó vốn huy độngđược sử dụng sai mục đích, đầu tư dàn trải, thậm chí không ít trongsố doanh nghiệp huy động vốn thêm chỉ để đầu tư tài chính. Vi phạm quy định giao dịch, thao túng giá, giao dịch nội gián, vàtung tin đồn sai sự thật. Hành vi sai phạm này chủ yếu đến từ phíanhà đầu tư, các cổ đông nội bộ và một số công ty chứng khoánMột số công ty chứng khoán có hiện tượng chèn lệnh của nhânviên hoặc lệnh tự doanh của mình lên trên lệnh của nhà đầu tưhoặc ưu tiên lệch của những nhà đầu tư thân tín. Đối vớihành vi thao túng giá, một số nhà đầu tư sử dụng nhiều tàikhoản để cùng lúc đặt lệnh mua và bán một loại chứng khoán,một số trường hợp các nhà đầu tư thông đồng với nhau để cùngthực hiện các lệnh mua và bán khối lượng lớn trên một mã chứngkhoán nhằm tạo ra cung cầu giả về chứng khoán này..14 Ý thức của công ty niêm yết trong vấn đề minh bạch thông tincòn thấp, doanh nghiệp chưa hiểu hết lợi ích và tầm quan trọng củaviệc minh bạch thông tin đối với sự ổn định và phát triển củadoanh nghiệp nên nhiều trường hợp công bố mang tính chiếulệ, sơ sài, nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo tài chínhđịnh kỳ chậm trễ so với thời gian quy định. Có những doanhnghiệp công bố thông tin trên các kênh thông tin không nhấtquán về mặt thời gian, chẳng hạn như thông tin đưa lênwebsite của doanh nghiệp xảy ra trước thời điểm thông tinđược công bố trên website của Sở giao dịch, cũng có trườnghợp doanh nghiệp cập nhật kết quả kinh doanh của tháng một cáchkhá tùy tiện, đại loại như công ty XYZ công bố, đến hết28/10/2009 lợi nhuận tăng thêm khoảng 100 tỷ đồng…b) Khả năng phân tích thông tin của nhà đầu tư VN cònhạn chếBên cạnh vấn đề bất cập về chất lượng thông tin và minh bạch thông tin,phải nói đến khả năng đánh giá và phân tích thông tin của các nhà đầu tưtrên thị trường VN trong những năm qua còn hạn chế. Giai đoạn thịtrường tăng mạnh cũng là giai đoạn mà lượng tài khoản nhà đầu tư tăngmạnh, trên HoSE lượng tài khoản nhà đầu tư tăng từ 13.520 tài khoảnnăm 2002 lên 106.393 tài khoản năm 2006 và 349.402 tài khoảnvào năm 2007 [5] (theo Báo cáo thường niên HoSE 2008), trong đótài khoản của nhà đầu tư cá nhân chiếm 99% tổng số tài khoản của cácnhà đầu tư trên thị trường, với kinh nghiệm chưa nhiều nên các nhàđầu tư cá nhân trên thị trường VN ít có khả năng phân thông tin,họmua/bán chứng khoán theo hành động của các nhà đầu tư khác, nếuquan sát thấy các nhà đầu tư khác mua, họ cũng mua và ngược lại,điều này dễ làm cho nhà đầu tư rơi vào cạm bẫy của các đối tượng làmgiá trên thị trường.c) Không được phép bán khống và chu kỳ giao dịch T+315Bầy đàn trong trường hợp thị trường đi lên mạnh hơn trong trườnghợp thị trường đi xuống là một đặc trưng của thị trường VN so vớicác thị trường đã phát triển, điều này có thể do các nhà đầu tư chưađược phép sử dụng nghiệp vụ bán khống và chu kỳ giao dịch T+3 (trênHoSE) trong giai đoạn nghiên cứu. Việc chưa cho phép bán khốngcản trở nhà đầu tư kiếm lời khi thị trường giảm và các quan điểmđịnh giá theo xu hướng ngược lại bị bỏ qua nên những thông tin bất lợikhông được chiết khấu vào trong giá, vì thế xu hướng giá lên kéo dài.Cơ chế giao dịch T+3 cũng đóng góp vào việc hạn chế bầy đàn khithị trường giảm, vì những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu một hoặc hai ngàytrước không thể bán lại, làm áp lực giảm giá trở nên chậm hơn.d) Hàng hóa trên thị trường còn hạn chếHàng hóa hạn chế khiến nhà