Phân Tích Hình ảnh Người Lính Tây Tiến. - .vn

Rate this post

Hình ảnh người lính Tây Tiến là hình ảnh trọng tâm trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Đây cũng là một đề bài được đề cập đến nhiều trong phần nghị luận văn học ngữ văn 12 cũng như chương trình ôn thi đại học môn văn. Và để giúp các bạn không lúng túng khi gặp đề này thì bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các bạn học sinh Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến.

***Cảm nhận về 14 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Mở bài.

  • Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt vào chủ đề hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.

Thân bài

1. Khái quát chung

Tây Tiến là một bài thơ tiêu biểu trong tập thơ viết về thời kỳ kháng chiến của nhà thơ Quang Dũng.

– “Tây Tiến” là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để cùng bảo vệ biên giới Việt – Lào. 

– Thành phần tham gia chủ yếu đó là thanh niên, học sinh, trí thức mà phần đông là thanh niên Hà Thành. 

– Đội quân hoạt động tại vùng núi Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở. Trong những tháng ngày công tác và làm nhiệm vụ tại đây, Quang Dũng đã cùng đồng đội chiến đấu, sinh hoạt trong môi trường khắc nghiệt của chốn “rừng thiêng nước độc”. 

– Năm 1948 Quang Dũng chuyển đơn vị công tác và đã viết lên những trải nghiệm, tình cảm –  nỗi nhớ của mình qua bài thơ Tây Tiến.

2. Hình ảnh người lính Tây Tiến

Tinh thần lạc quan trong không gian chiến trường gian khổ

– Chặng đường hành quân gian khổ:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

…”

Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật và cách nói giàu hình ảnh:

– Địa danh Sài Khao, Mường Lát là những địa danh rất xa xôi, nằm ở viền của tổ quốc; các từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ “dốc” giàu tính gợi hình cho thấy sự  hiểm trở, quanh co, gập ghềnh của địa hình nơi đây.

– Nhịp thơ bẻ đôi “Ngàn thước … xuống” giàu sức gợi, không chỉ mang tính gợi hình (gợi tả sự nguy hiểm) mà còn rất gợi cảm.

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”

– Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” vào “chiều chiều”, “đêm đêm” cho thấy những khó khăn, gian nan và những nỗi sợ mà người lính phải đối mặt nơi rừng thiêng nước độc

– Sử dụng phần lớn các thanh trắc nhấn mạnh sự trắc trở, gập ghềnh của địa hình.

“Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.”

– Hình ảnh “súng ngửi trời” thể hiện tầm cao của núi non mà người lính phải vượt qua bên cạnh đó là sự liên tưởng hóm hỉnh của người lính trong khi hành quân gian khổ. Đây là hình ảnh rất đặc biệt, hình tượng người lính hành hùng trên nền thiên nhiên hùng vĩ.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

+ Trong cảnh hành quân gian khổ và đầy nguy hiểm các chiến sĩ của chúng ta vẫn có lúc cảm nhận được sự êm đềm của cuộc sống: “nhà ai Pha Luông …”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em …”. Câu thơ sử dụng rất nhiều thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên bình. Là tiếng thở phào nhẹ nhõm sau chặng đường dài hành quân.

Vẻ đẹp ngoại hình: dữ dội – oai phong

‘Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

…”

“Đoàn binh không mọc tóc”: Đó là kết quả của những cơn sốt rét giữa rừng, là những điều mà người lính phải chịu khi đối mặt với những nguy hiểm nơi rưng sâu. Nhưng những nỗi đau, mất mát đó lại được các chiến sỹ diễn tả một cách hài hước và mang phần ngang tàn của những người lĩnh trẻ.

“quân xanh màu lá”: đây là hình ảnh mang nhiều nét nghĩa. Có thể là miêu tả về hình ảnh người lính phải ngụy trang trên đường hành quân. Mặt nghĩa khác đó là miêu tả chân thực hình ảnh người lính phải chịu những cơn sốt rét, phải hành quân chặng đường dài thiếu sự nghỉ ngơi => Cho thấy sự hy sinh cao cả nhưng thâm lặng của người lính tây tiến.

“mắt trừng”: Đây là nhìn thể hiện sự quyết tâm, cái nhìn của người tráng sĩ. Nhưng bên cạnh đó nó cũng thể hiện sự hốc hác, thiếu thốn của người lính.

“đoàn binh”: gợi hình ảnh một tập thể đông đảo mang những nét chung phổ biến của mọi người lính (đầu không mọc tóc, da xanh, mắt trừng dữ dội)

=> Chỉ bằng ba chữ “dữ oai hùm” tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp dữ dội, lẫm liệt, oai phong của người lính Tây Tiến trước sự hiểm trở, hùng vĩ của thiên nhiên đại ngàn.

Vẻ đẹp nội tâm: hào hoa, đa tình, lãng mạn 

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp,

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.”

“Kìa em xiêm áo … xây hồn thơ”: Bên cạnh tinh thần quả cảm, kiên vững trước thử thách của thiên nhiên, người lính cũng say đắm trước vẻ đẹp của người con gái Tây Bắc. Nhưng hơn thế nữa đó là vẻ đẹp của tình người, tình quân dân.

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

“gửi mộng”, “đêm mơ”: Là những người trai xuất thân từ đất hà thành nên họ mang vào chiến trường cả nét thi vị, lãng mạn trong tâm hồn 

“Hà Nội” là khung trời thương nhớ, là không gian khác hẳn đời sống gian khổ chiến trường, đó là nỗi nhớ quê hương.

“dáng Kiều thơm” gợi hình ảnh những thiếu nữ Hà Nội yêu kiều, kiêu sa, hình bóng người thương của lính Tây Tiến. Đó là nguồn động lực để họ chiến đấu nơi chiến trường gian khổ.

=> Trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt họ vẫn giữ được những nét hào hoa, lãng mạn vốn có của những thanh niên trí thức Hà Nội.

Vẻ đẹp của lẽ sống: tinh thần hi sinh cao cả

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa,

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

– Hình ảnh bi hùng về người lính Tây Tiến “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: đó là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Áo bào thay chiếu, anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

– Sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước:“rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, ra đi thanh thản, nhẹ nhàng.

– Cái chết đã được lí tưởng hóa như hình ảnh những tráng sĩ xưa: “áo bào”, “khúc độc hành”; thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu.

=> Những người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp bi tráng, tầm vóc của họ sánh ngang với các tráng sĩ xưa. Với cảm hứng lãng mạn Quang Dũng đã bất tử hóa hình ảnh của họ.

Kết bài

  • Tổng kế giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm
  • Nêu cảm nhận cá nhân.

Hy vọng với phần giải thích trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bài thơ Tây Tiến cũng như giúp các bạn học sinh Học tốt văn lớp 12 và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!

***Các bạn có thể xem thêm: Tổng ôn kiến thức môn ngữ văn

Từ khóa » Hình ảnh Người Lính Tây Tiến