Phân Tích Hình Tượng Cố Nhân Sông Đà - Người Lái đò Sông Đà
Có thể bạn quan tâm
Phân tích hình tượng “cố nhân Sông Đà trong bài “Người lái đò Sông Đà” từ đó nêu vẻ đẹp thiên nhiên và phong cách nghệ thuật của tác giả
Nội dung chính:
- Mở bài – dàn ý sông đà trữ tình
- Thân bài
- Tác giả, tác phẩm
- Phân tích hình tượng cố nhân Sông Đà
- Kết bài
- Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân
Mở bài – dàn ý sông đà trữ tình
– Giới thiệu đoạn trích nói về sông Đà trữ tình, cụ thể là cố nhân sông Đà
– Cách cảm nhận và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ
Thân bài
Tác giả, tác phẩm
– Tác giả: Là một trong những nhà văn tiêu biểu của VH VN hiện đại, NT đồng thời cũng là một cây bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Dù ở chặng đường nào nhà văn cũng đánh dấu gương mặt cá tính sáng tạo của mình bởi sự độc đáo, tài hoa và uyên bác
– Tác phẩm: Rút từ tập “Sông Đà” (1960). SĐ chẳng những thỏa mãn “thú xê dịch, thay đổi thực đơn cho giác quan” mà còn giúp nhà văn khám phá, phát hiện “chất vàng” của thiên nhiên TB và “chất vàng mười trong tâm hồn con người đã qua thử lửa”. TP cũng thể hiện rõ nét các đặc điểm pcach nổi bật của nhà văn.
– Hình tg con SĐ trong bài tùy bút có hai nét tính cách nổi bật: hung bạo và trữ tình. Để làm nổi bật sự hung hãn, bạo ngược của dòng sông, nhà văn đã tập trung khám phá qua các chi tiết vách đá thành chẹt lòng sông, mặt ghềnh Hát Lóong, hút nước SĐ, chiến trường SĐ. Còn để làm nổi bật dòng sông trữ tình thì những chi tiết bao gồm áng tóc SĐ, màu nước SĐ, cảnh hai bên bờ SĐ và đặc biệt là “cố nhân SĐ”
Phân tích hình tượng cố nhân Sông Đà
*Sông Đà cố nhân
– Quan hệ giữa Nguyễn Tuân với dòng sông Đà: là quan hệ giữa những người bạn tri âm tri kỉ . => tác giả không chỉ dừng lại trên bề mặt để ghi lại chất thơ của dòng sông mà còn đi sâu vào tâm hồn để nhận thấy chất trữ tình trong tính cách, trong quan hệ của dòng sông với con người.
+ Tác giả dùng 1 từ ngữ rất thiêng liêng và ý nghĩa để gọi sông Đà, đó chính là “cố nhân”.
+ “cố nhân” dùng để chỉ những tình bạn thân thiết, gắn bó, những tình bạn đã được tạo nên từ sự đồng điệu tri âm, đã được thử thách bởi những thăng trầm của thời gian.
+ “cố nhân” còn gợi lên cảm xúc bâng khuâng, da diết của một nỗi nhớ đậm sâu.
- Sông Đà bỗng trở nên dịu dàng và đằm thắm, trở thành đối tượng chia sẻ mọi buồn vui với con người, khác hẳn với con thủy quái hung dữ luôn tìm cách đe dọa, tiêu diệt con người
=> Nguyễn Tuân nhớ dòng sông như nhớ 1 người bạn thân thiết, tác giả dành cho dòng sông nỗi nhớ da diết, mãnh liệt nên khi được gặp lại con sông yêu thương, niềm vui đã vỡ òa và tràn ra trên bề mặt câu chữ của Nguyễn Tuân :
+ Tác giả sử dụng những câu văn ngắn, giữa các vế có sự trùng điệp về cấu trúc tạo nên nhịp điệu nhanh, dồn dập, vừa gợi ra niềm vui háo hức say mê, vừa gợi ra những bước chân nhanh vội của tác giả để đến với dòng sông của mình.
+ Cụm từ “sông Đà” được điệp lại liên tiếp 3 lần ở 3 vế của câu văn gợi ra được trái tim nồng nhiệt, ấm nóng đang cố gắng mở rộng tất cả biên độ của mình để ghi lại những biểu hiện dù là nhỏ bé, giản dị nhất của sông Đà như: bờ, bãi, chuồn chuồn, bươm bướm.