đầu tư ít có cơ hội để lựa chọn hàng hóacho danh mục đầu tư của mình. Sở hữu cổ phần nhà nước vẫn còn caotrong các công ty niêm yết mà số cổ phần này ít (hoặc không) được giaodịch trên thị trường, nên khi nhu cầu tăng mạnh thì thị trường dễrơi vào khan hiếm hàng hóa. Do lo sợ phải đứng ngoài thị trườngkhi thị trường tăng nên nhiều nhà đầu tư cố gắng mua vào bằng mọi giá,đẩy giá tăng mạnh hơn và thanh khoản “cạn kiệt” ởnhiều phiên giao dịch.Hành vi bầy đàn góp phần không nhỏ vào việc tạo nên bong bóng giáchứng khoán, giá các cổ phiếu trên thị trường đã tăng cao quá mức vàsau đó là sự sụt giảm sâu.3. Một số biểu hiện hành vi bầy đàn trên thị trườngTrong suốt quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, hànhvi bầy đàn là một biểu hiện nổi bật trong thị trường.Sự tham gia “chơi” chứng khoán theo kiểu “mốt” thời thượng.Một bộ phận lớn nhà đầu tư tham gia thị trường với năng lực và hiểubiết hạn chế về thị trường, bỏ qua các yếu tố cơ bản của CP để chạy theotriển vọng lợi nhuận trước mắt khi đầu tư vào TTCK. Thành phần nhàđầu tư trên TTCK rất đa dạng, đến từ mọi tầng lớp trong xã hội. Một số16lượng lớn những nhà đầu tư gia nhập mới thị trường, tranh mua cổ phiếuvới kỳ vọng quá lớn đã đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh, bong bóng thịtrường hình thành, cổ phiếu được định giá quá cao. Những khoản lợinhuận lớn đạt được trước đó của những nhà đầu tư hiện hữu trên TTCKViệt Nam đã lôi kéo ngày càng nhiều nhà đầu tư gia nhập mới,góp phầngia tăng bong bóng giá CP. Những khoản lợi nhuận mà các nhà đầutưtrước đó đã đạt được có vai trò như một điểm tham chiếu cho nhữngngười gia nhập tiếp theo sau, và họ chạy theo một viễn cảnh rằng TTCKViệt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng không có điểm dừng.Một ví dụ điển hình khác về hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam đó làtâm lý “chuộng ngoại” trên thị trường , đặc biệt là những năm trước. Vớihiểu biết,và năng lực hạn chế, trên thị trường nhiều thời điểm đã xảy rahiện tượng các nhà đầu tư hành xử theo hướng những gì được kiến nghị,dự báo trong các báocáo phân tích của các tổ chức tài chính trên thế giới.Ví dụ như vào ngày 29tháng 8, 2007, Ngân hàng Hong Kong ThượngHải tại Việt Nam công bố nhậnđịnh về TTCK Việt Nam vào thời điểmđó rằng giá của các cổ phiếu tại thị trường Việt Nam đang ở mức thấpsau một đợt điều chỉnh. Cùng lúc, Ngân hàng Citigroup cũng đưa ra báocáo phân tích qua đó nhận định rằng Việt Namcó đủ khả năng vượt quacuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang lan rộng lúc đó. VN-Index lúcnày đang ở mức 900 điểm, sau khi xuất hiện những bình luận lạc quanvề thị trường của hai tổ chức tài chính quốc tế uy tín, thì VN-Indexlậptức tăng vọt, từ mức xấp xỉ 900 điểm vào cuối tháng 8, 2007 lên mức1100 điểm vào giữa tháng 10, 2007. Một vài ví dụ khác có thể liệt kê làcuối tháng 3-2010, Ngân hàng HSBC đưa ra dự báo: NHNN sẽ tăng lãisuất cơ bản thêm 1%trong một vài tuần tới và tỷ lệ lạm phát sẽ lên đến12% vào cuối quý II/2010.Lập tức, tâm lý bi quan xuất hiện và nhiềunhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, VN-Index rớt từ 512 xuống còn 503 điểm.Ngoài ra, hành vi bầy đàn trên thị trường còn biểu hiện qua nhiều thờiđiểm các17nhà đầu tư phản ứng một cách quá mức trên quy mô toàn thị trườngTrong nhiều giai đoạn, toàn bộ thị trường đều tăng (giảm) điểm với biênđộ gần như kịch trần (sàn) đồng loạt. Bắt đầu từ những cổ phiếu bluechip, tâm lý lạc quan(bi quan) bao trùm toàn thị trường. Và kết quả là,bất kể cổ phiếu dù tình hình cơ bản là tốt hay xấu đều đi theo xu hướngthị trường: tăng (giảm) kịch trần(sàn). Một số thời điểm xảy ra hiệntượng này như trong tháng 4, tháng 5/2009,một số ngày thị trường đồngloạt tăng trần (với số mã tăng trần đạt hơn 90%),nhưng sau đó đã nhanhchóng sụt giảm trở lại với các mức sụt giảm khác nhau giữa các mã.Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP1. Hiện tượng(thực trạng) và nguyên nhân tâm lí bầy đàn hiệnnayNguồn gốc của hành vi bầy đàn có thể do các nhân tố tâm lý và cũng cóthể đó là hành vi bầy đàn dựa trên sự suy tính hợp lý, khôn ngoan.Ở góc độ tâm lý, hành vi bầy đàn được cho là phát sinh từ chính bảnchất con người, theo đó con người có xu hướng hướng đến sự tuân theoqua quá trình trao đổi thông tin gữa các cá nhân. Ngoài ra, còn có cácnhân tố hành vi khác tác động đến cách hành xử của nhà đầu tư như:kinh nghiệm, lệch lạc nhận thức, tự tin thái quá, tính toán bất hợp lý, bảothủ, theo khuôn mẫu. Khi mắc phải những hiện tượng tâm lý trên thì họcó khuynh hướng thờ ơ hoặc phản ứng không phù hợp trước nhữngthông tin được công bố. Tất cả những yếu tố này đều tác động đến quyếtđịnh của con người, và đặc biệt trong những hoàn cảnh mà có rất ít thờigian để suy nghĩ đưa ra quyết định, hành động của một người hay mộtnhóm người có thể dẫn đến hành động của những người khác. Chính tâmlý sợ hãi phải hành động riêng lẻ hay không muốn đi ngược trào lưu đãdẫn đến xu hướng các cá nhân bắt chước nhau, và điều này tạo nên hànhđộng bầy đàn của nhà đầu tư trên thị trường.Sự xem xét này có thể xảy ra trong 4 trường hợp:- Cá nhân không sở hữu bất kỳ thông tin riêng nào,18- Có thông tin riêng nhưng thông tin chưa chắc chắn vì chất lượng thôngtin là thấp,- Thông tự tin vào khả năng xử lý thông tin của mình- Nhận thấy hay cho rằng những người khác sở hữu những thông tin tốthơn.Vào khoảng thời gian từ sau Tết đến gần cuối tháng 3/2007, một lànsóng người ồ ạt đổ xô vào thị trường chứng khoán, trong đó phần lớnkhông mấy am hiểu gì về tính đặc thù và các yếu tố kỹ thuật của thịtrường này, thậm chí cũng không cần biết đến thực chất của nhữngdoanh nghiệp mà họ chọn mặt gửi vàng để đầu tư. Tâm lý bầy đàn bắtđầu như vậy. Thường thì tâm lý này phổ biến trong loại thị trường chínhthức – tức thị trường có các doanh nghiệp được niêm yết cổ phiếu.Nhưng ở nước ta, một điểm đặc biệt của tâm lý đám đông là lại thíchgiao dịch nhanh gọn và có mức lời cao qua thị trường không chính thức(còn gọi là thị trường OTC).Với tính đơn giản mặc dù đầy rủi ro và lừa lọc, OTC vẫn hấp dẫn rấtnhiều người chơi cổ phiếu không chính thức, đặc biệt đối với nhữngngười không mấy quan tâm đến yếu tố kỹ thuật chứng khoánVới những người này, điều duy nhất mà họ thật sự để tâm là giá cổ phiếusau khi được sang tay bằng một mảnh giấy, sẽ tăng lên được bao nhiêunếu được sang lại cho các thế hệ F3, F4.Cùng lúc, sự bùng nổ một cách khó hiểu của thị trường chứng khoáncũng khiến trong tâm lý đám đông xuất hiện sự cả tin một cách kỳ lạtrước mọi thông tin và kể cả tin đồn.Cứ mua là thắng – đó là một đặc tính của tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻtrong thời buổi hoàng kim của thị trường chứng khoán.Không cứ gì cổ phiếu của các “đại gia” như FPT, SSI, SJC, mà người tađã biết đến không ít trường hợp doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng19cổ phần được đấu giá lại có giá trúng bình quân gấp đến vài chục lầnmệnh giá ban đầu.Một số chuyên gia về thị trường chứng khoán đã lắc đầu vì không thể lýgiải nổi tại sao cái không hề có tên gọi là thực chất như vậy, còn đượcgọi là những chỉ số ảo, lại được quá nhiều người mong đợi và thực tế làđã biến cái ảo kia thành những số tiền lời có thực, mà còn lời nhiều làđằng khác.Một vài cuộc điều tra bỏ túi đã cho thấy phần đông các bà tiểu thương,người về hưu, sinh viên chẳng hề biết nhiều về số doanh nghiệp lên sàn,thậm chí có người “lên sàn” với hành trang duy nhất là “con mã chứngkhoán”, và trong khi luôn mong ngóng cái bảng điện tử kia giữ đượcmàu xanh, thì họ cứ mải miết lẩm nhẩm mã chứng khoán của họ nhưniệm thần chú vậy.Như giới nghiên cứu đã đúc kết, trong kinh doanh chứng khoán, tiền vàtâm lý đám đông là hai yếu tố quan trọng bậc nhất, tác động đến chiềulên hay xuống của các chỉ số chứng khoán.Nông dân "nghía" sàn chứng khoánSau mùa trúng giá cá tra, nhiều nông dân có bạc tỉ trong tay đều muốnthử một lần với chứng khoán nhưng còn... sợ vì cho rằng mình chưa hiểubiết nhiều, hơn nữa Internet vùng quê “chạy như rùa”...Thêm nhiều nông dân lên sànTừ năm 2000, sau khi cổ phần hóa, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩuthủy sản An Giang (Agifish) đã niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giaodịch chứng khoán TP.HCM, qua đó nhiều nông dân cũng đã biết đến sàngiao dịch chứng khoán.Một số nông dân khác cũng chịu khó học hỏi và trở thành nhà đầu tư tàichính dày dạn kinh nghiệm.2. Giải pháp giảm hành vi bầy đàn trên thị trường VNHành vi bầy đàn tồn tại rất mạnh trên thị trường VN, sự tăng giá liên tụccũng như sự đảo chiều mạnh mẽ của thị trường trong những năm vừa20qua ở mức độ nào đó cho thấy thị trường khá bất ổn và hàm chứa nhiềurủi ro hệ thống.Từ những nguyên nhân được phân tích trên đây, một vàigiải pháp để giảm bớt hành vi bầy đàn trên thị trường VN là:a) Tăng chất lượng thông tin và minh bạch thông tin.Thông tin có chất lượng và thông tin được minh bạch sẽ tạo niềm tin chonhà đầu tư để họ tự tin đưa ra quyết định đầu tư dựa vào thông tin chínhthức mà doanh nghiệp công bố chứ không phải nghe những tin hànhlang. Để thông tin trong các báo cáo tài chính có chất lượng thì trước hếtcác doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc hạch toán kế toán, khôngđể xảy ra chênh lệch quá lớn giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểmtoán. Các cơ quan chức năng cũng cần cụ thể hóa các chuẩn mực vàhướng dẫn thực hành chi tiết, chẳng hạn như đối với việc lập dự phòngcác khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết, làm sao để xác định giá trị thịtrường khi lập báo cáo, để tạo sự nhất quán trong hạch toán của doanhnghiệp và của kiểm toán viên.b) Tăng thêm nội dung thông tin trên báo cáo thường niênChẳng hạn như yêu cầu báo cáo thường niên phải có phần phân tích củaban quản lý công ty về tình hình kinh doanh, tỷ trọng doanh thu và thunhập từ hoạt động chính, rủi ro mà công ty sẽ phải đối mặt trong hoạtđộng, chính sách quản trị rủi ro, mục tiêu tăng trưởng, báo cáo chi tiết vềthay đổi vốn cổ phần… để giúp nhà đầu tư có nhiều thông tin và hiểu rõhơn về doanh nghiệp trong việc ra quyết định. Các cơ quan chức năng(chẳng hạn như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Sở Giao dịchChứng khoán) cần tổ chức các buổi hội thảo hoặc các buổi gặp gỡ lãnhđạo