Phân Tích Hình ảnh Bãi Cát Và Người đi Trên Bãi Cát Trong Bài Ca Ngắn ...
Có thể bạn quan tâm
Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- 1. Dàn ý phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát
- 2. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát mẫu 1
- 3. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát mẫu 2
- 4. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát mẫu 3
- 5. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát mẫu 4
- 6. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát mẫu 5
Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát để thấy được tâm trạng bi phẫn của Cao Bá Quát vưa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc tham khảo để có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
1. Dàn ý phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát
1. Mở bài
- Giới thiệu về nhà thơ Cao Bá Quát và bài thơ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát".
- Khái quát về tâm trạng bi phẫn của tác giả được thể hiện qua hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát.
2. Thân bài
a. Tâm trạng bi phẫn của tác giả được thể hiện qua hình ảnh bãi cát
- Hình ảnh những bãi cát mênh mông nối tiếp nhau: "Bãi cát dài, lại bãi cát dài"
+ Tả thực những bãi cát xuyên suốt dải đất miền Trung khô cằn
+ Ẩn dụ cho con đường công danh lận đận, bế tắc.
- Nhận thức rõ về những khó khăn bủa vây trên con đường danh lợi: "núi muôn trùng", "sóng muôn lớp".
b. Tâm trạng bi phẫn của tác giả được thể hiện qua hình ảnh người đi trên bãi cát
- Tâm trạng bi phẫn của tác giả được thể hiện qua cảm nhận về chặng đường trên bãi cát:
+ "Đi một bước như lùi một bước": diễn tả những bước chân mỏi mệt, nặng nề, khó nhọc của người lữ hành.
+ "Lữ khách trên đường nước mắt rơi" chứa đựng tâm trạng bi phẫn, uất ức, cay đắng của tác giả.
- Tâm trạng bi phẫn của tác giả được thể hiện qua nhận thức và quan niệm độc đáo về con đường công danh.
+ Thông qua cách nói "phường danh lợi", tác giả đã phần nào thể hiện thái độ coi thường và ngầm phê phán những kẻ đang "tất tả" trên con đường công danh.
+ Câu hỏi "Anh còn đứng làm chi trên bãi cát" vang lên như một lời tự vấn, tự trách chính bản thân mình khi miệt mài đeo đuổi công danh, đồng thời thể hiện sự chán chường của tác giả.
3. Kết bài
- Đánh giá về ý nghĩa tâm trạng bi phẫn của tác giả Cao Bá Quát được thể hiện qua bài thơ.
2. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát mẫu 1
Cao Bá Quát nổi tiếng trong lịch sử không chỉ bởi tài văn hay chữ đẹp hơn người. Đương thời và sau này tôn vinh, ngưỡng mộ ông còn bởi nhân cách cao khiết, khí phách hiên ngang, đặc biệt là tư tưởng tự do, phóng khoáng, hoài bão vượt lên trên những tù túng của thời đại để sống có ích, có nghĩa. Tuy nhiên, sống trong thời kì chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Cao Bá Quát sớm phải mang nỗi bi phẫn của người trí thức ôm ấp nhiều lí tưởng lớn cao đẹp nhưng cuối cùng thất vọng và bế tắc trên con đường mình đã lựa chọn. Bài ca ngắn đi trên bãi cát là khúc ca của nỗi niềm bi phẫn ấy.
Để thể hiện tâm trạng của mình, tác giả đã xây dựng trong tác phẩm hai hình ảnh giàu ý nghĩa: Hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên bãi cát. Hình ảnh bãi cát trong bài trước hết là hình ảnh có thực, nó gắn liền với hành trình vào kinh ứng thí của nhà thơ. Khi đi dọc dải đất miền Trung, Cao Bá Quát đã bao lần nhìn thấy khung cảnh những cồn cát mênh mông trải dài trong nắng và gió Lào khắc nghiệt, bao lần thấm thía nỗi nhọc nhằn, khổ ải khi bước đi trên cát. Cảnh đó trở thành một ấn tượng đậm nét trong tâm trí nhà thơ và khi đi vào tác phẩm đã mang một ý nghĩa tượng trưng đặc sắc. Những bãi cát dài mênh mông, bãi cát này nối tiếp bãi cát khác - "Bãi cát dài, lại bãi cát dài " đường công danh mờ mịt nhọc nhằn của tác giả và của bao trí thức đương thời. Con đường ấy kéo dài tưởng như vô tận với biết bao chông gai hiểm trở đang chờ đợi người lữ khách. Cùng với hình ảnh - bãi cát, hình ảnh đường ghê sợ: phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng; phía nam núi Nam, sóng dạt dào là hình ảnh tượng trưng cho con đường đời không lối thoát đang mở ra trước mắt nhà thơ.
