Phân Tích Hình Tượng Người Lính Tây Tiến Của Quang Dũng
Có thể bạn quan tâm
Tây Tiến của Quang Dũng là nét thơ ca hào hùng đã đi vào lòng bạn đọc biết bao nhiêu thế hệ. Từ việc phân tích hình ảnh Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc đọc hiểu, ta sẽ có một cái nhìn cụ thể và rõ nét hơn về hình ảnh những người lính giai đoạn cuối của thời kì kháng chiến chống Pháp. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây về hình ảnh những người lính kì vĩ trong ý thơ này nhé!
Phân tích hình tượng Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc đọc hiểu
Trong thời gian chín năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính hiện lên như một bức tượng kì vĩ, được phản ánh đậm nét trong thi ca.
Nếu người lính trong thơ Chính Hữu là “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vầng tráng ướt mồ hôi” thì chúng ta sẽ bắt gặp một hình ảnh người lính cụ Hồ rất khác qua cái nhìn của Quang Dũng, đó là hình ảnh một binh đoàn “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Trước hết, để làm nổi bật lên hình ảnh người lính, Quang Dũng đã rất khéo léo khi đặt hình ảnh người lính trong một khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và cả “hung dữ” nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình.
Để rồi từ đấy, đoàn binh Tây Tiến xuất hiện một cách hiên ngang, dũng cảm, kiên cường chứ không hề nhỏ bé trước thiên nhiên. Đó là một Tây Bắc khúc khuỷu, cheo leo và hiểm trở:
Sự độc đáo trong nghệ thuật của bài thơ làm nổi bật lên hình tượng người lính
Với nhịp thơ 2/2/3, cách bẻ đôi câu thơ, ta như cảm nhận từng bước chân và nhịp thở của người lính. Đó là bước chân rệu rã, mệt mỏi vì những con dốc cao hút trời, đó là nhịp thở khẩn trương, là lưng áo ướt đầm mồ hôi mong mỏi một ngày lập công trở về.
Những khó khăn của thiên nhiên không làm bước chân các anh chùn xuống, mà ngược lại nó như một động lực to lớn đẩy các anh về phía trước, để bước những bước chắc khỏe hơn nữa.
Và trong cái khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hung dữ ấy, hình ảnh người lính bất chợt xuất hiện với một hình dáng lạ kì:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Hình tượng hóa người lính Tây Tiến bằng những hình ảnh kì vĩ
Gian khổ của chiến tranh đã làm cho hình hài người lính trở nên tiều tụy thế nhưng dưới con mắt lạc quan, đầy sức mạnh và niềm vui sống nó lại trở thành nét rất riêng, thành cái “uy” của họ.
Dưới cái nhìn lãng mạn của Quang Dũng, Tây Tiến không phải là đoàn quân, mà là một đoàn binh, một đoàn binh mang một vóc dáng kì lạ: xanh xao và không có tóc.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc đọc hiểu ta sẽ lại càng thấu hơn những khó khăn mà người lính giai đoạn này phải chịu đựng. Cũng dễ lý giải cho hình dáng kì lạ này, vì rừng thiêng nước độc, vì khó khăn thiếu thốn, vì bệnh tật, vì những cơn sốt rừng hành hạ đã khiến da dẻ các anh xanh xao, yếu ớt và tóc rụng gần như hết. Không chỉ riêng người lính Tây Tiến mà những người lính trong giai đoạn này đều trải qua bệnh tật thiếu thốn này:
“Họ vẫn gầy vẫn ốm
Mắt vẫn lõm da vàng
Áo chăn chưa đủ ấm
Ăn uống vẫn tồi tàn”.
(Lên Côn Sơn- Thôi Hữu)
Hay là người lính của Chính Hữu:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng tráng ướt mồ hôi”
(Đồng Chí-Chính Hữu)
Vậy đấy, những người lính can trường ấy sẵn sàng đối mặt với bệnh tật, khó khăn mà không hề nao lòng, chùn bước. Họ vẫn bước đi, vẫn tiến tới phía trước. Vì phía trước là Đảng, là chân lý, là cuộc sống và là quê hương của họ, vậy nên họ bước. Tuy bệnh tật và khó khăn là vậy, Quang Dũng đã không hề né tránh hiện thực trần trụi ấy nhưng ông nhìn hiện thực bằng con mắt lãng mạng, tài hoa. Người lính của ông hiện lên cũng lãng mạn và tài hoa như vậy.