doanh nghiệp để nói về lợi ích của việc nâng cao chất lượng thôngtin và minh bạch thông tin của doanh nghiệp, dần dần thay đổi suy nghĩkhông mấy thiện cảm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay vềminh bạch thông tin. Ngoài ra cần phải chuẩn hóa việc minh bạch thôngtin để đảm bảo các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận thông tin như nhau,chẳng hạn quy định thông tin phải được công bố cùng lúc trên các21phương tiện công bố thông tin, trên website củaSở Giao dịch Chứngkhoán, và website của doanh nghiệp. Thậm chí thông tin chỉ nên đượccông bố qua một kênh chính thống.Đối với các hành vi giao dịch nội gián, thông tin sai sự thật và đầu cơlàm giá, thứ nhất cần phải thay đổi mức hình phạt theo hướng tăng mạnhmức xử phạt hành chính, vì hiện tại theo quy định tại các điều 26, 27 và28 của Nghị định 36/2007/NĐ-CP mức xử phạt đối với các hành vi nàychỉ từ 30 triệu đến 50 triệu đối với cá nhân và 50 triệu đến 70 triệu đốivới các tổ chức đầu tư là quá thấp. Thứ hai, cần xem xét và bãi bỏ quyđịnh mỗi nhà đầu tư chỉ có một tài khoản giao dịch mà hiện tại đã vàđang bộc lộ nhiều hạn chế và tạo sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư,tạo cơ hội cho những kẻ bất chính lợi dụng kẽ hở để làm giá. Thứ ba,sớm nâng cấp cơ sở hạ tầng để chuyển đổi từ hệ thống lưu ký hai cấpsang hệ thống lưu ký một cấp, từ đó các cơ quan chức năng có thể quảnlý trực tiếp đến tài khoản của từng nhà đầu tư chứ không phải chỉ quảnlý tài khoản tổng hợp của thành viên lưu ký như hiện nay, điều này sẽgiúp phát hiện sớm những giao dịch đáng ngờ. Gần đây sự kiên quyếtđối với các hành vi sai phạm này trên thị trường chứng khoán đã đãđược thể hiện trong Thông tư liên tịch 46 /2009/TTLT-BTC-BCA ngày11 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công an, và cũng đã đượcđưa vào trong Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều củaBộ luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 19/6/2009 có hiệu lực từ ngày1/1/2010. Tuy nhiên các quy định pháp lý này trở thành công cụ giúphạn chế hành vi giao dịch nội gián, thao túng giá và thông tin sai sự thậtđến mức nào một phần tùy thuộc vào năng lực của những người chịutrách nhiệm giám sát thị trường, vì thế cần phải nâng cao năng lựcchuyên môn và khả năng phát hiện sai phạm của họ (như khả năng phântích diễn biến khối lượng giao dịch và giá, đối tượng thực hiện giaodịch… đối những giao dịch bất thường) cũng là vấn đề đáng được quantâm.22c) Tăng tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân vàkhuyến khích phát triển các nhà đầu tư tổ chức.Nhà đầu tư cần hiểu rằng, đầu tư trên thị trường chứng khoán luôn hàmchứa rủi ro, điều quan trọng là nhà đầu tư cần phải thiết lập được mụctiêu đầu tư của mình về cả hai khía cạnh rủi ro và tỷ suất sinh lợi, kiênđịnh với mục tiêu đầu tư tương ứng với khẩu vị rủi ro của mình,tránhhành động mù quáng theo những tin đồn trên thị trường.…Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy một thị trường ổn định vàphát triển không thể thiếu các nhà đầu tư tổ chức, với quy trình định giáchuyên nghiệp và kỷ luật đầu tư nghiêm ngặt, các tổ chức đầu tư sẽ gópphần giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn.d) Tăng lượng chứng khoán tự do giao dịch và đa dạng hơn cácloại hàng hóa.Với tỷ lệ sở hữu nhà nước trong các công ty niêm yết khá cao như hiệnnay, việc giảm sở hữu nhà nước là một giải pháp để giúp số lượng cổphiếu tự do giao dịch trên thị trường tăng, làm tăng hàng hóa cho thịtrường. Ngoài ra cần xem xét đưa ra thị trường nhiều loại hàng hóa khácđặc biệt là xây dựng lộ trình phát triển thị trường phát sinh để tăng cơhội đầu tư như giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tưcủa họ.Mặc dù hành vi bầy đàn là một dạng tâm lý của con người nên không thểtriệt tiêu hoàn toàn, nhưng với những giải pháp phù hợp, hành vi bầy đànkhông hợp lý sẽ được hạn chế, từ đó góp phần giảm bớt tình trạng bongbóng và những đổ vỡ mang tính hệ thống của thị trường, giúp thị trườngphát triển ổn định và chuyên nghiệp hơn, giảm rủi ro cho nhà đầu tư vàtăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp để đáp ứng nhucầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.PHẦN KẾT LUẬNThông qua bài tiểu luận của nhóm, có thể thấy tuy TTCK Việt Nam đếnnay đã phát triển và có đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước,23nhưng vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế chẳng hạn như hiện tượng bầyđàn đã nói ở trên. Những tác động tiêu cực cụ thể là làm cho nền kinh tếmở rủi ro hơn, dễ tổn thương hơn,tình trạng bong bóng, nguy cơ đổ vỡTTCK, TTCK lấn át ngân hàng thương mại… Bên cạnh phân tích vấnđề, bài viết đã có những gợi ý cũng như giải pháp cho hiện tượng nàynhằm góp phần ngăn chặn và phát triển TTCK Việt Nam vững bề hơn.TÀI LIỆU THAM KHẢO24
Tài liệu liên quan
- Đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
- 75
- 1
- 24
- Tài liệu Luận văn: Đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam pptx
- 76
- 832
- 5
- Luận văn: KIỂM ĐỊNH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ VÀ RỦI RO HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM potx
- 105
- 483
- 2
- thảo luận môn thị trường chứng khoán đề tài Nghiên cứu về hành vi bầy đàn trên thị trường Chứng khoán Việt Nam
- 38
- 930
- 0
- Nhận diện và lý giải hành vi bầy đàn trên thị trường chúng khoán việt nam
- 87
- 650
- 8
- Sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam
- 138
- 1
- 6
- Kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khóan việt nam
- 114
- 275
- 3
- Luận văn Kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- 70
- 330
- 1
- Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam và khuyến nghị chính sách
- 8
- 510
- 3
- Kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và rủi ro hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam
- 46
- 175
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(118.49 KB - 24 trang) - PHÂN TÍCH HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Khái Niệm Bầy đàn
-
Hành Vi Bầy đàn (Herd Behaviour) - Trí Thức VN
-
Tâm Lý Bầy đàn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiệu ứng Bầy đàn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tâm Lí Bầy đàn (Herd Instinct) Là Gì? Tâm Lí Bầy đàn Và Bong Bóng ...
-
Bàn Về Tâm Lý Bầy đàn Của Con Người: Từ đời Sống đến Hoạt động ...
-
Hành Vi Bầy đàn - Herd Behavior - Wikipedia
-
Tập Hợp Bầy đàn Là Gì - Thả Rông
-
Định Nghĩa Tâm Lý Bầy đàn - Tieng Wiki
-
Hành Vi Bầy đàn - Wiko
-
"HÀNH VI BẦY ĐÀN" (HERD BEHAVIOUR) LÀ GÌ VÀ TẠI SAO NÓ ...
-
Tâm Lý Bầy đàn - 5 Hệ Quả Trong Cuộc Sống Và Kinh Doanh
-
Tâm Lý Bầy đàn, Lý Thuyết Triển Vọng Và Hành Vi Ra Quyết định Của Nhà ...
-
Phân Tích Những Nguyên Nhân Gây Ra Tâm Lý Bầy đàn Trên TTCK Việt ...
-
Nhà đầu Tư Chứng Khoán Cá Nhân Dễ Có Tâm Lý “bầy đàn”, Dễ Bị Dẫn Dắt