Gắn liền với hình ảnh bãi cát là hình ảnh người đi trên bãi cát. Bãi cát dài mênh mông, vô tận, người lữ hành mải miết, cặm cụi đi trong mệt mỏi đau khổ.
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Thấm thía cái nhọc nhằn, gian truân, khổ ải của hành trình đi tìm công danh, đặc biệt ý thức về cái vô nghĩa, phù phiếm của danh lợi, người lữ hành bắt đầu suy ngẫm về con đường mình đã lựa chọn.
Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Nỗi băn khoăn càng lớn khi người đi đường nhận rõ thực tại trước mắt mình:
... Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít
...
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Nên đi tiếp hành trình còn dang dở hay dừng lại, từ bỏ nó? Tính sao đây? Đi tiếp thì không đành mà dừng lại cũng không được. Nỗi trăn trở của nhà thơ đến đây rơi vào bế tắc. Khúc ca cùng đường đã cất lên trong nỗi bi phẫn của một con người đã không thể nào tìm thấy hướng đi như mong muốn giữa cuộc đời mờ mịt. Kết thúc bài thơ là một hình ảnh cũng là một câu hỏi chưa có lời giải đáp: Anh đứng làm chi trên bãi cát? Người lữ hành sau nhiều day dứt, trăn trở cuối cùng vẫn chưa thể có một bước đi dứt khoát nào, đành đứng chôn chân giữa sa mạc cuộc đời.
Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát chính là hình ảnh của nhà thơ cũng như bao trí thức đương thời trong những năm tháng đen tối, mờ mịt của chế độ phong kiến. Dẫu có bế tắc, vô vọng song qua nỗi niềm bi phẫn ấy đã cho thấy dấu hiệu rõ nét của một sự thức tỉnh đáng quý của những kẻ sĩ đương thời trước con đường công danh truyền thống và trước hiện thực xã hội.
Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa xuất phát từ hiện thực thiên nhiên, hiện thực xã hội và hiện thực tâm trạng của Cao Bá Quát. Những hình ảnh đó không chỉ góp phần thể hiện những nỗi niềm tâm sự riêng của nhà thơ mà còn phản ánh cảnh ngộ con người một thời, nhiều thời nếu cùng cảnh ngộ. Trong bối cảnh tư tưởng phong kiến bao trùm bóng đen hắc ám của nó xuống tư tưởng con người, bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát thể hiện một sự vận động lớn lao trong tư tưởng nghệ thuật của thời đại.
3. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát mẫu 2
Tác giả Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi danh tài hoa và khí phách, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát). Đây là một bài thơ có rất nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc thể hiện được tâm trạng chán ghét của nhà thơ trước tình cảnh đương thời.
Cao Bá Quát (1809-1855), tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường Mẫn Hiên, quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Thời nhỏ Cao Bá Quát đã nổi tiếng bởi sự tài giỏi thông minh, tham gia khoa cử từ sớm nhưng lận đận, mãi đến năm 23 tuổi mới đỗ cử nhân, 9 năm tiếp theo ông kiên trì theo đổi kỳ thi hội nhưng không đỗ, năm 34 tuổi được giữ một số chức quan nhỏ. Tuy nhiên vì tính cách phóng khoáng, nên ông đã phải chịu nhiều những hậu họa nghiêm trọng. Con người Cao Bá Quát có thể gói gọn trong hai chữ tài hoa và khí khách, bởi sự học rộng biết nhiều, chữ viết đẹp, tính cách phóng túng, tự do, cá tính luôn tìm cách đổi thay xã hội từ túng, lạc hậu. Ông có số lượng tác phẩm rất khổng lồ, tuy nhiên đã bị tiêu hủy phần lớn, nội dung xuyên suốt trong các sáng tác bao gồm phê phán chế độ phong kiến trì trệ bảo thủ, thể hiện tư tưởng đổi mới có tính chất tự phát.