Thông qua hình ảnh Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc đọc hiểu ta còn thấy hình tượng người lính Tây Tiến phảng phất bóng dáng của người anh hùng theo kiểu hình tượng các chinh phu, tráng sĩ cưỡi ngựa vung gươm, áo bào đỏ thắm, phong độ hào hoa, ra đi không hẹn ngày trở về trong thơ ca lãng mạn trước năm 1945. Phải, nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính như vậy.
Sự hi sinh anh dũng của những người lính Tây Tiến
Ngợi ca người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề ngần ngại khi nói đến cái chết của họ. Bởi chính trong cái chết, người chiến sĩ hiện lên càng đẹp đẽ, càng hùng dũng hơn bao giờ hết:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Dòng sông Mã ấy đã chảy dọc bài thơ của Quang Dũng, dòng sông Mã ấy đã theo chân các anh bộ đội từ khi bắt đầu và cho đến lúc kết thúc cuộc chiến tranh đầy những nỗi đau thương. Dòng sông Mã ấy là cầu nối, là nhịp thở và là một nhân chứng cho tất cả những nỗ lực của người lính Tây Tiến.
Đọc từng dòng thơ của Quang Dũng, ta lại càng cảm nhận rõ hơn những khó khăn của người lính, tấm áo mà người lính vẫn thường hay mặc giờ đây đã trở thành “áo bào” đưa anh về với đất mẹ, với núi non nghìn trùng.
Và sự ra đi có chứng kiến, tiễn đưa của núi sông, trời đất, của dòng sông Mã. Khúc gầm dữ dội của dòng sông khiến cho cái chết trở nên hào hùng.
Dòng sông Mã ấy xem như là khúc bi ca tiễn đưa những con người gần gũi nhưng cũng thật vĩ đại. Dưới con mắt lãng mạn của mình, cái chết ấy bi nhưng không lụy.
Cái bi tráng thể hiện trong những gian khổ mất mát, đau thương to lớn, nhưng tinh thần lại hiên ngang, bất khuất, coi thường gian khổ, coi thường cái chết; thể hiện trong cái khổ mà vẫn đẹp, chết mà vẫn hùng của người chiến sĩ.
Xem thêm:
- So sánh vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương
- Soạn bài và Tóm tắt Uy Lít Xơ trở về – Ngữ Văn 10
- Soạn bài Lão Hạc Ngắn Gọn HAY NHẤT và tóm tắt tác phẩm lão Hạc lớp 8
Thông qua việc hình ảnh Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc đọc hiểu và cái chết bi nhưng không lụy của người lính Tây tiến, ta lại càng thêm khâm phục tài năng của Quang Dũng, ông đã thành công khắc họa hình ảnh Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc. Và dẫu 10 năm sau và nhiều hơn thế nữa, bài thơ chắc chắn sẽ luôn có một chỗ đứng trong lòng những độc giả. Nếu bạn có đóng góp gì cho bài viết về hình ảnh tây tiến đoàn binh không mọc tóc đọc hiểu, hãy để lại nhận xét để chúng mình cùng trao đổi nhé!
Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?
Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết
Gửi đánh giáĐánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết
Từ khóa » đọc Hiểu Tây Tiến đoàn Binh Không Mọc Tóc
-
Bộ đề Đọc Hiểu Tây Tiến đoàn Binh Không Mọc Tóc - Toploigiai
-
Câu Hỏi đọc Hiểu Về Bài Tây Tiến Của Quang Dũng - HỌC NGỮ VĂN
-
Tây Tiến đoàn Binh Không Mọc Tóc đọc Hiểu Và Phân Tích Hình Tượng ...
-
Bộ đề đọc Hiểu Tây Tiến (Có đáp án) Các đề đọc Hiểu Bài Tây Tiến
-
Đề đọc Hiểu Về Tây Tiến Quang Dũng 4
-
Bộ đề đọc Hiểu Tây Tiến Của Nhà Thơ Quang Dũng - THPT Sóc Trăng
-
Đọc Văn Bản Sau Và Thực Hiện Các Yêu Cầu Nêu ở Dưới. Tây Tiến ...
-
Top 10 Tây Tiến đoàn Binh Không Mọc Tóc đọc Hiểu 2022 - Học Tốt
-
Đọc Văn Bản Sau Và Thực Hiện Các Yêu Cầu Nêu ở Dưới. Tây Tiến ...
-
Tây Tiến đoàn Binh Không Mọc Tóc…Sông Mã Gầm Lên Khúc độc Hành
-
Bình Giảng đoạn Thơ: “Tây Tiến đoàn Binh Không Mọc Tóc… Sông ...
-
Đề đọc Hiểu Về Hai đoạn Thơ Cuối Bài Thơ Tây Tiến Quang Dũng - 123doc
-
Phân Tích Tây Tiến Khổ 3 - Hình Tượng Người Lính Tây Tiến