+ Các vế câu lại được khéo léo sắp xếp để vế sau dài hơn vế trước cho thấy sự tăng cấp, sự hối hả dồn dập trong niềm vui vỡ òa của tác giả, khiến cho câu văn không còn là câu mô tả bình thường mà đã trở thành những tiếng reo vui.
– Những hình ảnh so sánh độc đáo liên tiếp đặt cạnh nhau:“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nổi lại chiêm bao đứt quãng”. Đây là 2 hình ảnh so sánh rất lạ
=> Diễn tả chính xác niềm vui căng tràn, mãnh liệt của mình. “Vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm” gợi ra niềm vui vì sự mong đợi đã được thỏa mãn, sự thay đổi theo chiều hướng lạc quan, tươi sáng. “Vui như nối lại chiêm bao đứt quãng lại” gợi ra được niềm vui hiếm hoi nhưng vô cùng mãnh liệt. Việc nối lại những giấc chiêm bao đứt quãng vừa là những trường hợp rất hi hữu, vừa vô cùng quý giá.
* Nghệ thuật:
– Những phép so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị;
– Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao;
– Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giọng điệu mượt mà, sâu lắng.
– Biểu hiện: chất thơ trong đoạn trích thể hiện:
+ Cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông: cảm giác đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân sau chuỗi ngày chia biệt; cảm giác thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu…
+ Ở những so sánh, liên tưởng thú vị độc đáo của Nguyễn Tuân: Sông Đà như một cố nhân
– Ý nghĩa: Chất thơ trong tuỳ bút là một phần trong nội dung phong cách tài hoa, uyên bác của ông. Ông để lại ấn tượng đặc biệt về một con sông đầy cá tính, mang tính cách của con người với hai nét độc đáo, đối lập mà thống nhất: hung bạo và trữ tình.
=> Qua đó, ta thấy nhà văn có công đi tìm cái đẹp – chất vàng thiên nhiên Tây Bắc để ca ngợi. Thiên nhiên là sản phẩm nghệ thuật vô giá, là công trình mĩ thuật của tạo hoá đã ban tặng cho con người. Đó cũng chính là tình yêu Tổ quốc mà nhà văn cách mạng Nguyễn Tuân đã gửi gắm qua trang tuỳ bút của mình.
Kết bài
– Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp trữ tình của sông Đà trong đoạn trích;
– Bài học cuộc sống rút ra qua đoạn trích: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước…
Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân
Nhắc đến cái tên Nguyễn Tuân không thể không nhắc đến khát khao lột xác, “xê dịch”, sáng tạo của mình. Nhà văn đã không ngần ngại ghé thăm miền Tây Bắc xa xôi không chỉ để thỏa cái thú tìm đến miền đất lạ mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động. “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của nhà văn. Viết về dòng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả: “Có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Nhưng cũng có khi: “Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”. Dưới ngòi bút tài hoa người nghệ sĩ, vẻ đẹp hình tượng con sông Đà vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình nên thơ. Xuất thân trong một gia đình nho học, trước cách mạng tháng tám, Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ, viết về những vẻ đẹp một thời “vang bóng”; sau đó nhà văn hoàn toàn lột xác, chuyến hướng ngòi bút sang khám phá những người nhân dân lao động tự do, chân chính. Ông là người theo chủ nghĩa xê dịch, luôn muốn thoát li, thay đổi để tìm đến những cảm gíac mới lạ, phi thường theo con đường văn học uyên bác. Thành công lớn trên con đường sáng tác nghệ thuật của ông là thể văn tùy bút, bút kí; với lối viết giàu hình ảnh, trữ tình, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có một phạm vi kiến thức rộng rãi, bao quát, ngòi bút phóng khoáng và tâm hồn hòa nhịp cộng đồng. Sông Đà có thể nói là một tập tùy bút tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân, thể hiện phong cách tài hoa sáng tạo có một không hai của nhà “quốc ngữ”, “người thợ kim hoàng chữ nghĩa” Nguyễn Tuân. Mở đầu bài thơ ấn tượng sâu sắc với người đọc là lời đề từ được trích dẫn từ hai câu thơ của nhà văn Nguyễn Quang Bích: “Chúng thủy giai Đông tẩu, Đà giang độc Bắc lưu” ( Mọi dòng sông đều chảy về Đông, chỉ có một sông Đà theo hướng Bắc). Lời đề từ ngắn gọn nhưng hàm ẩn nhiều ý nghĩa sâu sắc về dòng sông Đà dữ dội bậc nhất phương Đông. Một lời đề từ như một sự khẳng định cá tính, độc đáo, dám chọn cho mình một lối đi riêng duy nhất của sông nước Đà Giang; có khả năng dự báo về tính hung bạo của con sông độc nhất này; một tính cách khác lạ, phi thường! Trước tiên là hình ảnh dữ dội của con sông quê hương “có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Sự hung bạo ấy được Nguyễn Tuân miêu tả đầu tiên bằng hình ảnh “đá bờ sông”. Ông viết “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. Qua ngòi bút đặc tả đầy sáng tạo có thể thấy những khối đá hai bên bờ sông như dựng đứng thẳng lên tựa những bước tường thành quách kiên cố, to lớn, vững chãi nằm chễm chệ hai bên bờ con sông. Chỉ ba chữ “dựng vách thành” đã nói lên được cái vĩ đại, nặng nề của con sông đầy hung bạo. “Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. “Chẹt” là một từ vô cùng đắc địa, chỉ một mĩ từ ấy thôi mà hiện ra trước mắt người đọc bao nhiêu là liên tưởng rùng mình, thỉnh thoảng vách đá nhô ra, kẹp lấy lòng sông như một sự ép chặt tối đa khiến hình dáng lòng sông bị biến dạng nặng nề, hiện lên rõ nét sự nguy hiểm của bờ đá, dáng hình thật ghê rợn! “Yết hầu” là cái nhô ra, lòi ra bên ngoài hệt như lưỡi đao sắc nhọn muốn đâm thẳng vào những người tiến đến gần nó, mà ở đây là du khách sang sông. Bậc thầy ngôn từ Nguyễn Tuân đã miêu tả sự chật chội, hẹp hòi vô cùng của hai vách đá bờ sông bằng nhiều biện pháp so sánh liên tiếp, cảm nhận trên nhiều phương diện và qua những gíac quan khác nhau: thị giác, xúc giác,… Đọc câu “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” càng làm con người ta thấy mình thật sự nhỏ bé, yếu ớt, lọt thỏm trước thiên nhiên quá rộng lớn, rợn ngợp. Sự sáng tạo và khám phá của nhà văn còn thể hiện rất rõ ở điểm nhìn sự việc của ông, luôn có sự thay đổi phong phú, từ dưới lên như “đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng” hay từ sang ngang “nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách”. Việc dùng từ của Nguyễn Tuân cũng được chọn lọc và sử dụng hết sức đắc địa: “chẹt”, “yết hầu”,..đã thể hiện rõ niềm đam mê của tác giả thích khám phá cảm giác mạnh mẽ nơi quãng sông hung thần dữ dội bậc nhất sông Đà. Tiếp theo đến “mặt ghềnh Hát Loóng”, đây là mặt sông nơi có nhiều tảng đá lớn nhỏ lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại chảy xiết, vô cùng nguy hiểm cho những ai chèo đò sang đây. Quãng mặt ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua quãng đấy”. Câu văn móc xích lột tả hết cái tốc độ kinh hoàng của từng đợt sóng, lưu tốc nó nhanh, mạnh, xiết đến nỗi không thể hãm lại được, sẵn sàng lấy đi tính mạng bất cứ tay lái nào khinh suất! Không chỉ có sức mạnh ghê rợn của dòng nước, sông Đà hiện lên như “kẻ thù số một” qua âm thanh “gùn ghè” vô cùng kinh tởm. Bộ mặt kẻ lưu manh đầy sinh lực hiện lên nấp đằng sau đó là vị chỉ huy trưởng Sông Đà. Con sông càng lúc càng lột tả dường như hết thảy bản chất dữ dội nguy hiểm của mình, cái sau càng lộ rõ bản hơn cái trước rất nhiều lần. Nếu mặt ghềnh Hát Lóong như một thằng lưu manh đòi nợ vô lý nhưng con người vẫn có thể thoát khỏi tầm tay nó bằng sức mạnh và sự khôn khéo của mình thì cái hút nước mới thật sự là cạm bẫy chết người, bởi ít ai có thể thoát khỏi nơi này mà sống còn trở về đất liền cả, chỉ cần vào sâu trong lòng nước sẽ bị con thủy quái nuốt chửng ngay lập tức không mảy may do dự một chút nào!“Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn”, từng tảng “bê tông” rắn chắc, vững chãi như những bức tường thành nơi vách đá bờ sông kia, không gì có thể phá vỡ, dù là thuyền to đi chăng nữa cũng bị nó xe ra tan tành. Cộng thêm tiếng kêu man rợ như tiếng thở càng đe dọa con người khi nghe nói về nơi này “không thuyền nào dám men” cái cách mà sông Đà tiêu diệt kẻ thù đến bên bờ vực cái chết khiến nhiều khách du lịch hoài nghi về sinh mạng của mình khi dự định đến nơi này khám phá: “Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông…Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.” Sông Đà “trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một” mà con người muốn sinh tồn phải không ngừng chiến đấu. Nói về câu chuyện một mất một còn, ngoài sự hiểm nguy đến từ đá bờ sông, ghềnh Hát Lóong hay hút nước sâu hoáy kia, không thể không kể đến thạch trận sông Đà, được bài trí thành ba vòng. Với nhiều chiến binh chực chờ sẵn từ bên ngoài trận địa như thác, đá,… Tiếng thác nước réo rắt nghe đầy khó chịu và gay gắt, người đọc dễ dàng liên tưởng đến âm thanh trong một trận chiến khốc liệt “như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, chưa hết, có lúc nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa. Thác réo rắt gầm gừ, tiếng rống đầy hung hãn, sắc thái của những kẻ hiếu chiến hiện lên với nhiều cung bậc khác nhau, mở ra cuộc chiến. Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Những hòn đá ngang ngược, nhăn nhúm, méo mó chễm chệ bao quanh lòng sông, tưởng sẽ trở thành vật vô tri vô giác nhưng không, dưới ngòi bút tài hoa của bậc thầy Nguyễn Tuân, chúng hiện lên là một sinh thể sống có suy nghĩ, hiến kế, nằm “mai phục” quân địch với âm mưu chiến lược quân sự kinh hồn. Nếu cả dòng sông Đà là tổng chỉ huy chính thì đá trên dòng sông lại là những binh lính thân cận. Trùng vi thạch trận thứ nhất mở ra với “năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Hơn thế nữa, bọn đá đứa thì “hất hàm”, đứa lại “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền” thách thức ông lái đò đến tột độ. Vượt qua trùng vây thứ nhất, thạch trận đá tiếp theo “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn”. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử “vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Thật không dễ gì để có thể hạ gục “tay lái ra hoa” như ông lái đò vốn quen vùng sông nước. Đến trùng vi thứ ba: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Chiếc thuyền cứ thế lao vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa lái rồi lượn, tiến về cuối thác. Chính bởi vì ông đò đã “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá” nên đối với ông, cuộc chiến này sớm muộn cũng có hồi kết, và người chiến thắng chính là ông, tay lái tài ba nghệ thuật. Không chỉ phô trương ra cái dáng vẻ hung bạo, dữ dội của mình; thẳm sâu bên trong Sông Đà mang một nét nên thơ, dịu dàng, trữ tình biết bao nhiêu: “Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”. Nhìn từ trên cao, dòng sông hệt như “một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Nhưng đặc biệt hơn, càng xuống thấp, dáng vẻ ấy càng được gợi ra rõ hơn, nét hơn rất nhiều. Thật không sai khi dành tình yêu nhẹ nhàng cho dòng sông quê hương, dường như, cái cảm giác lo sợ hãi hùng khi chèo thuyền du ngoạn qua những ngạch, những chẹt hay cái hút nước kinh hồn kia nay không còn nữa. Trong trí tưởng tượng người đọc, chỉ còn lại những dòng chảy nhẹ nhàng tĩnh lặng, mặt nước cứ thế tuôn dài, tuôn dài như những suối tóc óng ả của người thiếu nữ. Nguyễn Tuân khám phá, thưởng thức vẻ đẹp sông Đà tại nhiều thời điểm, góc độ khác nhau từ mùa thu sang mùa xuân. Màu nước Sông Đà còn thay đổi theo mùa: cái ánh xanh ngọc bích thơ mộng chứ không phải xanh màu xanh canh hến Sông Gâm Sông Lô sang thu nó lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, một màu đỏ thâm trầm, u tịch. Con sông càng gợi cảm hơn khi bản thân vốn dĩ rất đa dạng phong phú, ở mỗi vẻ đẹp khác nhau, sông Đà lại thu hút quyến rũ các du khách bằng những nét đặc biệt của mình. Mọi người tìm đến sông Đà không phải để khám phá sự mới mẻ, tinh khôi; mà là để tìm lại những gì thuộc về xưa cũ, hoài niệm về quá khứ: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Nhà văn miêu tả độ trong veo văn vắt của con sông, “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ”, lặng tờ đến nỗi mọi thứ dường như không biến chuyển vận động, cái “tịnh không một bóng người” thật u uất. Nhà quốc ngữ tài hoa Nguyễn Tuân đã vận dụng lối thơ cổ Đường Thi để vẽ nên tiên cảnh Sông Đà, vẽ nên những cái tưởng chừng như đã lùi vào dĩ vãng, yêu mến những nét đẹp nhẹ nhàng “một thời vang bóng”: “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Trong cảnh lặng như tờ của thiên nhiên, trong cảnh sương đêm chưa tan hết, nhà văn đã nhìn thấy một vẻ đẹp đầy sức sống của vạn vật thiên nhiên xung quanh mình, đó là “nương ngô nhú lên những lá ngô non đầu mùa, những cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp” hay đặc biệt hơn, hình ảnh “một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ gianh đẫm sương đêm” đã làm cho bức tranh nơi đây thêm phần sinh động. Bờ sông như bờ kéo cuộc sống trở về thời đại xa xưa nguyên sơ, tác giả cảm thấy thèm hơi thở hiện đại, ước mơ về sự khám phá một vùng đất mới mẻ chưa bao giờ được đặt chân đến; ông vừa muốn nâng niu, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên hiện có, vừa muốn thay đổi nó cho thỏa khát khao sáng tạo của mình. Chính bởi vì cảnh sông Đà hoang vu, hoang sơ đến kì lạ như thế, cho nên mới có cảm giác thèm khát cái hiện đại vốn có của thành phố ngoài kia, “chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên trên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu”. Phải chăng đây cũng là khát vọng chân chính của biết bao văn nghệ sĩ cùng thời Nguyễn Tuân, ước muốn thay đổi vùng đất Tây Bắc anh hùng? Để cuối cùng, ông phải giật mình tự thốt lên rằng: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương? Hình tượng sông nước Đà Giang được xây dựng rất thành công qua ngòi bút độc đáo và sáng tạo của Nguyễn Tuân, vừa hung bạo dữ dội là “kẻ thù số một” của con người, lại vừa bình dị, dịu dàng, êm ả “như một cố nhân”. “Người lái đò sông Đà” là một áng văn chương tuyệt đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp hào hùng, trữ tình, thơ mộng của thiên nhân. Đến với Sông Đà nói riêng, hay đến với văn chương nghệ thuật của Nguyễn Tuân nói chung, ta như tìm được chân trời của cái đẹp, của tài hoa và sự uyên bác. Thật xứng đáng khi mệnh danh Nguyễn Tuân là một bậc thầy số một về ngôn ngữ, là chuyên gia Tiếng Việt hay “nhà quốc ngữ tài hoa”.==> Xem thêm Cảm nhận về hình tượng người lái đò
Từ khóa » Hình ảnh Cô Lái đò Trên Sông Hương
-
Cô Lái đò Sông Hương - Thơ Trữ Tình - Giai Phẩm Quán - Thi Ẩm Lâu
-
Dàn ý So Sánh Vẻ đẹp Sông Đà - Người Lái đò Sông Đà Và Sông Hương
-
Ai đã đặt Tên Cho Dòng Sông ( Hoàng Phủ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cảm Nhận Về Hai Hình Tượng Sông Đà Và Sông Hương
-
Hình ảnh Dòng Sông Trong Người Lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) Và ...
-
TOP 10 Bài So Sánh Sông Đà Và Sông Hương Hay Nhất - Văn 12
-
Top 10 Mẫu Phân Tích Hình Tượng Người Lái đò Sông Đà Hay Nhất
-
So Sánh Người Lái đò Sông đà Và Ai đã đặt Tên Cho ... - CungHocVui
-
Hướng Dẫn Soạn Người Lái Đò Sông Đà Dễ Hiểu - Kiến Guru
-
100+ Hình ảnh Cô Gái Lái đò
-
Phân Tích Vẻ đẹp Của Các Dòng Sông Việt Nam Qua Người Lái đò ...
-
Sông Hương Huế - Khám Phá Vẻ đẹp Thơ Mộng Vùng đất Kinh Kỳ
-
Khán Giả Phố Bolsa Tương Tư Cô Lái đò Suối Yến, Chùa Hương