Bài thơ Sa hành đoản ca chính là minh chứng rõ ràng nhất cho hai nội dung kể trên, được sáng tác vào một trong những lần Cao Bá Quát vượt qua các tỉnh miền Trung cát trắng vào Huế để thi Hội. Bài thơ được viết theo thể hành, thể thơ tự do, không gò bó vần điệu, hình thức số câu số chữ.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bãi cát dài được tập trung tái hiện trong câu thơ mở đầu:
"Bãi cát dài lại bãi cát dài"
Tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật, bao gồm biện pháp lặp từ "bãi cát" kết hợp với tính từ "dài" tạo ấn tượng về sự mênh mông, bao la, vô tận của bãi cát , từ "lại" khơi gợi cảm giác về sự liên tiếp, lặp lại. Điều đó gợi cho người đọc hình ảnh một bãi cát tựa hoang mạc khô cằn xa tít tắp, không có điểm dừng. Bãi cát dài ấy cũng là con đường cùng, thể hiện qua hai câu ở gần cuối bài thơ:
"Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt"
Có thể thấy bãi cát rộng lớn như hoang mạc ấy lại bị bao quanh bởi "núi muôn trùng" và "sóng muôn đợt", cuối cùng nơi đây trở thành điểm cùng không lối thoát cho người đi trên ấy. Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng này vừa mang ý nghĩa tả thực về con đường mà tác giả đi qua để vào kinh đô Huế thi Hội, vừa mang tính biểu tượng cho con đường đời nhọc nhằn, là con đường công danh toàn bế tắc, cũng là con đường tiến thân không lối thoát của các trí thức đương thời trong đó có tác giả.
Ngoài hình ảnh bãi cát thì bài thơ chủ yếu tập trung vào hình ảnh của người đi đường và tâm trạng phẫn uất của Cao Bá Quát. Điều ấy thể hiện rất rõ trong những câu thơ đầu như sau:
"Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!"
Hành trình đi trên bãi cát quả thực rất vất vả, bước đến đâu cát lún chân đến đó, nặng nề, khó nhọc, dù bước về phía trước nhưng lại cứ tưởng như đang đi lùi. Hơn thế nữa khi mặt trời xuống núi vạn vật đều đã nghỉ ngơi, chỉ có người đi trên bãi cát vẫn phải tiếp tục tiến bước mà không được dừng, bởi con đường này vất vả gian nan quá, họ phải tận dụng tối đa thời gian để nhanh chóng thoát ra khỏi khung cảnh như không lối thoát khiến người ta chán nản này. Chính vì sự mệt mỏi trong cái hành trình vất vả ấy, nên người khách lữ hành đã bộc lộ tâm trạng của mình, trước hết là ở hình ảnh "nước mắt lã chã rơi", thể hiện sự cay đắng, tủi cực đến vô cùng của người khách bộ hành trên con đường quá gian nan vừa xa xôi vừa mịt mờ của mình. Cụm từ "bao giờ ta hết ta oán", là một câu hỏi nhấn mạnh sự giận dữ, sự chán nản, sự ngao ngán khi cứ phải hành xác trên cái con đường dài tít tắp, và dường như chẳng bao giờ kết thúc ấy.
Trong những câu thơ tiếp, tác giả tiếp tục thể hiện cái nhận thức của mình về việc theo đuổi công danh:
"Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?"
Cao Bá Quát nhận ra rằng, công danh cũng chính là danh lợi và người theo đuổi công danh chính là "phường danh lợi", thái độ của tác giả ở đây là sự mỉa mai coi thường. Hơn thế nữa công danh còn là một thứ rượu, với men say đầy cám dỗ, cho nên tác giả gọi người theo đuổi công danh được nhận thức là người say bị hơi men dẫn dắt, không tỉnh táo, không ý thức được việc mình làm, thể hiện thái độ phê phán với người theo đuổi công danh. Cao Bá Quát đã tỏ thái độ phê phán, coi thường con đường theo đuổi công danh vô nghĩa, đồng thời cũng phê phán chính bản thân mình là một trong những con người mê muội ấy.
Sau tất cả những nhận thức trên, Cao Bá Quát đi đến kết luận riêng cho bản thân:
"Bãi cát, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng lam chi trên bãi cát?"
"Tính sao đây?" là câu hỏi tác giả tự thức tỉnh bản thân mình, để đưa ra một lựa chọn dứt khoát, thì đến câu hỏi cuối bài lại chính là câu trả lời của chính tác giả "Anh còn đứng là chi trên bãi cát?", chốn công danh nhiều thị phi, mờ mịt, là chốn cùng đường của kẻ sĩ, liệu còn đáng để theo đuổi, tác giả đã tự thôi thúc bản thân phải rời khỏi chốn đó, thoát ra cái cục diện bế tắc, gian nan tựa bãi cát vô tận kia.
Bài thơ Sa hành đoản ca thể hiện sự ghét bỏ đối với con đường danh lợi mịt mờ, đầy bế tắc của xã hội đương thời, đồng thời bày tỏ niềm ao ước được thay đổi cuộc sống, bước ra khỏi cái vòng luẩn quẩn chán chường ấy. Thể ca hành tự do đã thể hiện xuất sắc tâm tính phóng khoáng, cá tính, thích tự do của Cao Bá Quát trên nhận thức về con đường công danh đầy khó nhọc, vất vả của mình và của những kẻ sĩ đương thời.
4. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát mẫu 3
Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ở ông hiện lên hai phẩm chất rất cao đẹp ấy là sự tài hoa và khí phách. Ông có rất nhiều các sáng tác thơ, văn cả chữ Hán và Nôm khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn đã bị thiêu hủy và thất lạc qua năm tháng, nay chỉ còn một số ít còn sót lại. Trong đó, bài hành Sa hành đoản ca là một trong những tác phẩm thể hiện vừa vặn cái tài hoa và khí phách của nhà thơ. Đây là một bài hành có nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, nói lên cái nỗi ngán ngẩm trước thế sự đầy bí bách, khuôn khổ quá cứng nhắc của xã hội phong kiến xưa.
Bài thơ có hai hình tượng chính làm nên nội dung của bài đó là hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên bãi cát. Mở đầu đó là hình ảnh của bãi cát như sau:
“Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.”
Ta có thể mường tượng ra một khung cảnh mênh mông tận cùng, đó là những bãi cát vàng trải dài, hết bãi này lại tới bãi kia tưởng như chẳng có điểm dừng. Đứng trên đó ta không thể thẩy điểm đầu, cũng mù mờ điểm cuối, có cảm giác đây là một hoang mạc, khô cằn, dấy vào tâm trí con người một sự bất lực, chán nản không thôi. Đặc biệt là cái hình ảnh bước chân trên cát “Đi một bước như lùi một bước”, rõ ràng là chân vẫn miệt mài tiến về phía trước, ấy vậy mà tác giả lại có cảm tưởng như đang lùi lại, đôi chân lún dưới cát khiến từng bước đi thêm nặng nề, bãi cát lại càng trở nên dài hơn, quãng đường vượt ra khỏi bãi cát càng trở nên xa vời.
Không chỉ có hình ảnh bãi không thôi mà khung cảnh xung quanh bãi cát cũng đóng góp một phần to lớn khiến bãi cát vốn đã dài đằng đẵng như hoang mạc ấy trở thành con đường cùng trong tầm mắt của người khách bộ hành. Điều đó thể hiện trong những câu thơ gần cuối của bài thơ như sau:
“Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.”
Trong miêu tả của Cao Bá Quát, bãi cát ấy dường như bị bao quanh bởi một bên là “núi muôn trùng”, một bên là biển với “sóng muôn đợt”. Hai cái quang cảnh ấy như kìm kẹp người khách bộ hành ở giữa một đám cát vàng bao la, không có điểm dừng, buộc người khách phải đi tiếp, bởi chẳng có lối thoát nào ở đây. Nhưng đi tiếp ta thấy được gì, chỉ có những bãi cát nối dài tưởng mãi mãi, thế có khác nào con “đường cùng” trong khúc hát của Cao Bá Quát đâu. Những hình ảnh ấy một phần là cảnh tả thực con đường đi vào Huế tham gia kỳ thi Hội, lấy công danh của Cao Bá Quát, lúc phải băng qua các tỉnh miền Trung, cát trắng cả tâm hồn. Nhưng sâu sắc hơn cả là cái ý nghĩa biểu tượng mà nhà thơ gửi vào bãi cát, đó là con đường công danh đầy gian khổ, bế tắc và mờ mịt của những nhân sĩ đương thời, nhưng không có cách nào khác họ vẫn buộc phải bước trên con đường tiến mà như lùi ấy.
Hình ảnh bãi cát đã như vậy, nhưng hình ảnh người đi trên bãi cát lại còn cho ta những cái nhìn biểu tượng sâu sắc hơn cả.
“Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!”
Đọc thơ ta thấy sau cái hình ảnh bãi cát dài vô tận, đó chính là hình ảnh của người đi trên bãi cát. Từng bước chân vì lún cát, mà tưởng chừng tiến như lùi, hết sức khó khăn, gian khổ. Tuy cực khổ, vất vả thế nhưng lữ khách lại chẳng dám dừng bước dù mặt trời đã lặn, khi mà con người và thiên nhiên bắt đầu trở về trạng thái nghỉ ngơi. Bởi suy cho cùng, vốn dĩ trên một vùng cát rộng lớn, trống trải như vậy, con người có cảm giác cô đơn kèm theo đó là nỗi sợ hãi, sợ hãi cái không gian mịt mù không biết đâu là đường ra. Chính vì thế dù có khó khăn vất vả, họ cũng phải cố gắng hết sức để thoát ra khỏi cái chốn vô tận cát trắng ấy, thoát khỏi cái cảm giác hoang mang đang bủa vây quanh mình. Cái vất vả khổ cực đi trên cát thì chỉ có người đi trên đó mới có thể hiểu được và qua câu thơ “Lữ khách trên đường nước mắt rơi” thì ta lại càng thấm thía thêm điều ấy. Phải khó khăn thế nào, mà người đi đến nỗi rơi cả nước mắt, có khi là cả mồ hôi quyện vào nữa. Đó là những giọt nước mắt đầy cay đắng, thậm chí là cả sự phẫn nộ của nhà thơ. Cao Bá Quát uất ức vì phải đi con đường khổ sở, lại cũng chẳng học được cách vừa đi vừa ngủ cho bớt cực nhọc, ông cứ phải oằn mình mà nếm trải cái nỗi khổ đi trên cát. Giận, giận lắm! Nỗi hờn giận biết trút đâu cho hết!
Đi hết những câu thơ về việc đi trên cát, là những câu thơ về cái nhận thức của nhà thơ về con đường công danh trong cái xã hội vốn lạc hậu tù túng này.
“Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?”
Cao Bá Quát đã có một cái so sánh ngụ ý rất hay, nhà thơ cho rằng những con người đang theo đuổi đường công danh chính là những “phường danh lợi”, tức đi thi cử cốt cũng chỉ vì chút danh, chút lợi tầm thường, cũng chẳng khác các thể loại phường buôn bán, phường hát hò là mấy, cũng tất tả như nhau. Ý khinh miệt đã rõ ràng trong mặt chữ đến thế. Đối với Cao Bá Quát, công danh là một thứ rượu mạnh, nghe mùi có vẻ thơm ngon, khiến biết bao người say đắm, cứ mải mê chạy theo mãi, để được một lúc thưởng thức. Thế rồi hậu quả là người ta cứ mải mê nhấm nháp cái thứ rượu “công danh” đó, có người không tỉnh được, có người không muốn tỉnh, còn lại được bao người như Cao Bá Quát, say mãi rồi cũng tỉnh ra được. Ông phê phán những con người mải mê đường danh lợi mà không ý thức được những việc mình làm, rốt cuộc là có đáng hay không, và cũng là tự phê phán chính bản thân ông. Cao Bá Quát cũng từng mải mê với cái gọi là “công danh”, cũng cứ tất tả 9 lần vượt cát trắng vào Huế đi thi. Cuối cùng, khi đứng giữa một trời cát, nhà thơ đã tỉnh lại sau cơn mê, để hỏi một câu đầy thấm thía.
“Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”
Đó là một câu hỏi đầy hoang mang, không định hướng, cũng là một lời chất vấn cho cái sự u mê của bản thân mình. Nhà thơ đang tự thôi thúc bản thân phải bước ra khỏi cái chốn mờ mịt, gian nan ấy, cái nơi vốn chẳng còn đáng để cho những kẻ sĩ như ông phải cực nhọc theo đuổi nữa.
Bài thơ Sa hành đoản ca là một bài thơ hay, có nhiều ý nghĩa biểu tượng. Trước hết là cái nhìn đầy sáng suốt của Cao Bá Quát về con đường công danh mà bấy lâu biết bao kẻ sĩ tất tả theo đuổi. Đó là một con đường vô tận, vất vả và nhiều cay đắng, thứ mà nó mang lại đó chỉ là cái danh lợi đầy tầm thường, vốn chẳng xứng để theo đuổi thêm nữa. Bài thơ còn thể hiện cái khao khát thay đổi cuộc sống, được bước ra khỏi cái con đường chán chường ấy, để bước đi một con đường mới tốt đẹp hơn.
5. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát mẫu 4
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Cao Bá Quát là một trong những gương mặt nổi bật với tài năng cùng khí phách hơn người. Qua những sáng tác của ông, độc giả có thể thấy được chí khí hiên ngang cùng sự ngang tàn của người anh hùng không chịu "khom lưng cúi đầu" trước những gò bó và sự khuôn phép đầy rẫy những bất công của xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc và tiến bộ của tác giả. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua tác phẩm "Sa hành đoản ca". Ở tác phẩm này, tác giả đã xây dựng tứ thơ độc đáo và sử dụng những hình ảnh mới mẻ, đặc sắc để bộc lộ cảm xúc và nhân sinh quan của mình. Thông qua hai hình tượng là hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát, chúng ta có thể thấy được tâm trạng bi phẫn của Cao Bá Quát về sự truân chuyên, bất công, ngang trái trên con đường công danh.
Trong tác phẩm, tâm trạng bi phẫn của tác giả đã được thể hiện thông qua hai hình ảnh bãi cát và người khách lữ hành trên bãi cát. Đây là hai hình ảnh tồn tại song hành và sóng đôi xuyên suốt bài thơ. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh những bãi cát mênh mông nối tiếp nhau và tưởng chừng như kéo dài đến vô tận: "Bãi cát dài, lại bãi cát dài". Tuy nhiên, đó không chỉ là hình ảnh tả thực những bãi cát miền Trung khô cằn qua năm tháng cùng những ngọn gió Lào khắc nghiệt mà còn là ý niệm ẩn dụ cho con đường công danh lận đận, bế tắc của tác giả Cao Bá Quát nói riêng và của tầng lớp trí thức đương thời nói chung. Mặc dù nổi tiếng từ nhỏ với trí thông minh cùng tài năng hơn người: "trong một bài văn thường có những thần cú" (trích Cao Bá Quát, Danh nhân truyện kí) nhưng ông lại gặp nhiều truân chuyên trên con đường khoa cử. Con đường gian nan, trắc trở này đã được ông miêu tả thông qua những vần thơ đầy ám ảnh:
"Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía Nam núi Nam, sóng muôn đợt"
Qua những kì thi Hương, thi Hội, nhà thơ đã có cái nhìn sáng suốt về con đường danh lợi. "Núi muôn trùng" và "sóng muôn đợt" dường như đã tạo nên một mê cung không lối thoát chứa đựng vô vàn chông gai, khó khăn đối với người khách bộ hành.
"Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi"
Những câu thơ mang đậm chất tự sự và suy tưởng đã miêu tả bước chân nặng nề, khó nhọc qua sự quẩn quanh bế tắc và tình thế "tiến thoái lưỡng nan" trong vùng sa mạc vô bờ bến của con người. Người bộ hành vẫn bước đi không ngừng nghỉ giữa khoảng không gian bao la nắng gió, nhưng những bước chân mỏi mệt lún sâu vào cát đã tạo nên cảm giác: "Đi một bước như lùi một bước". Niềm hi vọng thoát khỏi sa mạc vì thế càng trở nên mong manh và xa vời. Trong tình cảnh dù mặt trời đã lặn nhưng những bước chân mỏi mệt vẫn chưa thể dừng lại, giọt nước mắt rơi trên đường của người "lữ khách" không chỉ là giọt nước mắt cay đắng của sự mỏi mệt mà còn chứa đựng tâm trạng bi phẫn, uất ức, cay đắng và tủi cực của tác giả trước thực tại đầy rẫy những éo le, và kết tinh thành nỗi oán giận "giận khôn vơi" đối với con đường công danh.
Thái độ bi phẫn của tác giả còn được thể hiện thông qua nhận thức và quan niệm độc đáo về con đường công danh mà tầng lớp trí thức đương thời đang đeo đuổi:
"Xưa nay, phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người"
Là một người "lữ hành" trải qua nhiều truân chuyên, vất vả trên con đường khoa cử, tác giả hiểu rõ sự cám dỗ của "phường danh lợi" - thứ khiến cho biết bao người mưu cầu và "tất tả" ngược xuôi. Ông ví điều này cũng giống như việc thưởng thức những ly rượu ngon để rồi trong hơi men say nồng, con người không thể vượt thoát vòng xoay của sự cám dỗ. Thông qua cách nói "phường danh lợi", tác giả đã phần nào thể hiện thái độ coi thường và ngầm phê phán những kẻ đang "tất tả" trên con đường công danh, và cũng chính là lời tự trách đối với bản thân mình. Bởi vậy, kết thúc bài thơ, nhà thơ đã nêu bật câu hỏi như một lời tự vấn chính mình: "Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?". Trước tình cảnh muôn trùng núi và sóng mịt mờ, tác giả không biết "tính sao đây" và không thể xác định được phương hướng: chịu cảnh "bất đắc kì tử" cuốn theo vòng danh lợi, hay vẫy vùng vượt thoát ải công danh. Ẩn sau từng con chữ là thái độ chán chường của tác giả đối với con đường mờ mịt, bế tắc chốn quan trường.
Như vậy, thông qua hai hình tượng song song và tồn tại xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát, chúng ta có thể thấy được tâm trạng bi phẫn của tác giả Cao Bá Quát đối với con đường "công danh đeo khổ nhục" đầy rẫy những bất công. Đồng thời, qua hai hình ảnh này, nhà thơ còn bộc lộ nhân sinh quan độc đáo và nhận thức sắc sảo, tiến bộ của mình về con đường danh lợi.
6. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát mẫu 5
Cao Bá Quát được coi như là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam. Ông không chỉ là một người học giỏi mà nổi tiếng với tài viết chữ đẹp nhưng lại gặp nhiều khó khăn trắc trở trên đường công danh. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Cao Bá Quát là một trong những gương mặt nổi bật với tài năng cùng khí phách hơn người. Qua những sáng tác của ông, ta có thể thấy được chí khí hiên ngang cùng sự ngang tàn của người anh hùng không chịu "khom lưng cúi đầu" trước những gò bó và sự khuôn phép đầy rẫy những bất công của xã hội phong kiến. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua tác phẩm "Sa hành đoản ca", tác giả đã xây dựng tứ thơ độc đáo và sử dụng những hình ảnh mới mẻ, đặc sắc để bộc lộ cảm xúc và nhân sinh quan của mình. Thông qua hai hình tượng là hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát, chúng ta có thể thấy được tâm trạng bi phẫn của Cao Bá Quát về sự truân chuyên, bất công, ngang trái trên con đường công danh.
Hình ảnh bãi cát và người khách lữ hành trên bãi cát là hai hình ảnh song hành suốt cả bài thơ. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh những bãi cát mênh mông nối tiếp nhau và tưởng chừng như kéo dài đến vô tận: "Bãi cát dài, lại bãi cát dài". Tuy nhiên, đó không chỉ là hình ảnh tả thực những bãi cát miền Trung khô cằn qua năm tháng cùng những ngọn gió Lào khắc nghiệt mà còn là ý niệm ẩn dụ cho con đường công danh lận đận, bế tắc của tác giả Cao Bá Quát nói riêng và của tầng lớp trí thức đương thời nói chung. Những câu thơ đầu của ''Sa hành đoản ca'' mở ra một hiện trạng, một cảnh ngộ và cũng là sự lên tiếng đầy bức xúc, bức bối của nhân vật trữ tình (Khách tử).
Qua nhiều lần thi Hội, thi Hương tác giả đã nhìn sáng suốt hơn về con đường danh lợi. Nó rất giang nan, vất vả "núi muôn trùng", "sóng muôn đợt" tạo nên một vòng vây không lối thoát chứa đựng nhiều chông gai:
"Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi"
Không gian và thời gian từ câu thơ trên như đe dọa, như dồn lữ khách tới cái bi thương của hoàn cảnh: ''ngày sắp tàn'' mà không gian vẫn trải mở dằng dặc, mênh mang cát trắng ''trường sa phục trường sa''. Thực cảnh '' bãi cát trắng'' ấy đem đến cảm giác thật rùng mình - Đi một bước như lùi một bước. Hình ảnh '' bãi cát dài'' vì thế có thể khơi gợi cảm hứng từ hiện thực khách quan, được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị' Trong ''Sa hành đoản ca'', bãi cát vừa tả thực: khung cảnh gợi cảm giác ngột ngạt, bó buộc, vừa biểu tượng cho ý niệm cuộc đời bế tắc, ngột ngạt. Hình tượng bãi cát dài tượng trưng của '' đường đời'' không bằng phẳng, đầy gian khổ, chông gai và ''cuộc đời'' mệt mõi, chán nản, bế tắc. Trong tình cảnh dù mặt trời đã lặn nhưng những bước chân mỏi mệt vẫn chưa thể dừng lại, giọt nước mắt rơi trên đường của người "lữ khách" không chỉ là giọt nước mắt cay đắng của sự mỏi mệt mà còn chứa đựng tâm trạng bi phẫn, uất ức, cay đắng và tủi cực của tác giả trước thực tại đầy rẫy những éo le, và kết tinh thành nỗi oán giận "giận khôn vơi" đối với con đường công danh.
Cao Bá Quát đã mượn và tưa vào tích xưa '' Ông tiên ngủ kĩ'' để gửi gắm sự sáng tạo riêng của mình trong cách nghĩ, cách nhìn vào cuộc đời và con người:
''Không học được tiên ông có phép ngủ kĩ
Trèo non lội suối giận khôn vơi.''
Về hình thức và giọng điệu của hai câu thơ trên, mới đọc cứ ngỡ như những lời ''tiên trách kĩ, tự trách kĩ''. Đọc và ngẫm nghĩ, lại hóa ra lời phản ứng quyết liệt của kẻ sĩ - thi nhân giàu bản lĩnh và cá tính. Làm sao có thể học ông tiên ngủ kĩ để mà làm ngơ, để mà nhắm mắt, để mà '' không nghe không thấy'' bao cảnh ngổn ngang, chất chồng như cát, như núi, như nước giữa cuộc đời - nhân thế. Khách trách mình tự hành hạ thân xác để theo đuổi công danh. Đằng sau lời trách gợi lên hình ảnh trang nam nhi mệt mõi, chán ngán việc theo đuổi lí tưởng, hoài bảo công danh sự nghiệp.
Bài thơ Sa hành đoản ca là một bài thơ hay, có nhiều ý nghĩa biểu tượng. Trước hết là cái nhìn đầy sáng suốt của Cao Bá Quát về con đường công danh mà bấy lâu biết bao kẻ sĩ tất tả theo đuổi. Đó là một con đường vô tận, vất vả và nhiều cay đắng, thứ mà nó mang lại đó chỉ là cái danh lợi đầy tầm thường, vốn chẳng xứng để theo đuổi thêm nữa. Bài thơ còn thể hiện cái khao khát thay đổi cuộc sống, được bước ra khỏi cái con đường chán chường ấy, để bước đi một con đường mới tốt đẹp hơn. Thể ca hành tự do đã thể hiện xuất sắc tâm tính phóng khoáng, cá tính, thích tự do của Cao Bá Quát trên nhận thức về con đường công danh đầy khó nhọc, vất vả của mình và của những kẻ sĩ đương thời.
---------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát để thấy được tâm trạng bi phẫn của Cao Bá Quát, chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng nhưu trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã cung cấp cho chúng ta dàn ý và các bài văn mẫu. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
- Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Cảm nhận về Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Từ khóa » Hình ảnh Bãi Cát ẩn Dụ Cho điều Gì
-
Sự Tương Tác Biểu Tượng Trong 'Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát' - Báo Mới
-
Trong Bài Thơ Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát, Hình ảnh Bãi Cát Dài M
-
Hình ảnh Bãi Cát được Miêu Tả Như Thế Nào Qua 4 Câu Thơ đầu? Hình ...
-
Phân Tích Hình ảnh Bãi Cát Và Người đi Trên Bãi Cát ...
-
Phân Tích Hình ảnh Bãi Cát Và Người đi Trên Bãi Cát Hay Nhất (3 Mẫu)
-
Phân Tích Hình ảnh Bãi Cát Và Người đi Trên Bãi Cát ... - THPT Sóc Trăng
-
Trong Bài Thơ "Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát", Hình ảnh ...
-
BÀI CA ĐI TRÊN BÃI CÁT - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hình ảnh "bãi Cát Dài" Trong Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát Của Cao Bá ...
-
Hình ảnh Người đi Trên Bãi Cát được Khắc Họa Như Thế Nào Và Thể ...
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn 11: Bài Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát | Tech12h
-
Trong Bài Thơ Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát Hình ảnh Bãi Cát Dài Mang ý ...
-
6 Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát Hay, đặc Sắc,